CHIẾN THUẬT “VÙNG XÁM” CỦA TRUNG QUỐC

CHIẾN THUẬT “VÙNG XÁM” CỦA TRUNG QUỐC

Vùng xám theo nghĩa đen thì nó là vùng màu xám, là vùng lai tạp giữa bóng tối và ánh sáng. Đó là một không gian mơ hồ không rõ ràng gì cả, giống như bầu trời lúc giông tố hay lúc hoàng hôn–lúc mà bóng tối đẩy lùi ánh sáng. Thông thường vùng xám gợi cho chúng ta cảm giác ảm đạm, mờ ảo nên mọi nguy hiểm đều có cơ hội giấu mình dưới nó.

Tại biển Đông, Trung Quốc đang dùng một chiến thuật mà người ta gọi là “chiến thuật vùng xám”. Mục đích là lợi dụng sự mơ hồ không rõ trắng đen để đoạt lấy vùng lãnh hải của Việt Nam và nhiều nước khác. Chiến thuật này cần kiên trì chờ đợi mấy chục năm. Như ta biết, tựa như vùng lai tạp giữa ngày và đêm thì giữa hòa bình và chiến tranh cũng luôn có vùng lai tạp như vậy và Trung Quốc đã tận dụng nó rất tốt. Vùng lai tạp đó là vùng tồn tại những mâu thuẫn, những tranh chấp nhưng nó không đến mức phải nổ ra chiến tranh nóng. Chính vì thế Trung Quốc luôn nghiên cứu kế sách để tối ưu hóa dã tâm của mình dưới vùng mờ ảo màu xám này. Chúng ta cũng thấy rồi, Trung Quốc luôn cố khiêu khích Việt Nam và các nước khác để các nước bị khiêu khích không kiềm chế được mà leo thang. Còn bản thân Trung Quốc thì vẫn kiềm chế để không nổ ra chiến tranh. Nghĩa là họ luôn nhắm tới điểm dưới ngưỡng chiến tranh mà lấn tới. Người Việt hay gọi vui là:”Cà khịa”.

Làm sao mà biết được điểm dưới ngưỡng chiến tranh là như nào ? Điểm này không thể đo được và cũng không thể dùng cảm tính mà đoán nên Trung Quốc đã dùng “phương pháp thực nghiệm”, tức là “phải thử mới biết”. Và chúng ta hay thấy rằng Trung Quốc thường cho những tàu “phi quân sự” (thật ra là tàu quân sự đang trá hình để không vượt ngưỡng chiến tranh) như tàu Hải Dương 981, hay Hải Dương 8 và các tàu hộ tống gán mác:“Tàu khảo sát và thăm dò dầu khí” nhưng thực ra Trung Quốc dùng nó như là liều thuốc thử để xem các nước có thể nhịn đến đâu và nhường đến mức nào. Cứ thế, khi họ lấn tới đâu mà các nước nhường nhịn tới đó thì ranh giới được định đến đấy, rồi sau đó họ rút lui để hạ nhiệt căng thẳng. Khi căng thẳng lắng xuống thì họ lại kích liều thuốc thử mới và lấn tới. Cứ thế, như tằm ăn dâu, họ cứ tạo ra “vùng xám” để lấn sâu vào khu vực vốn thuộc Việt Nam và nhiều nước khác. Nhiều nước đã bó tay trước chiến thuật này, Phillipines là 1 ví dụ sinh động.

Tóm lại, mục đích của Trung Quốc là tạo ra “vùng xám” để “nuốt trọn”. Những gì thuộc về đối phương thì họ tạo ra “vùng xám” để tranh chấp. Đang tranh chấp thì họ biến nó thành của riêng họ mà “không thể bàn cãi”. Nhờ chiến thuật “vùng xám” này mà Trung Quốc đã nuốt trọn được rất nhiều lãnh thổ mà không cần phải phát động chiến tranh. Các cụ từng nói:”Người thông minh không cần dùng đến nắm đấm” là vậy. Ngay cả Mỹ với phương Tây cũng bó tay toàn tập với chiến thuật này.

http://m.cand.com.vn/…/Ve-chien-thuat-vung-xam-cua-Trung-Q…/

https://www.google.com/…/nhan-dien-chien-thuat-vung-xam-o-b…

https://tuoitre.vn/dua-tau-hai-duong-dia-chat-8-tro-lai-tru…

Bây giờ hãy điểm qua 1 số cách thức tiến hành trong chiến thuật “vùng xám”.

● Chiến tranh bản đồ

Một trong nhiều cách Trung Quốc đang làm là lặng lẽ tiếp quản ngành công nghiệp in bản đồ toàn cầu, rồi chèn vào đó là phiên bản bản đồ đã chỉnh sửa của Trung Quốc… và hầu hết mọi người đều hoàn toàn không biết. Nếu không tinh ý thì khó mà phát hiện ra những mục đích chính trị ẩn sâu trong các tấm bản đồ.

Người ta dùng bản đồ để phục vụ công việc, học hành. Đây là lúc chiến thuật “vùng xám” phát huy tác dụng.

Nhiều người coi thường, cho rằng việc Trung Quốc vẽ lấn lãnh thổ trên các bản đồ là vô nghĩa. Nhưng tất cả đã lầm. Nếu buông xuôi trong thời gian dài thì hậu quả là rất lớn.

https://m.doisongphapluat.com/…/trung-quoc-dung-ban-do-doc-…

https://nld.com.vn/…/buc-ve-vo-nghia-cua-trung-quoc-2014062…

Ví dụ như các khu vực đang tranh chấp giữa Pakistan và Ấn Độ. Ở đây là Kashmir. Vậy là Trung Quốc vẽ lấn lãnh thổ vào khu vực Kashmir, mỗi lần in bản đồ là vẽ lấn vào 1mm. 1mm thì ít ai nhận ra ngay, lần sau in lại vẽ lấn tiếp 1mm nữa. Cứ thế, rồi 1 ngày người ta hoảng hốt khi thấy lãnh thổ TQ bỗng phình to ra trên bản đồ. Lúc này nhận thức sẽ mập mờ. Rằng đó là lãnh thổ TQ hay là vùng đã bị vẽ lấn ? Nếu tỉnh táo phản ứng ngay thì còn kịp. Còn để lâu thì vùng vẽ lấn đó sẽ trở thành “lãnh thổ không thể bàn cãi” của TQ. Và nguy hiểm hơn là các thế hệ sau đã quen với phiên bản bản đồ được chỉnh sửa của họ nên cứ mặc định đó là đúng. Kết hợp với sức mạnh truyền thông TQ nữa thì mọi người sẽ bị tẩy não hoàn toàn:”Một lời nói dối nói đi nói lại sẽ trở thành sự thật”.

Ngoài các tấm bản đồ ra thì nhiều đồ vật khác cũng bị lợi dụng để tuyên truyền chủ quyền sai lệch của TQ. Chẳng hạn như ở Việt Nam, hiện chúng ta đang thực hiện triệt để-tiễu trừ mọi đồ vật có đường lưỡi bò.

https://m.vietnamnet.vn/…/can-canh-giac-cao-do-voi-duong-lu…

https://tuoitre.vn/kiem-tra-toan-bo-dien-thoai-nhap-tu-trun…

https://www.msn.com/…/lọt-hàng-hoá-có-đường-lưỡi…/ar-AAJZkSD

● Trá hình ngư dân

Đây mới là lá bài lợi hại nhất của Trung Quốc

Lực lượng dân quân biển của TQ, viết tắt là: PAFMM.

PAFMM đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số. PAFMM nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực

PAFMM đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực đang có tranh chấp. Qua đó làm thay đổi tình hình trên biển nhằm thách thức sự kiểm soát khu vực của các quốc gia đang tranh chấp khác. Hình thái tác chiến “vùng xám” kinh điển này được thiết kế để “không đánh mà thắng” thông qua việc áp đảo kẻ thù bằng tàu cá số lượng lớn có hỗ trợ từ phía sau bởi lực lượng Hải Cảnh hoặc là cả tàu chiến Hải Quân.

https://www.maritime-executive.com/…/fact-sheet-the-people-…

Bề ngoài thì PAFMM là “ngư dân” nhưng thực chất bọn họ đều là binh chủng Đặc Công của PLA đội lốt mà thôi. Hoặc là ngư dân thật nhưng đã được PLA huấn luyện bắn súng mấy năm. Tất cả những “ngư dân” này bắn súng, ném lựu rất thành thạo. Trình độ chả khác quân đội là mấy.

https://www.google.com/…/dan-quan-bien-tinh-nhue-cua-trung-…

https://m.baomoi.com/ham-doi-tau-ca-trung-qu…/c/19280201.epi

https://m.baodatviet.vn/…/tau-ca-trung-quoc-mang-vu-khi-vi…/

Cho nên mọi người đừng hỏi tại sao ngư dân nước khác lại sợ “ngư dân” TQ nhé.

● Vậy lịch sử của lực lượng này ra sao ?

Từ những năm 50 trở đi, CCP ngày càng can thiệp sâu vào xã hội dân sự để chi phối mọi thứ. Cục Thủy Sản đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức lực lượng dân quân biển. Cục đã khởi động việc tập thể hóa hoạt động đánh cá địa phương và xác định ranh giới các ngư trường lớn. Họ cũng đề ra chỉ tiêu đánh bắt và xây dựng chính sách đánh bắt cá. Sự hiện diện của các sĩ quan Hải Quân Trung Quốc trong Cục Thủy Sản thì có thể thấy rằng sự liên kết giữa ngư dân và quân đội là rất chặt chẽ. Ví dụ, nhiều đô đốc hải quân Trung Quốc đã đảm nhận chức Cục Phó Cục Thủy Sản. Ngoài đánh bắt cá ra thì lực lượng này còn có nhiệm vụ là chống lại các lực lượng “phi quân sự” của KMT ở trên biển. Đúng là vậy, Hải Quân của KMT đã sử dụng chiến thuật “phi chính quy” dưới hình thức là các “ngư dân” trên biển. Điều này khiến CCP phải dùng giải pháp tương tự để chống lại.

Đến năm 1965, truyền thông CCP bắt đầu đề cập đến 1 lực lượng dân quân biển chính thức được hỗ trợ bởi PLAN. Cũng trong khoảng thời gian này, PLAN đã thành lập các trường dân quân biển gần trụ sở 3 hạm đội tại Thanh Đảo, Thượng Hải và Quảng Châu. Các trường này huấn luyện kỹ năng lái tàu, sử dụng vũ khí, kỹ thuật liên lạc. PLAN còn có các báo cáo thuật lại chi tiết những trận đụng độ, đợt tuần tra…tất cả đều thực hiện theo học thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao.

Với trận hải chiến Hoàng Sa 1974 cũng thế. Lúc đó Trung Quốc chỉ có vài chiếc tàu ngầm cũ kĩ, chủ yếu là nhái lại Liên Xô, tốc độ thì chậm như rùa bò. Đây là lúc PAFMM phát huy tác dụng, bởi các tàu cá có thể chở lính để đổ bộ còn nhanh và an toàn hơn cả tàu Hải Quân. Chính vì có vỏ bọc là các tàu cá cho nên Hải Quân miền Nam rất lúng túng khi đưa ra quyết định rằng có nên dùng vũ lực để nhắm vào các tàu cá ? Chưa kịp trở tay, các tàu cá số 401, 402, 405, 406, 407 và 408 đã chở hơn 500 lính PLA đổ bộ bất ngờ vào các hòn đảo ở Hoàng Sa…

https://www.google.com/…/tai-lieu-trung-quoc-ve-hai-chien-h…

Năm 1978, PAFMM dùng chiến thuật “biển tàu cá” để áp đảo người Nhật ở đảo Senkaku mà TQ gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngoài ra, bãi cạn Scarborough của Philippines cũng rơi vào tay lực lượng này. PAFMM còn nỗ lực chặn tiếp tế của Phillipines cho Bãi Cỏ Mây vào năm 2014 và kể từ 2017 thì liên tục quấy nhiễu ngư dân Philippines tại bãi Sandy Cay và đảo Thị Tứ gần đó. PAFMM cũng thường xuyên phá đám các tàu của Việt Nam. Đến tháng 5/2014 thì họ đã giúp TQ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng biển của Việt Nam bằng cách húc vào các tàu tuần tra và tàu cá của Việt Nam. Ngay cả Hoa Kỳ, PAFMM còn chả sợ.

Càng ngày, CCP càng thấy lực lượng này phát huy cái hay của nó. Đó là nếu có tranh chấp dân sự ở trên biển thì các lực lượng quân sự không được phép nhúng tay vào. Vậy nếu lực lượng “ngư dân” này được trang bị vũ khí thì sao ? Thì ngư dân các nước khác chỉ có bó tay. Mà CCP còn cho phép các Đặc Công PLA đội lốt làm ngư dân luôn cơ chứ không phải là ngư dân bình thường. Vì được cái mác “ngư dân” nên chả có lực lượng quân sự nào dám động vào cả, ngay cả Hoa Kỳ cũng không dám. Do đó lực lượng này rất ngang ngược trên biển Đông, nhiều tàu cá đã bị PAFMM húc chìm, rồi cướp cá cũng có. Mà cướp cá thì được rất nhiều tiền nên đôi khi các tàu Hải Cảnh TQ cũng đi cướp cùng cho vui.

https://tuoitre.vn/canh-sat-bien-trung-quoc-bi-to-cuop-ca-n…





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *