Nguyên cớ của vụ này là vào ngày 14/4/1988, khinh hạm USS Samuel B. Roberts bị dính mìn ở vịnh Ba Tư
Kết quả điều tra sau đó cho thấy rằng trực thăng đã thấy tàu rải mìn trong đêm và quả mìn mà Sammy B. đạp phải cùng loại với loại mà Iran đang dùng
Sau vụ đó, Tổng thống Reagan quyết định đánh Iran. Nhận thấy việc đánh đất liền Iran sẽ gây chiến tranh nên ông quyết định nhắm vào giàn khoan dầu được Iran dùng để giám sát tàu qua eo biển Hormuz và khinh hạm Sabalan
Sáng ngày 18/4, 3 đội SAG tập hợp và lên đường đến Iran. Trong khi đó những chiếc Sea Cobra của USMC và SH-2 của Hải quân đang theo dõi hoạt động của cả Iran lẫn tàu thương mại ở eo biển Hormuz để tránh bắn lầm ở tuyến đường thương mại đông đúc này
Đội tác chiến Bravo khi đó gồm khu trục hạm cũ lớp Spruance, USS Merill, khu trục hạm Lynde McCormick và tàu đổ bộ USS Trenton mang theo máy bay
Lúc 8h sáng, đội Bravo áp sát giàn khoan Sasan, được bảo vệ bằng vài khẩu 23mm ZUS-23 và tên lửa SA-7
Theo cách đánh hồi thế kỉ XIX, các tàu của đội Bravo bắc loa thông báo về việc giàn khoan sắp bị tấn công và cho Iran 5 phút để bỏ tàu
5 phút sau, người Iran không hồi đáp và các tàu cùng máy bay bắt đầu tấn công. Dưới hỏa lực pháo 127mm/51 và tên lửa chống tăng TOW của trực thăng Sea Cobra, những khẩu 23mm và SA-7 hoàn toàn bị tiêu diệt mà chưa kịp gây chút hư hại nào
Đến 9h25, trực thăng Huey và CH-64 thả 2 trung đội Thủy quân Lục chiến xuống giàn khoan Sasan. Sau khi thu thập tài liệu, các binh sĩ TQLC gài chất nổ rồi rời đi. 4 phút sau, giàn khoan Sasan chìm trong biển lửa và bị phá hủy hoàn toàn
Xa hơn một chút, đội Charlie gồm tuần dương hạm lớp Belknap USS Wainwright, khinh hạm Simpson và Bagley đang tấn công dàn khoan Sirri-D
Kịch bản cũ lặp lại khi toàn bộ người trên dàn khoan đã bỏ đi, trừ vài người ở lại điều khiển mấy khẩu ZUS-23. Và khi pháo kích, một bể khí nén đã bị bắn nổ và phá hủy toàn bộ dàn khoan nên việc thả TQLC không cần thiết nữa. Dàn khoan này sau đó đã được Fap và Nga xây dựng lại
11h50, tuần dương hạm Wainwright phát hiện xuồng tấn công nhanh Joshan, một chiếc xuồng thuộc lớp La Commandante do Đức đóng
Và như trong phim cao bồi, 3 tàu Mĩ dàn đội hình hai hàng dọc trong khi chiếc xuồng đơn độc kia tiếp tục lao đến với tốc độ 30kn
Mặc cho Wainwright đã cảnh báo, Joshan vẫn phóng tên lửa Harpoon vào con tàu nhưng may mắn là quả tên lửa đã bị bẫy mồi lừa và trật mục tiêu.
Sau đó Wainwright và Simpson phá hủy phòng máy của Joshan bằng tên lửa SM-1 rồi pháo kích con tàu bằng pháo 127mm đến khi nó chìm chỉ với thiệt hại 7/30 thủy thủ
Hai mục tiêu đã hoàn thành, chỉ còn khinh hạm Sabalan.
Sabalan là khinh hạm nổi tiếng nhất của Iran. Con tàu thuộc lớp khinh hạm Ablan/Saam do hãng Vosper Thornycroft, Anh đóng. Trang bị chính của con tàu gồm 1 pháo 114mm và bệ phóng tên lửa Sea Killer do Ý sản xuất dùng cho tên lửa Sea Killer phiên bản Iran (Sea Dawn). Con tàu này đã bắn chìm 6 tàu dân sự Iraq trong cuộc chiến trước
Mục tiêu cuối cùng này thuộc về đội Delta gồm khu trục hạm Joseph William, O'Brien và khinh hạm Jack WIlliams dưới sự yểm trợ từ xa của mẫu hạm USS Enterprise (CVN-65), nhưng khi đó Iran đã tuyên bố là không cho chiếc khinh hạm này ra trận
Dẫu vậy, Lãnh tụ tối cao của Iran là Ali Khamenei ( lão này đang gáy khét mấy ngày gần đây)đã ra lệnh trả thù: “Nếu tôi là anh thì tôi đã cầm lựu đạn mà quăng vào chúng rồi”
Lúc 12h50, 2 chiếc F4 Phantom của Iran bay đến tấn công đội Charlie và bị khu trục hạm cũ lớp Charles F. Adams, USS Lynde McCormick khóa mục tiêu và bắn. 1 chiếc F-4 bay mất 1 bên cánh nhưng may mắn là vẫn về được và sau đó không còn chiếc máy bay nào dám tấn công tàu Mĩ nữa
40 phút sau, Iran phái xuồng phóng lôi lớp Boghammar do Thụy Điển đóng ra tấn công tàu dầu Anh, Panama và mỏ dầu Mubarak của UAE để báo thù và gây thiệt hại nặng cho họ. Những chiếc Sea Cobra và Sea Sprite cũng đã giao chiến nhỏ với mấy chiếc xuồng này.
Những chiếc A-6 Intruder của Enterprise cũng nhận được tín hiệu cầu cứu của tàu Panama và Tổng thống Reagan cho phép can thiệp
Một trong hai chiếc cường kích A-6 đã rải bom chùm Rockeye vào đội hình địch và phá hủy vài chiếc, buộc người Iran phải kéo tàu vào bờ và bỏ chạy
Sau cùng, đến 3h30, chiếc khinh hạm kia cũng chịu ló mặt ra khi rời khỏi căn cứ Bandar Abbas để tấn công mỏ dầu của UAE
Tất nhiên, con tàu đã bị cường kích A-6 phát hiện
Không lâu sau đó, 6 chiếc A-7 Corsair II và 1 chiếc A-6 mang Harpoon cất cánh từ mẫu hạm Enterprise và tấn công con tàu
Đầu tiên, chiếc khinh hạm trúng 1 quả bom Walleye 250lb và bay mất tháp pháo 114mm, sau đó nó bị 4 chiếc A-7 ném bom 500lb và bốc cháy hừng hực nhưng chưa chìm mãi cho đến khi ăn Hapoon của khu trục hạm USS Joseph Strauss.
Nhưng đó lại là một cú lừa khi Mĩ đánh lầm chị của Sabalan là Sahan. Mĩ lầm vì Sahan vừa đổi số hiệu cho Sabalan
Và đến 5h chiều, khinh hạm Sabalan cũng ló mặt ra để đánh báo thù
Con tàu bị 1 chiếc A-6 phát hiện và bắn Harpoon về nó nhưng trật mục tiêu và bị tấn công bằng bom 500lb vào ống khói. Quả bom đã làm con tàu chết máy và phi công A-6 xin chỉ thị tấn công lần 2 để kết liễu Sabalan
Tuy nhiên, vận may vẫn còn ở bên con tàu khi Đô đốc William Crowe quyết định dừng bắn khi nói với Bộ trưởng Quốc phòng Frank Calucci: “Chúng ta đã đổ quá nhiều máu cho ngày hôm nay”
Vào đêm đó, khinh hạm Sabalan được kéo về và vài vụ giao tranh nho nhỏ diễn ra
Khinh hạm Gary bị tên lửa Silkworm của China bắn nhưng quả tên lửa đó đã bị cây pháo 76,2mm bắn nổ trước khi trúng đích. Sau đó 1 chiếc Sea Cobra rơi khi tránh tên lửa, thiệt hại toàn phi hành đoàn và cả hai vụ này đều bị Lầu Năm góc ỉm đi
Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng hoàn toàn của Mĩ, 50% hải quân Iran bay màu và Iran chuyển sang đánh nhau với Iraq trên bộ
Về phần Sabalan, con tàu này được sửa lại và tiếp tục hoạt động đến ngày nay với tên lữa hàng Tàu. Năm 2014, Iran tuyên bố sẽ cho Sabalan sang bờ Tây nước Mĩ để viễn du nhưng chưa thấy làm