[Kỳ 2: Kinh nghiệm đọc sách] Kiểm soát 4 chữ “W” để đọc ít Self-help hơn nhưng “CHẤT”.
Hôm qua tôi có chia sẻ bài “ Đừng đọc nhiều Self-Help”. Cảm ơn bạn đọc tích cực, và cả tiêu cực vì feedback và những câu hỏi rất hay. Tôi viết bài này với ý chính nhưng nó sẽ giải đáp câu hỏi của mọi người (nếu ai cảm thấy chưa đủ vẫn không hiểu thì cứ thoải mái inbox FB mình như hôm qua nhé).
P.S: Đừng đọc nhiều khác với việc KHÔNG ĐỌC.
Mọi người chuẩn bị bút, sổ tay, viết ra câu hỏi, và ý mà bạn thích để tham khảo.
Đọc xong rồi nhưng đừng comment, đừng likes, đừng làm gì cả. STOP cả điện thoại thì tốt. Giờ thì bắt đầu.
Tim Ferris từng nói:
“ Ai làm chủ được 4 chữ W trong cuộc đời sẽ kiếm được nhiều tiền “ – Chúng ta thử ứng dụng vào việc đọc sách nhé.
WHAT / WHO: Bạn đọc sách gì? Sách viết từ ai?
Tại sao người yêu không hiểu mình? – Em cũng muốn có quà, nhưng anh bận công việc, cãi nhau nảy lửa. Hãy đọc sách dạy về tình yêu. Rất thú vị đấy.
Bạn là Sales / Marketing (người bán hàng) – Hãy đọc về tâm lý hành vi con người.
Bạn ra mồ hôi tay, không tự tin khi làm MC trên 100 người – Hãy đọc sách về Public Speaking (Nói trước đám đông).
Đơn giản vậy thôi. Nhưng bạn phải chọn người phù hợp. Tại sao?
Vì Self-help là sách giúp bạn “tự học” dựa trên trải nghiệm có thật của người thành công. Mỗi một người giàu đằng sau họ là một câu chuyện riêng biệt. Chọn đúng người rất quan trọng. Chọn sai sẽ làm bạn tốn kém và mất thời gian. (Bạn có thể đọc bài NOTE về “tự do” phần Coaching trên FB mình để có cái nhìn rõ hơn).
*** Tóm lại:
Ngồi xuống bàn, chọn một nơi thật yên tĩnh, hoặc một góc trong nhà bạn thích nhất. Với tôi thì là ghế Poang của Ikea cạnh balcony phòng ngủ nhà mình. View đẹp, yên tĩnh, và một ấm trà mạn.
Hỏi bạn muốn học cái gì? Nếu mình tốt hơn trong “ sales, tình yêu, kế toán, …..vân vân “ thì mình có vui hơn không?
Rồi lên Google search sách theo chủ đề trên.
*** Gợi ý:
- Người đàn ông giàu nhất thành Babylon: Học được tư duy người giàu. Sách kể chuyện sinh động về cách Savings (tiết kiệm), buôn bán và làm giàu của người dân cổ xưa vào những năm 1920. Rất hay và dễ đọc.
- Ngôn ngữ cơ thể trong tình yêu: Để bạn yêu nồng nhiệt và hạnh phúc hơn.
- Phi lý trí: Tâm lý con người, não bộ hoạt động ra sao. Ví dụ “Tại sao chúng ta nói dối”.
*** Tips nhỏ:
Giỏi tiếng anh. Hãy đọc bản gốc sẽ học được nhiều hơn. Nó khác với bản dịch (sách ở Việt Nam đã được tác giả dịch lại tiếng Việt).
Follow me để tìm hiểu về 2 chữ “W” còn lại giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn nhé.