Thứ tư, 21/06/2023, 11:08 (GMT+7)
Cây quất hồng bì không chỉ phổ biến với loại quả thơm thơm, chua chua ngày hè mà còn là vị thuốc Đông y với công dụng tuyệt vời.
Tên khoa học quất hồng bì
Trong khoa học loại quả này có tên là Clausena lansium (Lour.) Skeels thuộc họ cam chanh. Quất hồng bì phần lớn phân bổ ở khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, cụ thể là mọc hoang dại ở Trung Hoa hay một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Là, Campuchia, Malaysia,… Ở Việt Nam, quất hồng bì xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành phía Bắc đặc biệt là Quảng Ninh, Hòa Bình và Ninh Bình.
Hoa của quất hồng bì có màu trắng, mọc theo từng chùy thưa về phía ngọn cành. Quả quất hồng bì hình cầu mang màu sắc vàng, lấm chấm xanh, đường kính trung bình khoảng 15mm, vỏ bên ngoài có lông tơ và mỏng. Bên trong quả có nhiều hạt, mỗi hạt là một ngăn, thịt ngọt thơm và chua nhẹ.
Thành phần của quất hồng bì
Mỗi bộ phận của cây quất hồng bì đều ẩn chứa những thành phần đa dạng, bất ngờ:
Lá hồng bì chứa clausenamid, cycloclausenamid, neoclausenamid;
Hạt hồng bì chứa các loại tinh dầu sabinene, pynen, limonen, myreen,… và lansumamid A, B,C,…;
Rễ có chứa dehydroindicolacton, heptaphylin,…
Tác dụng của quất hồng bì
– Phần quả với vị chua ngọt dễ chịu, tính ấm có Công dụng tiêu đờm, giảm ho, cầm nôn, kích thích tiêu hóa.
– Giải khát, sinh nước bọt: loại quả này cực tốt cho những ai bị khô họng, khô mắt, suy nghĩ nhiều, người phải nói nhiều hoặc bị thiếu ngủ.
– Trị hen suyễn: làm giảm sự kích thích, giúp cho hệ hô hấp hoạt động êm dịu, giảm triệu chứng hen suyễn.
– Giảm đau dạ dày: quất hồng bì có khả năng trung hòa axit giảm đau dạ dày.
– Giảm đầy hơi: loại quả này giúp khí trong cơ thể vận hành thuận lợi, hạ khí xuống thấp và đẩy nhanh ra ngoài từ đó loại bỏ được chứng trướng bụng.
– Nhuận tràng: quất hồng bì có tác dụng giống như một chất bôi trơn, giúp nhuận tràng.
– Điều hòa kinh nguyệt: giúp làm giảm triệu chứng đau bụng, đau lưng vùng dưới trong kì kinh nguyệt.
– Chống viêm, giảm đau: có thể bạn không biết quất hồng bì là dược liệu tuyệt vời có khả năng giảm đau và sưng viêm.
– Vỏ quả: có tác dụng loại bỏ phù nề. Vỏ càng đắng thì hiệu quả càng tốt. Vỏ đắng hơn có khả năng phân giải dịch mật tốt hơn nhiều, đẩy mạnh tiêu hóa, tốt cho tim mạch, hạn chế được những cơn đau tức ngực.
– Hạt: giảm đau dạ dày.
– Ăn cả quả (vỏ, hạt, thịt) có vị hơi đắng nhưng có tác dụng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, chống say nắng…
Bài thuốc từ quất hồng bì
– Hạ sốt, giải cảm: rửa sạch 30g lá hồng bì tươi, đem đi phơi khô. Sau khi có thành quả dùng sắc lấy nước uống cho tới khi người ra mồ hôi.
– Chữa viêm họng, đau họng: lấy 2 – 3 quả hồng bì dầm cùng vài hạt muối ngậm trong họng. Nên dùng từ 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
– Giảm đau dạ dày: sấy khô hoặc phơi khô hạt của quả hồng bì, tiếp theo đem sao thơm cùng lửa nhỏ, tán thành bột mịn. Mỗi lần bạn có thể dùng 10g bột pha cùng nước để uống, duy trì 2 – 3 lần/ngày.
– Kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa: chuẩn bị 20g quả khế, 20g rễ sử quân, 30g rễ hồng bì, thái nhỏ, sao vàng hỗn hợp rồi sắc nước uống thay nước hàng ngày.
– Phòng bệnh cảm cúm: dùng 20 – 30g lá hồng bì tươi hoặc 6 – 10g lá hồng bì khô liên tục từ 3 – 5 ngày theo dạng sắc thuốc uống