Dưới thời của Toàn quyền Paul Doumer, Ông cũng nói đến cây cầu ở Huế trên sông Hương qua cuốn hồi ký của mình như sau:
“Vào cùng thời điểm quyết định xây dựng cây cầu tại Hà Nội vào năm 1897, tôi cũng ra quyết định tương tự về một cây cầu có kích thước khiêm tốn hơn, song cũng vô cùng hữu ích, bắc qua sông Hương tại Huế. Cây cầu này không được dùng cho đường sắt; nó nối khu phố của người bản xứ tại Huế – Đại nội bao gồm Hoàng cung và các cơ quan chính quyền An Nam, cả hai đều nằm ở tả ngạn con sông – với khu phố của người Pháp và đường đi Đà Nẵng, đều nằm ở hữu ngạn. Vì từ năm 1897 tại Huế đã hình thành một khu phố Pháp với diện mạo khá đẹp và không ngừng phát triển. Một vài tòa nhà nằm rải rác mà tôi thấy vào lần đầu tới đây giờ đã mất hút giữa vô vàn công trình lớn. Cây cầu đã góp phần không nhỏ vào việc đem đến sức sống cho tỉnh lỵ Trung Kỳ. Đương nhiên, nó được thi công nhanh hơn cây cầu tại Hà Nội. Chiều dài của nó chỉ là 400 mét, và chiều sâu móng các trụ cầu không quá 20 mét, và cây cầu cũng chỉ phải chịu tải trọng của xe hơi và người đi bộ. Nhà thầu Creusot của Pháp đã thi công cây cầu này.”
Trong các ấn bản được giữ lại trong Viện lưu trữ quốc gia I có ghi lại quá trình xây dựng gian nan của cây cầu. Xin trích lại một số đoạn ghi nhận như sau:
Ngày 11 tháng 8 năm Thành Thái thứ 8, tức năm 1896, Viên cơ mật trình lên Vua Thành Thái bản tấu về việc xây dựng một cây cầu qua sông Hương. Tháng trước, Viện cơ mật có họp cùng vị Khâm sứ Đại thần bàn rằng: ”Dòng sông Hương ở phía trước Kinh thành trước đã dự định nên xây một cây cầu sắt, nên đề xuất thành hai bản, khoản này do nước Nam đề xuất ngân khố mua vật liệu và đem hai bản vẽ đó giao cho Viện thần duyệt. Viện thần vương xét, dòng sông Hương trước mặt Kinh thành là nơi qua lộ, nhân dân qua lại rất nhiều, xây dựng cây cầu sắt qua sông là rất tiện”. Nghe theo các ký lẽ bàn bạc, nghĩ cũng là việc nên làm, sau đó Vua Thành Thái ban chỉ dụ, Vua nhấn mạnh: “Chính trị nhân đức không gì quan trọng bằng gia ân cho dân. Gần đây phàm tiến hành các cầu đường là tiện cho dân vậy. Nay theo lời Viện cơ mật tâu, nghĩ nên làm một cây cầu sắt để tiện thông hành. Duy là vì phí tổn rất lớn nên phải chờ tính toán chủ biện”.
Tháng 9 năm Thành Thái thứ 8, Viện cơ mật lại trình lên Vua Thành Thái bản tấu: “Qúy Toàn quyền đại thần bàn rằng, cây cầu này là công trình trọng đại do bản quốc chịu chi phí, Qúy đại thần cũng hết lòng giúp đỡ. Phàm các loại vật liệu than sắt đều nên cho đấu giá và làm khoán ước với những người lãnh thầu. Khoản này đã bàn bạc ổn thỏa truyền do Viện cơ mật bản định tấu trình, chuẩn cho thi hành.
Tháng 5 năm Thành Thái thứ 9, Bộ công trình lên Vua bản tấu, xin cho bộ thần mua vật liệu đầy đủ chờ ngày khởi công. Bộ thần đã tư cho phủ Thùa Thiên sức cho trong hạt, người nào xin nộp đá viên thì nộp đơn về Bộ thần. Sau đó nhận được 3 đơn xin nộp, trong đó có đơn của Trần Văn Lậu, cho biết giá tượng đối thích hợp, nghĩ nên cho phép lấy nhật, nay xin giao cho Trần Văn Lậu thu nhận đá đó chuyên chở về bên Trường Tiền quy tụ. Loại nào kiểm tra được bao nhiêu sẽ do Bộ thần tư cho Bộ Hộ chiếu theo giá xin nộp của tên này mà cấp phát tiền.
Bản tấu đã được vua Thành Thái phê duyệt.
Ngay trong năm đó, Cầu Trường Tiền được khởi công xây dựng. Khâm sứ Trung Kỳ khi đó giao cho Schneider et Let Muff của Nhà thầu Creusot (Sau này là Công ty Schneider – Creusot)
Năm Thành Thái thứ 10. Viện cơ mật trình bản tấu lên Vua Thành Thái về điện của ngài Toàn quyền Đại thần nói rằng cây cầu trên sông Hượng nên tính sao cho rộng rãi để người đi bộ qua lại thuận lợi. Về chi phí ước tính khoản 50 vạn đồng. Nhưng số tiền chi phí thêm cũng không bắt kho nước Nam chi chịu. Viện thần xét thấy, tháng 4 năm ngoái đã dụ chuẩn 19 vạn đồng chi phí công thợ làm cầu ấy, truyền cho quan Bảo Hộ theo như thế mà bản định trích sao cho người nhận làm. Nếu thiếu bao nhiêu thì có nước Bảo hộ trích tiền giúp đỡ. Còn số ván kê trên cầu các loại đất đá vôi gạch thì truyền cho Bộ Công trù tính bàn bạc, giải quyết.”
Được xây dựng từ tháng 5 năm 1899 đến tháng 10 năm 1900, Cây cầu thép hoàn thành mang tên vị Vua Thành thái theo lối kiến trúc Gothic, kỹ thật xây dựng phương Tây khiến cho chính quyền và nhà thầu rất tự hào.
Năm năm sau, trận bão mà nhân gian thường gọi là trận bão Giáp Thìn vào năm 1904 đã làm cây cầu bị sập.
Năm 1907, Vua Thành Thái bị đày qua đảo Réunion vì lộ rõ ý chí chống Pháp. Chính quyền thực dân Pháp cho đổi tên thành cầu Clémenceau, theo tên của Georges Clémenceau, một Thủ tướng Pháp thời Thế chiến thứ nhất.
Năm Bảo Đại thứ 10 tức năm 1935, Bộ tài chính tâu xin 10 ngàn đồng ở kho Lưu Hạ Nam triều để sửa chữa bồi đắp một đoạn sông Hương từ cầu Clémenceau đến bến Thương Bạc. Còn từ Bến Thương Bạc đến vườn ươm cây của Sở Kiểm Lâm kinh phí sẽ do Thị xã đài thọ. Bộ Thần đã trình Qúy Khâm sứ và Hội đồng Thượng Thư đều nhất trí xin kính tâu lên hoàng thượng xem xét đợi chỉ tuân theo thi hành.
Năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên là cầu Nguyễn Hoàng.
Năm 1995, cầu Tiền Tiền được khôi phục với sự trợ giúp của Pháp.
Theo từ điển Việt – Trung, Trường Tiền (Tràng Tiền) là tên viết tắt của nhà máy đúc tiền. Bởi vì cây cầu nằm cạnh một nhà máy đúc tiền cũ. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng, tên của nó có thể là hy vọng cho một đất nước thịnh vượng và lâu dài. Trên thực tế, có một câu chuyện thú vị về nhà máy đúc tiền và nguồn gốc của cái tên này.
Năm 1774, thống đốc tỉnh Nghệ An, Bùi Thế Đạt, đã phát động một cuộc Nam tiến với tổng số 30.000 quân. Vào đầu những năm 1775, Quân Trịnh chiếm thành công Đàng Trong và lần đầu tiên chiếm trọn Kinh đô Thành Phú Xuân sau gần 150 năm, bởi lực lượng hùng mạnh. Vì thế, Bùi Thế Đạt được bổ nhiệm làm trấn thủ kể từ đó.
Sau khi tiếp quản Phú Xuân, Bùi Thế Đạt nhận được lệnh của triều đình phương Bắc mở một nhà máy đúc tiền lớn. Ban đầu, nó nằm bên bờ sông Hương (phía bắc cầu Trường Tiên ngày nay). Ông thu thập các vật phẩm phế liệu và vũ khí để đúc cho Chúa Lê – Trịnh.
Công trường đúc tiền chỉ tồn tại trong bốn tháng. Tuy nhiên, với việc một vị tướng của quân đội Đàng Ngoài đã mở một nhà máy đúc tiền ở xứ Đàng Trong, đây là một sự kiện đặc biệt ở vùng đất Thuận Hòa lúc bấy giờ. Sự kiện này diễn giải nguồn gốc của cái tên Trường Tiền vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nó nằm bên ngoài Thành cổ, gần cuối phía bắc của nó.