Điều gì khiến chất béo trong thức ăn trở thành mỡ cơ thể? Vì sao cơ thể chúng ta lại tiến hóa để trở nên như thế?
Trả lời:
Israel Ramirez, Bác sĩ Sinh thiết
Link: https://qr.ae/pNyjDe
Chất béo tồn tại ở hai dạng cơ bản:
- Các a-xít béo là những chuỗi nguyên tử Các-bon dài nối với Hi-đrô.
- Các tri-gly-xê-rin được tạo thành từ các a-xít béo gắn với một chất gọi là gly-xê-rol. Hầu hết chất béo trong cơ thể bạn tồn tại ở dạng này (Hình 1).
Chất béo từ thức ăn sẽ đi vào tế bào mỡ của bạn qua vài bước; trong mỗi bước, chúng được chuyển thành các a-xít béo và rồi lại trở thành các tri-gly-xê-rin. Điều này cần thiết vì tri-gly-xê-rin không thể di chuyển vào hoặc ra khỏi các tế bào.
Do đó, theo lẽ tự nhiên, bước đầu tiên của quá trình tiêu hóa chất béo là phân tách gly-xê-rol khỏi các a-xít béo. Điều này cho phép các a-xít béo di chuyển qua thành ruột. Vào thời điểm đó, các a-xít béo sẽ tổ hợp với gly-xê-rol và tạo thành các giọt nằm trong một chất lỏng gọi là bạch huyết (lymp), sau đấy chúng sẽ cho chất béo đi vào máu trong các giọt gọi là vi thể nhũ trấp (chylomicrons).
Bức ảnh dưới đây thể hiện hình ảnh bên trong ruột chụp ở phía trên (Hình 2) [1]. Nó thể hiện hình ảnh một thành ruột (màu hồng) ở giữa sơ đồ, và các tri-gly-xê-rin phía trên bên trái được phân giải thành các a-xít béo để chúng có thể thâm nhập vào tế bào của thành ruột. Những tế bào này chuyển đổi các a-xít béo trở lại thành các tri-gly-xê-rin đi vào dịch bạch huyết ở cuối sơ đồ.
Dầu và nước không hòa trộn vào nhau, nên ruột phải thêm phospholipid, prô-tê-in, và cholesterol vào các tri-gly-xê-rin, hình thành các giọt lơ lửng bên trong bạch huyết. Điều hay khá giống với việc xà phòng giúp nước và dầu hòa trộn vào nhau. Các giọt này gọi là vi thể nhũ trấp. Sơ đồ dưới đây thể hiện cách phospholipid và prô-tê-in bao bọc chất béo (Hình 3) [2]. Từ nơi này, các giọt di chuyển vào máu và đi khắp cơ thể (Hình 4) [3].
Khi các giọt vi thể nhũ trấp tiếp cận tế bào mỡ, các tri-gly-xê-rin được phân giải trở lại thành các a-xít béo có thể thâm nhập vào tế bào mỡ (adipocyte). Một khi đã vào bên trong, chúng sẽ được chuyển hóa ngược lại thành các tri-gly-xê-rin. Sau đó, mỗi lần khi bạn cần sử dụng chất béo này, các tri-gly-xê-rin sẽ lại được chuyển thành a-xít béo để di chuyển theo đường huyết (Hình 5) [4].
Vậy tại sao lại có sự chuyển hóa qua lại giữa các tri-gly-xê-rin và các a-xít béo?
Các tri-gly-xê-rin trung tính về mặt hóa học và hầu như vô hại. Chúng ở yên trong tế bào mỡ vì chúng không thể vượt qua màng tế bào.
Các a-xít béo không hoàn toàn vô hại vì chúng có hai đuôi với hai đặc tính riêng biệt (Hình 6). Các nhà hóa học gọi đuôi bên trái phân tử là kỵ nước vì chúng không hòa tan trong nước, còn đuôi bên phải là ưa nước vì chúng hút nước [5].
Các a-xít béo tạo thành xà phòng khi trộn với muối. Xà phòng có hại cho cơ thể, nên việc tích trữ quá nhiều a-xít béo trong cơ thể không phải là một ý tưởng hay. Do đó, việc trích tri-gly-xê-rin sẽ an toàn hơn với cơ thể.
____________________
Nguồn tham khảo
[1] https://www.slideshare.net/YESANNA/digestion-absorption-of-lipids-42123406
[2] https://www.gutcritters.com/part-three-dietary-fat-chylomicrons-and-endotoxemia/
[3] https://www.slideshare.net/YESANNA/digestion-absorption-of-lipids-42123406
[4] https://www.researchgate.net/figure/Adipose-triglyceride-turnover-A-schematic-diagram-of-parameters-measured-and-derived_fig3_234125174
[5] https://www.essentialchemicalindustry.org/materials-and-applications/surfactants.html
____________________
Credit ảnh: OP
Dịch bởi Pinky Pảo | #pinkypao