Người sếp gần nhất quẳng cho tôi câu “Bạn nghĩ gì về từ “nên””?
Nghe như kiểu câu hỏi đạo đức
Chữ “nên” chỉ là chữ “sẽ” trong thời điểm nào đó mà thôi.
Ông bạn tôi thì được yêu cầu giải câu đố. Người ta bảo lập trình viên giải đố cơ đấy.
Từng đi phỏng vấn việc trong ngành dịch vụ khách hàng và được hỏi vầy nè:
“Bạn là chủ một quán bar hoặc nhà hàng nọ. Đương đi trong quán thì bạn thấy một vị khách hàng thường xuyên và một người khách mới ăn mặc bảnh tỏn đồng thời bước vào quán. Thế bạn xếp ai ngồi trước?”.
Tôi đã không đáp gì luôn, vì câu đó kiểu 50-50, quan trọng là người chủ coi trọng cái nào hơn – chọn phục vụ vị khách quen vì giá trị của họ, hoặc tạo ấn tượng tốt với người khách mới (có thể tiềm năng). Giờ nhìn lại thì tôi chọn người khách mới ghé, vì tôi luôn có thể mang cho khách ruột của quán ly nước hay đồ tráng miệng mà. Thế nhưng ngay lúc được hỏi tôi lại câm như hến.
Ngược lại chứ nhỉ. Trước tiên, việc duy trì lòng trung thành luôn là điều quan trọng nhất trong ngành dịch vụ khách hàng. Đó là lý do tại sao chúng tôi chi nhiều tiền như thế để quảng bá mấy chương trình khách hàng thân thiết của mình. Thứ hai, bạn không thể cho phép thành kiến cá nhân ảnh hưởng đến cách bạn đối xử với khách hàng được, vậy nên vẻ ngoài của người ta chả liên quan. Ngay cả một định kiến vô tình cũng có thể gây ra cơn ác mộng về dịch vụ khách hàng và quan hệ công chúng ấy chứ.
Ừ thì tôi hiểu mà, nhưng ý tôi là nếu cầm đồ uống dù khách hàng thường xuyên ấy không gọi, tới chào hỏi họ thì sẽ bù đắp cho việc không xếp chỗ cho họ trước.
Cuối ngày rồi, tôi không chắc câu hỏi này có đáp án không, tôi nghĩ bên công ty chỉ hỏi để xem tư duy của tôi ở đâu. Hóa ra mọi thứ đều chỉ ở trong đầu tôi.
Bạn sẽ đứng ở đâu trong tiệc công ty?
“Chỗ cao nhất trong quầy bar”
Thì trong bếp nhà tôi.
“Sáng nay bạn đã dọn giường chưa?”
Hỏi vấn đề không phải yêu cầu của công việc, cũng chẳng xuất hiện trong mô tả công việc: “Kỹ năng dùng Excel của bạn ra sao?”
Họ: Giờ ta hãy đổi vị trí cho nhau. Lấy hồ sơ của bạn rồi vào vai bạn phải phỏng vấn tôi. Nhớ hỏi tôi khó vào.
Tôi: (Thì tôi biết điểm yếu của mình nên là cứ hỏi những câu khó thôi)
Họ: Hỏi hay lắm, giờ bạn tự trả lời đi
(Đuấn trong quài)
Khá chắc người phỏng vấn cũng không lường được.
Người phỏng vấn: Chúc mừng nhá, tự đái vào chân.
Quét mắt qua hồ sơ: “Chúc mừng bạn, bạn đậu rồi!”
Trong những lần đi phỏng vấn xin việc, tôi luôn tận dụng cơ hội đó để tạo một cuộc đối thoại tự nhiên và tôi cũng ĐẶT CÂU HỎI CHO HỌ nữa, kiểu:
Bạn làm công việc này lâu chưa, thường thì một ngày làm việc của bạn diễn ra thế nào, bạn có khách hàng nào thường xuyên mua hàng không, họ tên gì vậy? Rồi sản phẩm của họ sau khi sản xuấtđóng gói sẽ chuyển đến đâu? Mấy câu kiểu thế.
Họ thẳng thắn nói với tôi rằng tôi là ứng viên duy nhất thực sự trò chuyện với họ; sao họ không hỏi tôi câu nào dù đã viết trước ra giấy ấy hả, vì chúng tôi hiểu nhau chỉ thông qua việc chuyện trò đấy. Những người lớn tuổi từng phỏng vấn tôi vẫn hay nói “Giờ bọn trẻ cỡ tuổi em chẳng còn chủ động bắt chuyện nữa, họ chẳng nói năng gì cho đến khi được hỏi. Tôi đã hiểu em rồi, trò chuyện quên cả thì giờ”. Rồi nếu họ có hỏi câu chung chung “nói về điểm yếu lớn nhất của bạn đi”, thì họ cũng nhìn xuống hồ sơ kiểu lơ đãng… nhưng khi tôi đáp lời theo hướng tự phê bình nhằm cải thiện bản thân, kiểu “Tôi thích ngày nghỉ trong tuần hơn là vào cuối tuần”, hoặc “Tôi có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng thật, nhưng tôi vẫn cần được hướng dẫn về sản phẩm của bên bạn”, thì họ sẽ vui vẻ đáp lời rằng tôi là người duy nhất trả lời nghe được và nói chuyện thực tế.
Lần đầu tôi đổi việc là nghỉ làm bên lĩnh vực thức ăn nhanh để chuyển qua cửa hàng rượu, tại nghĩ nó ổn áp. Hôm phỏng vấn, bên đó bảo tôi kể một câu chuyện, nhưng dặn “Không cần kể gì liên quan tới công việc này nọ, nói cái gì mà bạn thấy thích thú ấy”.
Xịt keo. Tôi ĐÂU CÓ chuẩn bị cho cái đó.
“Bữa đó, tôi tới cửa hàng rượu nọ phỏng vấn, rồi tôi được nhận làm ngay tắp lự”
Rồi giờ bạn kể chuyện nào có thật đi.
Cái này khá dễ thương, cũng là một cách tốt để xem 2 bên có phù hợp với nhau không đó chứ. Thế lúc đó bạn kể gì? Rồi bạn có trúng tuyển không?
“Nói về bản thân bạn đi”. Nghe xong tôi kiểu tôi là ai, tôi thế nào, hả, ủa gì, ai biết đâu.
Với câu hỏi này thì ý người ta muốn biết bạn như thế nào trong ngữ cảnh sẽ làm tốt công việc đang ứng tuyển ấy. Nhớ nhá, chứ đừng kể lể dong dài lê thê về đời bạn.
Chuẩn đét. Tôi có thể chỉ việc cho bất kì ai, nhưng cái tôi muốn biết là người đó có sẵn sàng học hỏi không, rồi liệu tôi có thể chấp nhận được thời gian cần thiết để hướng dẫn họ không á…
Tưởng tượng bạn là giám đốc nhân sự, có 2 ứng viên cho cùng 1 vị trí. Một người thì rất trẻ nhưng không có kinh nghiệm và người kia thì lớn tuổi hơn, có 20 năm trong nghề. Bạn chọn tuyển dụng ai. Tôi đã trả lời là người lớn hơn. Nhưng không! Đáp án nhà tuyển dụng cần là chọn người trẻ hơn, bởi tiền trả cho người đó ít hơn và mình có thể chỉ việc họ theo cách mình muốn công ty vận hành.
“Bạn chả thể dạy một con chó già nua làm những trò mới được”
Về cơ bản thì khi đã có những thói quen xấu khi làm việc đó thì họ sẽ không mở lòng để đón nhận góp ý và điều chỉnh những gì cần sửa đổi đâu.
Còn tuỳ vào yêu cầu của bạn cho vị trí đó nữa. Thế bạn muốn tuyển người làm việc có thể tin cậy để làm những thứ bạn chỉ định, hay cần người hiểu được bức tranh toàn cảnh, rồi thiết kế lại những thứ giúp công việc diễn ra tốt hơn, nhanh hơn, chắc chắn hơn và rẻ hơn? Nói thẳng ra cả 2 lựa chọn đều đem lại giá trị cả, chỉ là tôi thắc mắc nhu cầu của bạn là gì thôi.
Nhược điểm của bạn là gì?
Nếu được hỏi thì chắc tôi nói “Bạn đủ thời gian nghe không?”
Tôi từng phỏng vấn vị trí nhân viên thiết kế đồ họ cho công ty nọ. Họ làm mấy cái quảng cáo ô tô, đăng lên Facebook, báo chí, băng rôn ở sân bay, kiểu vậy. Nhà tuyển dụng đi qua mấy câu hòi thường gặp cho vị trí này, chúng tôi cũng nói về công việc tôi đã làm trước đó và tự tôi thấy mình phỏng vấn khá ổn. Thế rồi tôi được dẫn qua phòng khác, ngồi với người phụ nữ nọ, bà chỉ hỏi tôi rằng:
“Nếu phải mô tả màu cam cho một người khiếm thị thì bạn sẽ làm sao?”
Tôi nhớ mình đã ngập ngừng câu trả lời khi nghĩ tới bài kiểm tra Voight-kampf trong phim Blade Runner. Tôi nghĩ cuối cùng tôi đã đưa ra câu trả lời kiểu đó là cảm giác khi họ ra khỏi nhà vào một sáng giá lạnh, tản bộ dưới ánh nắng và ngay đó cảm nhận được hơi ấm mặt trời.
Sau cùng tôi cũng không nhận được công việc đó. Khá chắc là trong vài trường hợp tôi chẳng phải là người ứng đáp ổn.
Theo tôi thì hương vị của quả cam khá giống với cảm giác về màu cam, nhỉ.
Giỏi vậy. 6, 7 năm trước bạn ở đâu thế hả!
Thì đang hỏi bạn làm sao mô tả màu cam cho người mù đó. Thế giới tí hin ấy mà.
Tôi sẽ chẳng bỏ công giải thích về màu cam cho người mù; mất thời gian của cả tôi và họ.
Nhưng nói thế thì cũng chỉ vì bạn biết quả cam có màu cam thôi à.
Tôi hỏi các ứng viên: “Nếu bạn được yêu cầu làm một việc mà bạn chắc chắn sẽ thất bại, thế bạn định tiến hành thế nào?”. Một vài người trả lời họ sẽ làm thôi, vì được yêu cầu mà. Số khác nói thì họ sẽ tận lực để không hỏng việc. Vài người sẽ từ chối làm bất kì điều gì đã biết trước sẽ không thành. Nhóm người lại bảo họ sẽ ta thán với những đòi hỏi vô lý.
Thật ra sẽ không có câu trả lời chính xác hoàn toàn, thế nhưng cuộc nói chuyện đó rất quan trọng. Những người giỏi nghe xong sẽ hỏi lại “Sao tôi biết chuyện mình làm sẽ thất bại?” hay “Tôi được yêu cầu tiến hành việc đó, dù biết sẽ nó chắc chắc không nên chuyện, hay là tôi được yêu cầu làm nó sao cho không thất bại?”. Việc đặt câu hỏi cho vấn đề là quan trọng và tìm hiểu ngữ cảnh trước khi đưa ra phản hồi cũng trọng yếu lắm.
Và câu trả lời hay nhất mà tôi từng nghe chính là “Tôi muốn hiểu những gì tôi được ký hợp đồng để làm. Nếu làm để nó bại, thì tôi phải xem lại yêu cầu để chắc chắn lý do tôi được yêu cầu phải làm thế là gì. Trường hợp chỉ đơn giản là làm việc, và nó bất thành do phương thức thực hiện, thì tôi lại đề xuất cách làm khác. Còn nếu khách hàng nhất quyết làm điều mà tôi biết sẽ thất bại, tôi sẽ làm rõ điều đó với khách hàng, bút sa gà chết, rồi tôi lại nhấn mạnh những rủi ro khi tiếp tục. Tiếp theo tôi cứ tiến hành thôi, biết đâu đấy… Có lẽ tôi đã sai… nhưng tôi đã làm đúng cách để giảm thiểu rủi ro rồi”.
“Bạn làm thế nào để biến một vấn đề thành một cơ hội?”. Tôi không có câu trả lời. Tôi không nhận được việc làm đó. Rồi sau đó khi người phỏng vấn cùng đợt với tôi rời đi, thì họ gọi lại cho tôi, thông báo tôi trúng tuyển. Tôi làm trong lĩnh vực thu mua điện tử và mỗi ngày đều khiến các vấn đề hoá thành cơ hội. Đó là một chuyện tuyệt vời và tôi cảm thấy may mắn làm sao khi ít nhất mình là lựa chọn thứ 2 của công ty.
thích khúc bẻ lái cuối á! Tôi thấy đây thực sự có thể là bài học trong cuộc sống đó… bạn đã rút ra được gì vậy?
Nếu giờ được hỏi lại câu đó, thì với kinh nghiệm của bạn, bạn dự trả lời sao?
Bạn không thích gì nhất ở vai trò của mình hiện nay?
Thành thật thì tôi là người trả lời phỏng vấn rất ổn, nhưng gặp câu này cũng phải khựng lại chút.
“Kể tôi nghe về người bạn thân của bạn đi”
Câu hỏi này giúp đánh giá vài điều: (1) xem bạn là ai thông qua kiểu người bạn chơi cùng, (2) là cách bạn nhận xét người khác.
Nhà tuyển dụng: Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này?
Tôi (một đứa trung thực tới mức sảng hồn): umm thì tại bạn đăng tuyển còn tôi thì sắp phải trả hoá đơn tới nơi?
Nghe xong anh chàng cười tủm tỉm, đáp lại “thì thế, chúng ta đều vậy anh bạn ha?!”
Rồi chàng ta bảo không còn câu hỏi nào nữa, đứng dậy bắt tay, cảm ơn tôi đã đến phỏng vấn, rồi nói sẽ xem xét liệu có số tiền nào để chi trả hoá đơn đang đến với tôi không.
Ngày hôm sau tôi nhận được cuộc gọi thông báo đi làm.
Mong là bạn cũng sẽ có tiền để trả hoá đơn nhá ????????
Phỏng vấn vị trí thu ngân ở Target, tôi được hỏi tại sao muốn làm việc ở đấy. Lúc đó tôi cỡ 21 tuổi. Ấy thế mà câu trả lời “Tôi cực thích cửa hàng và sự đa dạng của sản phẩm bạn bán” là còn chưa ổn, thằng chả bảo thế. Ơ bẩm, đây là công việc phèn nhất ông tuyển rồi. Trông đợi gì nữa chứ hả? Tôi chỉ cần tiền thôi.
Vì sao bạn muốn có được công việc này?
Nhà tuyển dụng: “Điểm yếu lớn nhất của em là gì?”
Tôi: “Trung thực”
Nhà tuyển dụng: “Tôi không nghĩ trung thực là một nhược điểm đâu”
Tôi: “Tôi quan tâm đ tới việc anh nghĩ gì”.