Câu chuyện về một quốc vương tàn độc bậc nhất trong lịch sử châu ÂuPhong trào Black …

Câu chuyện về một quốc vương tàn độc bậc nhất trong lịch sử châu ÂuPhong trào Black …

Câu chuyện về một quốc vương tàn độc bậc nhất trong lịch sử châu Âu
Phong trào Black Live Matter dâng cao, tượng của những người buôn bán nô lệ, những người ủng hộ phe miền Nam thời Nội chiến Mỹ, đều bị phá hoại. thì nước Bỉ bỗng gây chú ý khi bắt đầu dở bỏ những bức tượng của vua Leopold II. Một nhân vật để lại nhiều tai tiếng trong lịch sử.
Từ trước đến nay châu Phi vẫn được mệnh danh là Lục địa Đen, với những khoáng vật vô cùng phong phú. Những nhà hàng hải người Bồ Đào Nha đã tìm đến với Congo và nhanh chóng xúc tiến việc khai phá kho tài nguyên phong phú này. Người Bồ Đào Nha đã lập ra các điểm giao thương ở Congo để buôn bán sản vật, vận chuyển về chính quốc mà đặc biệt trong đấy có mặt hàng siêu lợi nhuận thời đó: những người da đen. Nạn buôn người đã dẫn đến tình trạng gần 13 triệu người châu Phi bị đưa qua Đại Tây Dương, những người bị bắt đi hầu hết là thanh niên nam nữ. Chiến tranh đã khiến Congo trở nên xơ xác điêu tàn.
Sau khi Bồ Đào Nha suy yếu, Congo một lần nữa bị khai thác bởi đế quốc Bỉ. Người ta vẫn thường nhắc đến Hitler như một trùm phát xít đã gây ra tội ác diệt chủng kinh hoàng, nhưng hiếm ai nhớ đến vua Bỉ đệ nhị, Leopold II, người đã xô đổ cả “kỷ lục” của trùm Phát xít Hitler. Ông là em họ của Nữ hoàng Victoria, lên ngôi vào thời điểm người châu Âu đang tiến hành thuộc địa hóa – hay nói cách khác là chinh phục những vùng lãnh thổ mới trên thế giới. Leopold II là người chịu trách nhiệm cho một phần lịch sử đặc biệt tàn nhẫn trong cuộc chinh phục được gọi là “tranh giành châu Phi”, khi trong vòng 44 năm trị vì, ông đã thực thi chính sách hà khắc, giết hại vô số người dân châu Phi, bằng nhiều cách khác nhau như treo cổ, thiêu sống, đốt làng mạc, chặt chân tay.. con số ước tính có thể lên đến hơn 20 triệu người. Ông lập ra Nhà nước Congo, bất chấp Bỉ đã có quốc hội và chính phủ điều hành. Ông khai thác kiệt quệ châu Phi, ban đầu là ngà voi, tiếp đến là khai thác cao su, đem lại lợi nhuận khổng lồ. Sự tàn bạo của Leopold khiến cho nhiều cuộc nổi dậy chống lại ông đã diễn ra, tất cả đều bị đàn áp dã man: Quân lính của nhà vua được lệnh phải mang về một bàn tay của quân nổi dậy, cho mỗi viên đạn mà họ bắn ra. Điều này có nghĩa nếu bắn trượt, họ sẵn sàng chặt bàn tay của ai đó để có thứ mang về báo công.
Quân lính của vua Leopold nằm dưới sự chỉ huy của các sỹ quan da trắng, nhưng đội ngũ của nó lại có không ít người da đen. Điều này khiến họ trở thành những kẻ đồng lõa gây ra nỗi đau mà đồng bào phải gánh chịu.
Những gì khủng khiếp mà Leopold II gây ra cho Congo cũng như châu Phi đã được Joseph Conrad viết nên trong cuốn Giữa lòng tăm tối, một cuốn sách được xem như tuyệt tác văn chương mọi thời đại, như một bản cáo trạng về lòng tham và quyền lực chuyên chế của chủ nghĩa thực dân. Nhân vật chính trong truyện, Marlow, nghe theo tiếng sóng vẫy gọi, đi đến những khoảng trống của niềm hân hoan, vạt trắng cho giấc mơ huy hoàng, dấn thân vào vùng tăm tối vô phương thấu hiểu. Trên con tàu xập xệ, cùng thủy thủ đoàn là mấy tay da đen của bộ tộc ăn thịt người lúc nào cũng tỏa ra mùi hà mã thiu. Marlow đến với lục địa Đen xa xôi để giải cứu cho Kurtz – người được ca tụng khắp nơi khi kiếm được nhiều ngà voi nhất Công tu, đang ốm thập tử nhất sinh ở nơi rừng thiêng nước độc. Thế nhưng Marlow chỉ trở về với một tập tài liệu và lời tuyệt mênh: “Nỗi kinh hoàng! Nỗi kinh hoàng!”
Chinua Achebe, nhà văn người Nigeria từng chỉ trích Giữa lòng tăm tối là sự phân biệt chủng tộc khủng khiếp với những hình ảnh miêu tả người da đen những gã mọi ngu đần, cảnh tra tấn kinh hoàng được kể lại bằng giọng văn lạnh lùng, vô cảm. Nhưng chỉ có thế người ta mới thấy được sự thật tàn nhẫn của nước Bỉ, của Leopold đệ nhị đã gieo rắc lên châu Phi, tội ác của sự ích kỉ thuần túy khi khai hóa văn minh ở châu Phi.
  • Meredith, Martin (2014). The Fortunes of Africa. New York: PublicAffairs. tr. 191
  • Patrick Manning, “The Slave Trade: The Formal Demographics of a Global System” in Joseph E. Inikori and Stanley L. Engerman (eds), The Atlantic Slave Trade: Effects on Economies, Societies and Peoples in Africa, the Americas, and Europe (Duke University Press, 1992), pp. 117–44



Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *