Câu chuyện hai gia tộc: JUKES VÀ EDWARDS

Vào năm 1900, Albert Edward Winship, một học giả người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về hai gia tộc sống cùng thời đại: Một gia tộc tin vào Kitô giáo, là Jonathan Edwards. Một gia tộc khác là của tôn sư nổi tiếng của thuyết vô thần, Jukes. 

Jukes là người theo thuyết vô thần. Ông từng nói với Edwards rằng:  – “Ông tin vào Giê-su, còn tôi vĩnh viễn sẽ không tin có thần thánh gì cả! “

Học giả Winship đã truy tìm sự phát triển của hai gia tộc suốt gần 200 năm và viết thành cuốn sách có tựa đề “Jukes-Edwards”. Kết quả có thể tóm lược như sau:

Gia tộc Edwards có tổng số nhân khẩu là 1.394 người. Trong đó: 

– 100 giáo sư đại học, 

– 14 hiệu trưởng trường đại học, 

– 70 luật sư, 

– 30 quan toà, 

– 60 bác sỹ, 

– 60 nhà văn, 

– 300 mục sư, nhà thần học, 

– 3 nhà lập pháp, 

– 1 phó tổng thống.

Gia tộc vô thần Jukes: Tổng số nhân khẩu là 1.203 người. Trong đó:  

– 310 kẻ lưu manh, 

– 300 người chết từ bé vì thiếu sự chăm sóc và điều kiện sống cần thiết,

– 130 người ngồi tù 13 năm trở lên,

– 7 người phạm tội giết người, 

– 100 người nghiện rượu, 

– 60 kẻ trộm, 

– 190 kỹ nữ, 

– 20 thương nhân, trong đó có 10 người học kinh doanh trong tù.

Kết quả trên khiến rất nhiều người cảm thấy thật khó hiểu. Trải qua hàng trăm năm, vì sao kết quả lại khác biệt lớn như vậy?

Câu trả lời thực sự then chốt là vì gia tộc Edwards có được sức mạnh từ tín ngưỡng. Họ đã ươm được hai hạt giống quan trọng phía sau tín ngưỡng:

– Hạt giống đầu tiên là hạt giống hướng thiện và tình yêu thương, cho nên gia tộc họ mới sinh ra nhiều bác sỹ, giáo sư và hiệu trưởng đại học như vậy.

– Hạt giống thứ hai là hạt giống biết kính sợ. Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình này vĩnh viễn ghi nhớ rằng: “Trên đầu ba tấc có Thượng đế”. 

Vì sao gia tộc của Jukes lại có nhiều lưu manh, kẻ trộm và kỹ nữ như vậy không? Chính là vì trong việc giáo dục của gia đình này không có tín ngưỡng và thiếu đi sự kính sợ. Không giáo dục lòng kính sợ nên trong nội tâm họ sẽ không e dè nên họ dễ làm chuyện ác. Họ không tin vào nhân quả, cười nhạo vào lý thiện “ác hữu, ác báo”. Chặng đường cả trăm năm của hai gia tộc đã khiến chúng ta cảm nhận được năng lượng to lớn của tín ngưỡng và tình yêu thương. Cho nên có một định luật rằng: Tín ngưỡng là con đường kết nối năng lượng!

P/S: Hãy sống có nhiều hơn sống giàu! Sống có là có tích tụ thật nhiều tri thức kiến thức hay vào bên trong mình cho tâm hồn của mình. Sống có là sống có Đức Tin! Tin vào Chúa hay vào Phật cũng được miễn là ta có Đức Tin và sống chết theo triết lý và Đức Tin ấy!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *