Canceling là bắt nạt kiểu mới

Bắt nạt truyền thống đang dần lu mờ với thế hệ trẻ ngày nay rồi. Được chấp nhận bây giờ là cái rất ngầu. Ngầu đến mức gần như cái gì ở trường học cũng được coi là “ngầu” — nó như một cuộc thi vậy. Để chứng minh rằng mình chấp nhận nhất, bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng nhảy vào cổ họng đứa nào có phát ngôn gì nghe chỉ hơi giống xúc phạm một chút.

Các bạn có thể thấy trên mạng xã hội cách một vài người lãnh đạo “chỉ điểm người khác” lại luôn là những người xấu tính nhất. Con người hại lẫn nhau khi họ cảm thấy không tốt về bản thân, và điều đó vẫn chưa thay đổi, mà nó chỉ mang hình dạng khác.

Bắt nạt trước giờ vẫn lộng hành, chỉ khác là bây giờ nó đội lốt sự hòa nhập thôi.

_____________________

u/Puddinglax (12 points)

Cancel culture là phần mở rộng của làm nhục công cộng, chứ không phải là bắt nạt. Đúng là nó có thể có yếu tố của bắt nạt và quấy rối, nhưng đấy không phải cội nguồn của cancel.

Điểm khác biệt giữa cancel culture ngày nay và cancel culture/làm nhục công cộng ngày xưa là internet đã thay đổi theo vài hướng. Đầu tiên, internet hiện đã phổ biến hơn; tin tức ngày nay lan nhanh hơn rất nhiều, nên mọi người trên toàn thế giới có thể tham gia và chia sẻ suy nghĩ của mình. Thứ hai, đứng sau tấm màn ẩn danh thúc đẩy mọi người làm những điều mà bình thường họ có thể đã không làm. Thứ ba, cuộc đời của mọi người bây giờ được theo dõi kĩ càng và dễ công khai hơn nhiều, thế nên việc tìm ra bí mật dơ bẩn của họ cũng dễ dàng hơn. Nhưng nếu bạn quay lại nhìn thì bạn sẽ thấy tất cả những sự khác biệt này chỉ là phiên bản nghiêm trọng hơn của những thứ vốn đã tồn tại ở làm nhục công cộng. Điều tách biệt cancel culture và bắt nạt là bắt nạt luôn mang mục đích xấu. Cancel culture khác ở cả mục đích và cách hành động. Những người tham gia cancel culture/làm nhục công cộng thường cảm thấy hợp lý về mặt đạo đức khi họ làm vậy. Những hành động ở dưới cái ô của cancel culture cũng rất đa dạng; nó có thể là quấy rối liên tục (điều rõ ràng là sai) cho tới việc từ chối mua một sản phẩm hoặc dịch vụ của một ai đó (điều có thể hiểu).

Bởi vì trước đây từng xảy ra hiểu nhầm khi tôi đưa ra những lập luận tương tự, tôi xin nói rõ: Đây không phải là lời khuyến khích ủng hộ cancel culture. Lập luận của tôi là về định nghĩa cội nguồn của cancel culture; chứ không phải là tranh cãi liệu nó là điều tốt hay xấu.

_____________________

u/cherrycokeicee (21 points)

Bắt nạt trước giờ vẫn lộng hành, chỉ khác là bây giờ nó đội lốt sự hòa nhập thôi.

Tôi không đồng ý đoạn này, bởi vì mọi người liên tục nói về những điều xấu của cancel culture. Theo tôi thì cancel culture hiện hữu hơn việc bắt nạt rất nhiều trong những cuộc nói chuyện hàng ngày của chúng ta. Và mọi người cũng rất phê phán nó.

Tôi nghĩ cancelling có thể là bắt nạt, và tôi cũng nghĩ là nó có thể là trách nhiệm. Nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và cách hành động của những người lên tiếng.

Vì lý do này, tôi sẽ coi cancelling không phải là bắt nạt kiểu mới. Nhưng cancelling có thể là một hình thức bắt nạt

_____________________

u/MauPow (4 points)

Bắt nạt là những kẻ tự ti săn lùng người yếu.

“Cancelling” là những người phải chịu hậu quả do phát ngôn và/hoặc hành động của họ gây r.

_____________________

u/bio-nerd (2 points)

Nói như bạn khác gì gọi việc lên tiếng về một thằng bắt nạt vì hành vi của nó là bắt nạt. Một người không nên nên bị nhắm thành mục tiêu quấy rối vì những quan điểm tệ của họ, nhưng họ nên chịu trách nhiệm

_____________________

Dịch bởi Tuan Anh Nguyen

Canceling culture.

Hôm nay tôi mới biết tới tên gọi của loại hình kích động đám đông để công khai công kích cá nhân.

Tôi không nghĩ việc làm như vậy là tốt, dù trong bất kì trường hợp nào. Nghĩa là kể cả trong trường hợp người bị công kích là kẻ xấu thật sự, thậm chí vi phạm pháp luật.

Xét dưới góc độ dài hạn của tập thể, việc mọi người chứng kiến công khai công kích cá nhân, sẽ ngầm tiêm nhiễm tạo ra một ý thức thế hệ vô cùng độc hại.

Họ sẽ chỉ quan tâm, chờ đợi xem ai sẽ là người tiếp theo mắc sai lầm/trái quan điểm để công kích. Họ không thèm quan tâm đến việc “sai lầm” đó có thực sự là sai lầm không. Họ cũng không thích đóng góp ý tốt để uốn nắn điều xấu thành điều tốt. Họ cũng mặc nhiên chả quan tâm tới cách phòng tránh điều tương tự sẽ diễn ra trong tương lai.

Vì sao? Vì họ chỉ tập trung vào cá nhân gây ra tội lỗi ấy thôi. Họ muốn đè bẹp thành phần ấy, chứ không phải muốn giải quyết vấn đề người đó gây ra. Với họ, làm vậy vui hơn.

Một ví dụ điển hình trong thời gian gần đây, từ khi Covid bắt đầu xuất hiện ở VN, đài truyền hình VTV làm rất tốt trong việc thực hiện canceling culture.

Công khai công kích cá nhân, dâng trào nỗi sợ hãi của người dân đối với dịch bệnh, kích động sự khinh ghét đối với người mắc bệnh. Dù họ đã nhận ra điều này, có phóng sự remake, có cải tiến, có xoá bài. Nhưng đó vẫn là bước đi hậu.

Nhớ lại thuở ban đầu Covid manh nha ở Việt Nam, khi số ca bệnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nói không ngoa chứ họ là ai, tên gì, sống ở đâu, họ hàng có những ai, từng quan hệ tình dục với người nào, MỌI NGƯỜI TRÊN CẢ NƯỚC ĐỀU BIẾT, chỉ cần tra thông tin trên các trang truyền thông là ra (thậm chí nghe thời sự cũng có). Sau đó thì VTV cũng đã rút kinh nghiệm trong việc ẩn danh người bệnh. Dù tôi vẫn thấy hạn hữu lịch trình bệnh nhân vẫn còn trôi nổi trên mạng bị đem ra đùa cợt, điển hình là case nhân viên VN Airlines, tiếp đó là 1 người trong giới tri thức. Vụ sau có vẻ vì đụng chạm tới giới tinh hoa nên đã bị ém đi (xoá bài) do tính ảnh hưởng của nó.

Rồi gần đây nhất là vụ điểm tuần – não bò sát, não thú, não người. Lần này chả phải công kích “cá nhân”, nó nhắm hẳn tới nhóm thiểu số vô ý thức.

Tôi phải thú nhận rằng, bản thân tôi cũng từng nghĩ rằng bọn đấy ăn chửi là đúng, lũ phản quốc như bệnh nhân số 17 bị tẩy chay là đúng.

Nhưng hiện giờ, trong một lần suy ngẫm, tôi nghĩ lại tại sao tôi lại có ý niệm như vậy. Tôi nhận ra mình đã bị tư tưởng dân tộc lấn át. Không phải do tôi học Mác, cũng chả phải do tôi vừa học xong môn Đường lối, mà là do bị truyền thông và định kiến xã hội lâu nay ngầm tạo ra ý niệm như vậy.

Và tôi cũng nhận ra mình chỉ là một phần tử nhỏ trong số nhiều người như vậy. Yêu nước là tốt, nhưng nếu yêu nước mù quáng, chúng ta chả khác gì nazist.

Mục điểm tuần não thú não người có thể đã giúp cho chúng ta thấy rõ cái hậu quả của việc hợp thức hoá công kích cá nhân trên đài truyền hình.

Muốn thấy nazist ư? Hãy vào Maybe you missed this fnews.

VTV là đài truyền hình quốc gia, có tiếng nói phổ rộng. Trách nhiệm của họ là tạo ra một nền văn hoá cộng đồng chuẩn mực, chứ không phải chạy theo “nhu cầu tin tức” đám đông (ở đây là giới trẻ).

Chả có cơ sở nào để mọi người nghĩ rằng tham gia việc lên đồng tập thể là đúng đắn cả. Bạn có quyền bực tức, nhưng hãy tự thừa nhận cảm xúc đó là ích kỷ và độc hại.

Nếu bạn ủng hộ canceling culture, hãy sẵn sàng đón nhận một xã hội tràn đầy những con người tự tin rằng họ đang thay trời hành đạo, họ – đám đông sẽ là người quyết định xem kẻ mắc sai lầm sẽ đón nhận sự nhục mạ nào là hợp lý.

Nếu như ngày xưa người ta đem phụ nữ ra giữa làng để cạo đầu bôi vôi, hoặc có hình phạt với những ai ăn cơm trước kẻng; thì xã hội hiện đại tái hiện nó bằng sự phẫn nộ tập thể và đồng ý với nhau về hình phạt cho kẻ mà họ nghĩ là đáng bị thế. Điều khác biệt nằm ở chỗ, chúng ta nhìn về quá khứ và bảo rằng người thời đó thật nguy hiểm và cổ hủ, trong khi lại tự cho mình là đạo đức, văn minh và đúng đắn – dù như nhau cả.

One comment

  1. Thật bất ngờ khi thấy comment của chính bản thân tôi được re-up khi đang research trên mạng. Liệu tôi có thể trở thành cộng tác viên của trang web này không? Cảm ơn bạn nhiều!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *