cai-cach-tien-luong:-nguoi-lam-cong-viec-phuc-vu-co-duoc-tang-luong?

Cải cách tiền lương: Người làm công việc phục vụ có được tăng lương?

Tiền lương người làm công việc phục vụ cũng tăng khi cải cách tiền lương

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chuẩn, điều kiện đối với người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi khi thực hiện cải cách tiền lương. Đồng thời, chế độ tiền lương của đối tượng này cũng tăng theo. 

Hiện nay, theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP có quy định người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể.

Theo đó, cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Người làm công việc thừa hành, phục vụ trong các cơ quan công quyền, đơn vị sự nghiệp công thường là người làm công việc như: Lái xe, tạp vụ, nhân viên văn phòng, kỹ thuật tòa nhà…

Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động và pháp luật chuyên ngành.

Có đủ sức khỏe để làm việc.

Có lý lịch được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.

cải cách tiền lương

Nhân viên phục vụ, thừa hành công vụ tại đơn vị có hợp đồng lao động tiền lương do đơn vị quy định. Ảnh: T.N

Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.

Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và theo tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.

Tiền lương người thừa hành công vụ, lao động hợp đồng do đơn vị tự quy định 

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành TW đảng về cải cách tiền lương quy định:

Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

Như vậy, quy định hiện hành không bắt buộc người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ đào tạo nhất định trừ khi pháp luật chuyên ngành hoặc vị trí việc làm của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có yêu cầu. 

Tuy nhiên, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thêm điều kiện đối với nhóm đối tượng trên là yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp. Do đó, tiêu chuẩn, điều kiện đối với người làm công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ thay đổi khi thêm điều kiện yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp.

cải cách tiền lương

Nhân viên phục vụ không được xếp bảng lương như công chức, viên chức. Ảnh: N.Tạ

Như vậy, có thể hiểu đối tượng làm công việc phục vụ, không hưởng lương theo bảng lương công chức, viên chức. Lao động này là lao động hợp đồng, được trả tiền lương theo ngân sách của đơn vị. Đơn vị chủ động ngân sách để trả lương.

Theo chuyên gia tiền lương, dù không được trả lương theo thang bảng lương, công chức, viên chức nhưng khi cải cách tiền lương, tiền lương của đối tượng này cũng có thể được xem xét tăng lên.

“Bởi vì tiền lương của các nhóm lao động được đặt trong mối quan hệ tương quan, đợt cải cách tiền lương lần này được đánh giá toàn diện, quy mô rộng lớn, tác động sâu rộng tới mọi đối tượng người lao động ở cả khu vực công, khu vực tư. Do vậy, đối tượng làm công việc thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước cũng được hưởng lợi từ cải cách tiền lương”, vị chuyên gia này chia sẻ thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *