Cách xây dựng “Tư duy cầu tiến” mà mọi nhà tuyển dụng yêu cầu

Dưới đây là một số “mẹo nhỏ bỏ túi” giúp bạn xây dựng được thái độ sẵn sàng vượt qua thử thách và khó khăn, đảm bảo sẽ “hạ gục” bất cứ nhà tuyển dụng nào nhé 

 Loại bỏ suy nghĩ “vô vọng thôi”

Nếu bạn đã từng thấy có nhiều thứ rất vô vọng và không thể có giải pháp giải quyết, cảm giác mình ở dưới đáy xã hội và không biết phải làm gì thì hãy nhớ:

– Walt Disney đã từng bị đuổi khỏi tòa soạn the Kansas City Star vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng gì hay ho cả”.

– Oprah Winfrey bị đuổi khỏi một đài truyền hình ở Baltimore vì “quá đầu tư cảm xúc trong các câu chuyện của mình”.

– Henry Ford từng thất bại với hai công ty xe hơi trước khi thành công với Ford. 

Với tư duy bảo thủ (fixed mindset) của mình, họ sẽ không thể vượt qua những giờ phút khó khăn vậy, hãy để tư duy cầu tiến (growth mindset) dẫn dắt bạn lúc khó khăn, mọi thứ chỉ là thử thách và thông qua đó bạn sẽ học hỏi và phát triển được thêm nhiều thứ mới. 

 Chia nhỏ mục tiêu và từng bước thực hiện: 

Một lý do quan trọng khiến những người cầu tiến vượt qua được nỗi sợ hãi của họ khi gặp khó khăn đó là vì họ dũng cảm hơn phần còn lại. Và để không cảm thấy choáng ngợp trước khối công việc khổng lồ, hãy chia nhỏ từng mục tiêu. Đạt được từng mục tiêu nhỏ sẽ mang đến cho bạn động lực và cảm hứng để cố gắng tiếp. Bạn có thể đặt mục tiêu theo ngày, tuần, tháng, quý hoặc theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng của bạn.

 Đẩy bản thân tiến thêm 1 – 2 bước mỗi ngày

  1.01^365 = 37.8

  0.99^365 = 0.03

Đây là một biểu thức nổi tiếng trên mạng minh họa một cách trực quan về việc nếu mỗi ngày chúng ta cố 1% so với mỗi ngày chúng ta lười 1% thì kết quả chênh lệch sau 1 năm là bao nhiêu. Những người với growth mindset đều nỗ lực để mỗi ngày tiến thêm 1 – 2%, đẩy giới hạn của họ lên liên tục vì họ hiểu những sự khác biệt nhỏ sau tích lũy một thời gian sẽ đem lại sự khác biệt to lớn thế nào với những người từ bỏ khi đạt giới hạn.

 Rút ra bài học sau mỗi công việc

Điều đáng sợ nhất sau mỗi lần thất bại không phải là kết quả, mà là không học được gì sau khi thất bại. Chúng ta có thể thất bại rất nhiều lần nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành lên nếu chúng ta không học hỏi được gì từ nó. Việc lượng hóa các đầu công việc, theo dõi được toàn bộ các tiến trình với các bộ chỉ số sẽ giúp chúng ta hiểu chúng ta bị chết ở giai đoạn nào và rút ra được kinh nghiệm gì từ thất bại đó.

Không có tư duy nào là đúng hay sai. Tuy nhiên, nói riêng về mặt phát triển cá nhân, tư duy bảo thủ sẽ kìm hãm sự phát triển trong tiềm năng của bạn. Vì thế, với bài viết này, bọn mình hi vọng bạn có thể nỗ lực từng ngày xây dựng cho mình tư duy cầu tiến nhé!

Nguồn: Ta đi làm với Tây

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *