Cách suy nghĩ của người biết ăn nói có gì đáng học hỏi?

Cùng một nội dung, dùng những cách biểu đạt khác nhau sẽ tạo ra những kết quả khác nhau. Ví dụ, tiểu A muốn cùng bạn gái thưởng thức một bữa tối thật lãng mạn dưới ánh nến lung linh. Tuy nhiên sắp đến giờ tan ca, lãnh đạo giao cho tiểu A một việc rất quan trọng, yêu cầu phải thực hiện gấp. Vì vậy, tiểu A liền gọi điện cho bạn gái. “Xin lỗi, anh đột nhiên có việc gấp, buổi hẹn hôm nay phải hủy rồi.”

Nghe thấy câu nói này, nội tâm cô gái như vang lên tiếng kêu của 10000 con lạc đà Alpaca, từ mong mỏi đợi chờ bỗng chốc thất vọng tràn trề. Nhiều lúc, nói không chừng trong lòng còn nghĩ ngợi lung tung “Mình không phải là người quan trọng với anh ấy.”

Thực ra, tiểu A cũng không muốn hủy buổi hẹn, cực chẳng đã mới phải làm vậy. Chỉ là cách biểu đạt của anh ấy quá trực tiếp, đôi khi khiến người khác không thể tiếp nhận được.

Chúng ta thử tiếp cận theo một cách khác nhé. *“Xin lỗi, anh có việc quan trọng phải làm. Tuy nhiên so với nó, anh lại càng muốn gặp em hơn.” *Như vậy, tâm trạng của bạn gái có thể sẽ tốt hơn một chút. Cách biểu đạt “càng muốn gặp em” khiến tình cảm đôi bên trở nên sâu sắc hơn.

Nói chuyện cùng người trong lòng của mình, khi báo cáo công việc, cùng đối tác bàn chuyện,…. Chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thời khắc quan trọng, một phương thức biểu đạt thật tốt sẽ giúp chúng ta giảm bớt rất nhiều phiền toái.

Gợi ý các bước biểu đạt.

  • Bước 1: Không trực tiếp nói ra suy nghĩ
  • Bước 2: Suy đoán tâm lý đối phương
  • Bước 3: Nghĩ cách biểu đạt phù hợp với đối phương

Dưới đây là các ví dụ với những trường hợp cụ thể.

1. Thuận theo sở thích đối phương

Cách này một mặt giúp bạn thực hiện được mong muốn của mình, mặt khác khiến bạn có được hảo cảm của đối phương.

C – Một người phụ nữ trang điểm tinh tế đi dạo trên đường, nhìn trúng một bộ váy vô cùng đẹp mắt. Nhân viên muốn thúc đẩy doanh số nói với C: “Chiếc váy này chỉ còn đúng một chiếc duy nhất.” Mà trong đầu C lúc này xuất hiện các ý nghĩ “Chắc hẳn là không ai thèm mua đây mà”, “Hẳn là rất nhiều người đã từng thử rồi”.

Nào, cùng dùng cách diễn đạt khác tiếp cận vấn đề nhé!

  • Bước 1: Không nói trực tiếp ý muốn của bản thân [Chiếc váy này chỉ còn đúng một chiếc duy nhất].
  • Bước 2: Đoán tâm lý của C

Chắc là không ai thèm mua 

Có rất nhiều người đã từng thử qua 

Thiết kế rất được ưa chuộng, rất đáng mua 

  • Bước 3: Nghĩ cách biểu đạt phù hợp với tâm lý C

Từ cách ăn mặc thời thượng của C, phán đoán C thích bắt trend thời trang, thuận theo sở thích C để đưa ra cách biểu đạt phù hợp. [Bộ váy này bán rất chạy, đây là chiếc cuối cùng.]

2. Thỏa mãn mong muốn được công nhận

Dưới đây là một ví dụ khi tôi đi công tác nước ngoài. Xế chiều ở rất nhiều nơi, lúc giao ban tài xế sẽ không nhận khách nữa. Nhưng bận việc xong ai cũng muốn lập tức bắt xe ra sân bay hoặc tàu điện ngầm. Có một lần, sau khi kết thúc công việc, tôi chuẩn bị bắt xe đến tàu điện, cách giờ tàu chạy khá sát mà xe ngang qua đều đang giao ban, không chở khách. Đúng lúc gặp đèn đỏ, dòng xe dừng lại, vừa hay có chiếc xe trống dừng trước mặt, tôi lập tức mở cửa ngồi lên xe.

Tài xế quay lại kêu tôi mau xuống xe, tối anh còn phải đi gặp mặt, phải về sớm chuẩn bị. Thật không dễ dàng mới lên được xe, tôi không thể để vuột mất cơ hội này được.

Tôi: “Đại ca à, tôi đến trạm tàu lân cận, rất gần, một lát là tới rồi”.

Tài xế vốn muốn kêu tôi xuống xe nhưng lúc này đèn đã chuyển xanh. Tài xế một bên lái xe, một bên nói với tôi: “Không phải tôi không muốn chở mà cậu xem, nay là ngày lễ, đường thì tắc như vậy, chắc chắn không kịp giờ đâu.”

Không từ bỏ, tôi vừa cười vừa nói với tài xế: “Anh xem, kỹ thuật của anh tốt như vậy, chắc chắn là không có vấn đề gì. Không kịp thì cũng không sao, tôi có thể điều chỉnh, anh tốt như vậy, chắc chắn người gặp người quý.”

Tài xế nghe xong trên mặt đều là ý cười, nói: “Thôi được rồi, tôi sẽ cố gắng nhưng không đảm bảo đâu nhé.”

Cuối cùng sau đó tôi cũng kịp giờ lên tàu.

3. Cho đối phương quyền quyết định

A lấy hết dũng khí hỏi B – người cô yêu thầm đã lâu: “Tối thứ 6 anh có rảnh không”.

Với cách hỏi này, người hỏi liệu có nhận được đáp án mình muốn không? Rất khó nắm chắc.

Áp dụng phương pháp đã nêu, không trực tiếp nói ra suy nghĩ, suy đoán tâm lý của B. “B có thể không rảnh nên sẽ không nhận lời”, “B có thể có chút nhát gái nên sẽ không đồng ý”….

Trường hợp này có thể đổi cách diễn đạt thành: “Nhà hàng Ý mà anh thích chỉ còn chỗ trống vào thứ 5 hoặc thứ 6, ngày đó anh rảnh chứ”.

Như vậy B có thể sẽ chọn 1 trong 2 ngày, bất kể là chọn ngày nào thì buổi hẹn cũng sẽ thành công.

4. Khiến đối phương nghĩ mình là thích hợp nhất

Ví dụ, khi tôi còn là lính mới, phó tổng giao cho tôi một hạng mục vô cùng quan trọng. Lúc đó tôi không biết làm sao vì hạng mục đó khá khó nên có chút do dự. Phó tổng đã nói với tôi một câu:* “Suy đi nghĩ lại tôi thấy hạng mục này giao cho cậu là thích hợp nhất.”*

Được phó tổng khẳng định, tôi vô cùng hăng hái, lập tức đồng ý. Trong cả quá trình, tôi chủ động tăng ca, dồn hết sức lực, cuối cùng cũng nhận được thành quả xứng đáng.

Phó tổng không hổ là phó tổng! Cách biểu đạt thật khiến người khác phải học hỏi mà:))))

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *