Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp – La Mã

Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm. Tuy nhiên, hệ thống các vị thần bảo hộ cho 12 cung Hoàng Đạo khi ấy lại không được ghi chép lại một cách cụ thể và rõ ràng.

Trong cuốn Phaedrus, nhà triết học nổi tiếng Plato đã mô tả: “Mười hai vị thần là những người bảo hộ tối cao của thiên đàng; là người lái xe qua các tầng trời và duy trì trật tự vũ trụ”. Đây là một trong số ít những văn bản đầu tiên đề cập tới sự liên kết của 12 cung Hoàng đạo với các vị thần Hi Lạp cổ đại.

Phải đến khi người La Mã kế thừa nền văn hóa Hi Lạp (đặc biệt là triết học, thi ca và thiên văn học), danh sách các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo mới được ghi chép lại một cách có hệ thống và cụ thể hơn.

Người La Mã cũng xây dựng nhiều điện thờ khác nhau có khắc đầu của các vị thần, đi kèm với biểu tượng đại diện của từng người và dấu hiệu của 12 cung Hoàng Đạo ở xung quanh.

Trong tác phẩm nổi tiếng Astronomica, văn bản chiêm tinh học hoàn chỉnh và lâu đời nhất còn được lưu giữ lại hiện nay, nhà thơ cổ người La Mã Marcus Manilius đã tổng hợp và sắp xếp vị trí của 12 vị thần bảo hộ tương ứng với 12 cung Hoàng Đạo.

Ông bắt đầu với cung Bạch Dương, cung hoàng đạo đánh dấu điểm Xuân Phân thay vì những cung nằm trong tháng Giêng, tháng đầu tiên trong năm theo lịch của người La Mã.

“Pallas (Minerva/Athena) canh chừng con cừu trắng (Aries);

Cytherea (Venus/Aphrodite) bảo hộ chòm Kim Ngưu;

Phoebus (Apollo), nhào nặn lên hình dáng Song Tử;

Người, Cyllenius (Mercury/Hermes), bảo hộ Cự Giải;

và Jupiter (Zeus), cai trị Sư Tử cùng mẫu hậu của các vị thần;

Xử Nữ mang theo hạt giống thuộc về Ceres (Demeter);

và chiếc cân đồng (Thiên Bình) được rèn bởi Vulcan (Hephaistos);

Hổ Cáp hay sinh sự trung thành với Mars (Ares);

Diana (Artemis) phù hộ cho những gã thợ săn nửa người nửa ngựa (Nhân Mã);

và Vesta (Hestia) đính ước với chòm Ma Kết;

đối diện Jupiter (Zeus) là Bảo Bình, chòm sao của Juno (Hera);

và Neptune (Poseidon) tôn vinh Song Ngư là chòm sao của người trên bầu trời cao.”

BẠCH DƯƠNG ĐƯỢC ATHENA (MINERVA) HỘ MỆNH, ĐỐI ĐỈNH VỚI THIÊN BÌNH ĐƯỢC BẢO HỘ BỞI HEPHAESTUS (VULCAN).

Bạch Dương, với biểu tượng là cái đầu con cừu trắng ngụ ý cho sự tích nữ thần trí tuệ Athena được sinh ra từ đầu của thần Zues.

Thiên Bình, với biểu tượng chiếc cân đĩa được kết nối với thần Hephaestus. Đây là cung Hoàng Đạo duy nhất không có đại diện là các thực thể sống và là một vật thể bằng kim loại. Điều này gắn liền với vai trò chế tác Hephaestus, thợ rèn của các vị thần.

Nhiều giả thiết cho rằng, Athena được gán cho Bạch Dương và Hephaestus được gán cho Thiên Bình, hai cung hoàng đạo vốn đối đỉnh nhau trên vòng tròn chiêm tinh, là vì cả hai đều cùng được sinh ra từ một người cha/mẹ duy nhất:

Athena sinh ra từ đầu của thần Zeus mà không cần thông qua người mẹ. Còn Hephaestus, theo nhiều tích khác nhau, là do Hera tự thụ thai mà không cần tới đàn ông.

KIM NGƯU ĐƯỢC APHRODITE (VENUS) NỮ TÍNH VÀ BỌ CẠP ĐƯỢC ARES (MARS) BẠO LỰC BẢO HỘ.

Kim Ngưu giỏi sáng tạo, yêu thích vẻ đẹp và sự quyến rũ nghệ thuật thuộc phạm trù được Aphrodite bảo hộ.

Trong khi bản tính “ăn miếng trả miếng” của Bọ Cạp lại là ngụ ý cho sự đẫm máu của thần chiến tranh Ares.

Aphrodite cũng đại diện cho tính nữ và Ares đại diện cho bản tính nam. Sự tương phản này được gán cho hai chòm Kim Ngưu và Bọ Cạp vốn đối đỉnh nhau.

SONG TỬ VÀ NHÂN MÃ ĐƯỢC BẢO HỘ BỞI HAI VỊ THẦN SONG SINH APOLLO VÀ ARTEMIS.

Nhân Mã là sinh vật nửa người nữa ngựa hoang dã, được biết đến với tài bắn cung cự phách là ngụ ý cho vai trò bảo hộ nhưng kẻ đi săn của nữ thần săn bắn Artemis.

Song Tử nhanh nhạy, thông minh được gắn liền với trí tuệ và tài năng của Apollo.

HESTIA (VESTA) BẢO HỘ MA KẾT THAM VỌNG VÀ HERMES (MERCURY) BẢO HỘ CỰ GIẢI NHẠY CẢM

Ma Kết, giống như Hestia đều cùng sở hữu bản chất thực tế, chăm chỉ, đề cao tính trật tự, sự ổn định và khắc kỷ.

Trong khi đó, Hermes được gắn cho Cự Giải vì ông là vị thần gần gũi nhất với nhân loại (dẫn đường cho linh hồn, bảo hộ cho buôn bán, phường nghệ…) và là một vị thần sống về đêm, nơi những cảm xúc mạnh mẽ được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.

Bên cạnh đó, con rùa, biểu tượng của ông cũng là loài động vật được biết đến với lớp vỏ mai cứng giống như loài cua – biểu tượng của Cự Giải.

SƯ TỬ VÀ BẢO BÌNH LÀ CHÒM SAO CỦA VUA THIÊN ĐÀNG ZEUS (JUPITER) VÀ MẪU HẬU CỦA CÁC VỊ THẦN HERA (JUNO).

Sư Tử là cung hoàng đạo nổi bật, thích hợp vai trò của thần Zeus vì là “vua của các cung Hoàng đạo”. Năm mới của người Hy Lạp bắt đầu khi Mặt trời đi vào cung Sư Tử – ngụ ý cho điềm lành đất trời giao thoa, vạn vật sinh sôi.

Trong khi Bảo Bình được liên kết với trí tuệ và sự hiểu biết, là động lực ngầm bên trong hướng những “vị vua anh minh” đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với vai trò hỗ trợ của một “nữ hoàng”.

Sư Tử và Bảo Bình được bảo hộ bởi “vua và nữ hoàng của các vị thần” vì đều cùng sở hữu cái tôi cá nhân mạnh mẽ, gắn liền với bản tính xã hội nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, vị trị đối đỉnh trên vòng tròn hoàng đạo của Sư Tử và Bảo Bình cũng là ngụ ý cho “ngai vàng của vua và nữ hoàng luôn luôn song hành”!

XỬ NỮ LÀ CON GÁI CỦA DEMETER (CERES), NỮ THẦN MANG HẠT GIỐNG VÀ SONG NGƯ LÀ CHÒM SAO CỦA BIỂN CẢ SÂU THẲM POSEIDON (NEPTUNE).

Xử Nữ thường được miêu tả dưới hình dáng của một cô gái đồng trinh, trên tay cầm theo bó lúa mỳ. Hình tượng này phù hợp với vai trò của nữ thần ngũ cốc Demeter và con gái của mình, Persephone.

Xử Nữ không coi trọng sự trinh trắng theo nghĩa đen. Vậy nên dù không thực sự là nữ thần đồng trinh, Demeter (cùng Persephone) vẫn là vị thần bảo hộ cho Xử Nữ với bản tính trách nhiệm và quyền năng sinh sôi vô hạn.

Còn Song Ngư vốn là cung hoàng đạo gắn liền với Nước, sống trong trước và gắn liền với những giấc mơ tiềm thức. Những tính chất này có liên quan chặt chẽ tới bản chất nguyên thủy và bốc đồng của biển cả sâu thẳm, nơi Posedon trị vì.

Poseidon là hóa thân của đại dương, là chúa tể của các sinh vật biển và là nơi mà Song Ngư có thể thoái mãi quẫy đạp giữa những vùng nước theo ý chí riêng của mình.

Demeter và Poseidon được coi là “mẹ đất” và “cha biển cả”, đại diện cho sự tương phản giữa mất đất bao la và đại dương sâu thẳm (một bên luôn cố định, một bên luôn chuyển dời), giống như vị trí đối đỉnh giữa Xử Nữ và Song Ngư.

“Pallas (Minerva/Athena) canh chừng con cừu trắng (Aries)”

Athena (Minerva) là nữ thần trí tuệ và thủ công mỹ nghệ. Bà được sinh từ đầu của thần Zeus (Jupiter) với đầy đủ áo giáp, thương và vũ khí.

Dù là một nữ thần của chiến tranh, vậy nhưng chiến tranh của Athena là chiến tranh dựa trên chiến thuật, sự thận trọng và lòng dũng cảm.

Sát cánh bên cạnh Athena chính nữ thần chiến thắng Nike, vì vậy bất cứ cuộc chiến nào có bà tham gia đều sẽ dành được chiến thắng vang dội.

Athena cũng là người bảo hộ của tất cả các nghệ nhân lành nghề cùng đô thành Athens – thut phủ của thành phố Hi Lạp. Biểu tượng của Athena là con cú.

Bạch Dương, với biểu tượng là cái đầu con cừu trắng ngụ ý cho sự tích nữ thần trí tuệ Athena được sinh ra từ đầu của thần Zues.

Nhiều giả thiết cho rằng, Athena được gán cho Bạch Dương và Hephaestus được gán cho Thiên Bình, hai cung hoàng đạo vốn đối đỉnh nhau trên vòng tròn chiêm tinh, là vì cả hai đều cùng được sinh ra từ một người cha/mẹ duy nhất.

Athena sinh ra từ đầu của thần Zeus mà không cần thông qua người mẹ. Còn Hephaestus, theo nhiều tích khác nhau, là do Hera tự thụ thai mà không cần tới đàn ông.

“Cytherea (Venus/Aphrodite) bảo hộ chòm Kim Ngưu”

Aphrodite (Venus) là nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và phồn thực. Bà là hiện thân của tính nữ, tình yêu thể xác, đam mê và sức hấp dẫn tình dục.

Biểu tượng của Aphrodite là con chim bồ câu.

Kim Ngưu giỏi sáng tạo, yêu thích vẻ đẹp và sự quyến rũ nghệ thuật thuộc phạm trù được Aphrodite bảo hộ.

Trong khi bản tính “ăn miếng trả miếng” của Bọ Cạp lại là ngụ ý cho sự đẫm máu của thần chiến tranh Ares.

Aphrodite cũng đại diện cho tính nữ và Ares đại diện cho bản tính nam. Sự tương phản này được gán cho hai chòm Kim Ngưu và Bọ Cạp vốn đối đỉnh nhau.

“Phoebus (Apollo), nhào nặn lên hình dáng Song Tử”

Apollo đại diện cho ánh sáng, chân lý và nghệ thuật. Ông là vị thần của Mặt Trời, vừa là một nghệ sĩ tài năng nhưng cũng vừa là một chiến binh hùng mạnh với tài bắn cung vô địch.

Apollo đại diện cho trật tự và sự hòa hợp; y học và sự chữa lành. Trí thông minh của ông không chỉ được thể hiện qua tài năng nghệ thuật mà còn được liên kết với những lời tiên tri thần thánh, giúp con người tránh xa sự ngu muội tối tăm.

Biểu tượng của Apollo là cây nguyệt quế, cung tên, đàn lia và bàn tế thần (sacrificial tripod).

Song Tử nhanh nhạy, thông minh được gắn liền với trí tuệ và tài năng của Apollo. Đối đỉnh với Song Tử trên vòng tròn Hoàng Đạo là Nhân Mã, được gán cho người chị gái sinh đôi của ông là Artemis (Diana).

“Người, Cyllenius (Mercury/Hermes), bảo hộ Cự Giải”

Hermes là thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, sứ thần, mục đồng, chăn nuôi, người thuyết trình, thương nghiệp và các phát minh, sáng chế, ngôn ngữ.

Ngoài ra, Hermes còn là vị thần truyền tin của đỉnh Olympus và là người dẫn đường cho các linh hồn đến cửa địa ngục. Ông là kẻ đi giữa các thế giới trong bóng đêm và dẫn đường cho linh hồn người chết.

Biểu tượng của Hermes là con rùa, đôi dép và cây trượng Caduceus có cánh.

Hermes được gắn cho Cự Giải vì ông là vị thần gần gũi nhất với nhân loại (dẫn đường cho linh hồn, bảo hộ cho buôn bán, phường nghệ…) và là một vị thần đi giữa ban đêm, nơi những cảm xúc mạnh mẽ được bộc lộ một cách rõ ràng nhất.

Bên cạnh đó, con rùa, biểu tượng của ông cũng là loài động vật được biết đến với lớp vỏ mai cứng giống như loài cua – biểu tượng của Cự Giải.

“Và Jupiter (Zeus), cai trị Sư Tử cùng mẫu hậu của các vị thần”

Zeus (Jupiter) là vị thần cai quản sấm sét, người trị vì tối cao và là thủ lĩnh của các vị thần. Ông là vị vua của Thiên Đàng, người thống lĩnh chư thần và là “cha đẻ” của gần như toàn bộ những vị anh hùng và anh thư nổi tiếng trong thần thoại xưa.
Biểu tượng của ông là lưới tầm sét, đại bàng và cây sồi.

Sư Tử là cung hoàng đạo nổi bật, thích hợp vai trò của thần Zeus vì là “vua của các cung Hoàng đạo”. Năm mới của người Hy Lạp bắt đầu khi Mặt trời đi vào cung Sư Tử – ngụ ý cho điềm lành đất trời giao thoa, vạn vật sinh sôi.

Sư Tử và Bảo Bình được bảo hộ bởi “vua và nữ hoàng của các vị thần” vì đều cùng sở hữu cái tôi cá nhân mạnh mẽ, gắn liền với bản tính xã hội nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, vị trị đối đỉnh trên vòng tròn hoàng đạo của Sư Tử và Bảo Bình cũng là ngụ ý cho “ngai vàng của vua và nữ hoàng luôn luôn song hành”!

“Xử Nữ mang theo hạt giống thuộc về Ceres (Demeter)”

Demeter (Ceres) là nữ thần của nông nghiệp, vụ mùa và sự thu hoạch. Con gái của bà, Persephone là nữ thần của mùa xuân và sự sinh sôi. Hai mẹ con bà chính là những nữ thần mang hạt giống, đem đến mùa màng và sự sung túc.

Biểu tượng của Demeter là chiếc sừng sung túc cùng cây lúa mạch.

Biểu tượng của Persephone là hạt lúa cùng quả lựu đỏ và cây anh túc – những loài thực vật rực sắc đỏ máu giữa địa ngục tối tăm.

Xử Nữ thường được miêu tả dưới hình dáng của một cô gái đồng trinh, trên tay cầm theo bó lúa mỳ. Hình tượng này phù hợp với vai trò của nữ thần ngũ cốc Demeter và con gái của mình, Persephone.

Xử Nữ không coi trọng sự trinh trắng theo nghĩa đen. Vậy nên dù không thực sự là nữ thần đồng trinh, Demeter (và Persephone) vẫn là vị thần bảo hộ cho Xử Nữ với bản tính trách nhiệm và quyền năng sinh sôi vô hạn.

Demeter và Poseidon được coi là “mẹ đất” và “cha biển cả”, đại diện cho sự tương phản giữa mất đất bao la và đại dương sâu thẳm (một bên luôn cố định, một bên luôn chuyển dời), giống như vị trí đối đỉnh giữa Xử Nữ và Song Ngư.

“Và chiếc cân đồng (Thiên Bình) được rèn bởi Vulcan (Hephaistos)”

Hephaestus (Vulcan) là vị thần của thợ rèn, núi lửa và vũ khí. Tuy sỡ hữu vẻ ngoài xấu xí thô kệch với đôi chân bị què, nhưng Hephaestus lại sở hữu khả năng chế tác đại tài.

Ông được coi là “ông tổ” của nghề thợ rèn và là vị thần của sự hoàn thiện công nghệ. Đa phần các món vũ khí, bảo vật nổi tiếng trên đỉnh Olympus đều do chính tay ông tạo ra.

Hephaestus cũng thường được đồng hóa với những ngọn núi lửa sục sôi, tượng trưng cho lò rèn của ông.

Biểu tượng của Hephaestus là cây gậy và con chim cút, loài chim thường nhảy tập tễnh vào mùa xuân.

Thiên Bình, với biểu tượng chiếc cân đĩa được kết nối với thần Hephaestus. Đây là cung Hoàng Đạo duy nhất không có đại diện là các thực thể sống và là một tạo tác bằng kim loại. Điều này gắn liền với vai trò chế tác Hephaestus, thợ rèn của các vị thần.

Nhiều giả thiết cho rằng, Athena được gán cho Bạch Dương và Hephaestus được gán cho Thiên Bình, hai cung hoàng đạo đối đỉnh nhau trên vòng tròn chiêm tinh, là vì cả hai đều cùng được sinh ra từ một người cha/mẹ duy nhất.

Athena sinh ra từ đầu của thần Zeus mà không cần thông qua người mẹ. Còn Hephaestus, theo nhiều tích khác nhau, là do Hera tự thụ thai mà không cần tới đàn ông.

“Hổ Cáp hay sinh sự trung thành với Mars (Ares)”

Ares (Mars) là vị thần chiến tranh đẫm máu, hủy diệt và bạo lực. Tích của ông chỉ xoay quanh sự phá hoại, những trận chiến vô nghĩa cùng vụ ngoại tình “ầm ĩ” với Aphrodite.

Biểu tượng của Ares là lợn rừng, sói và một ngọn giáo đẫm máu.

Kim Ngưu giỏi sáng tạo, yêu thích vẻ đẹp và sự quyến rũ nghệ thuật thuộc phạm trù được Aphrodite bảo hộ.

Trong khi bản tính “ăn miếng trả miếng” của Bọ Cạp lại là ngụ ý cho sự đẫm máu của thần chiến tranh Ares.

Aphrodite cũng đại diện cho tính nữ và Ares đại diện cho bản tính nam. Sự tương phản này được gán cho hai chòm Kim Ngưu và Bọ Cạp vốn đối đỉnh nhau.

“Diana (Artemis) phù hộ cho những tên thợ săn nửa người nửa ngựa (Nhân Mã)”

Artemis (Diana) là nữ thần của săn bắn, núi rừng và ánh sáng Mặt trăng. Bà là người bảo trợ cho thợ săn và những cuộc đi săn, động vật hoang dã và các cô gái trẻ.

Artemis là một nữ thần đồng trinh, đại diện cho sự hoang sơ của núi rừng và trái tim tự do không thể bị trói buộc.

Vì đã giúp mẹ của mình, nữ thần Leto đỡ đẻ em trai song sinh Apollo, vậy nên Artemis cũng được coi là người chủ trì việc sinh nở và bảo hộ bà mẹ trẻ em.

Giống như em trai Apollo, Artemis cũng sở hữu tài bắn cung tuyệt vời và sở hữu niềm yêu thích đặc biệt với việc săn bắn. Cứ mỗi đêm Artemis vào rừng đi săn, luôn có một bầy tiên nữ đồng trinh đi theo bà và họ chẳng bao giờ trở về tay không.

Biểu tượng của Artemis là con gấu, loài vật hoang dã nguy hiểm nhất trong văn hóa Hy Lạp cổ đại.

Nhân Mã là sinh vật nửa người nữa ngựa hoang dã, được biết đến với tài bắn cung cự phách, ngụ ý cho vai trò bảo hộ nhưng kẻ đi săn của nữ thần săn bắn Artemis.

Đối đỉnh với Nhân Mã trên vòng tròn Hoàng Đạo là Song Tử, được gán cho người em trai sinh đôi của bà là thần ánh sáng Apollo.

“Và Vesta (Hestia) đính ước với chòm Ma Kết”

Hestia (Vesta) là vị thần đồng trinh của bếp lò, ánh lửa, đạo đức, thiện chí và sự ấm cúng của gia đình.

Bà đã tự nguyên nhường lại chiếc ghế vàng trên đỉnh Olympus cho thần rượu nho Dionysus để lui về chăm lo ngọn lửa thần ở trung tâm thiên đàng.

Ngọn lửa của bà không hề “bạo lực” như của thần thợ rèn Hephaestus mà lại vô cùng ấm áp, luôn cháy liên tục không bao giờ tắt ngụ ý cho sự ấm cúng và tình cảm gia đình.

Vì tính cách hiền hòa, chuẩn mực cho nên Hestia chính là người được tôn kính nhất trong số tất cả các vị thần. Thần Zeus đã cho phép bà và ngọn lửa của mình được hưởng những món vật tế đầu tiên.

Bà cũng là nữ thần đồng trinh và đã hứa sẽ giữ trinh tiết cả đời để phục vụ các vị thần và giúp đỡ con người. Bà cũng là vị thần duy nhất chưa bao giờ nổi giận trừng phạt con người hay tham gia vào những vụ “lùm xùm” của các vị thần.

Tuy không có nhiều tích nổi bật, vậy nhưng Hestia vẫn nhận được sự tôn kính và thờ cúng rộng rãi của người Hi Lạp vì họ tin rằng “ngọn lửa và bếp lò chính là trái tim của ngôi nhà”.

Sang thời kỳ La Mã, những “trinh nữ Vesta” (nữ tu sống trong đền của Hestia/Vestia) rất được coi trọng. Tên tử tù nào may mắn đụng phải một nữ tu Vesta trên đường áp giải ra giá treo cổ sẽ được miễn tội ch|t.

Biểu tượng của Hestia là chiếc đèn, lò sưởi và bếp lửa luôn cháy bập bùng.

Ma Kết, giống như Hestia đều cùng sở hữu bản chất thực tế, chăm chỉ, đề cao tính trật tự, sự ổn định và khắc kỷ.

“Đối diện Jupiter (Zeus) là Bảo Bình, chòm sao của Juno (Hera)”

Hera (Juno) vừa là em gái và cũng vừa là vợ của thần Zeus. Hera được coi là bà hoàng của thiên đàng và là “mẫu hậu của các vị thần”.

Bà bảo hộ cho hôn nhân, phụ nữ, sinh sản và gia đình. Biểu tượng của Hera là con bò, con sư tử và con công.

Bảo Bình được liên kết với trí tuệ và sự hiểu biết, là động lực ngầm bên trong hướng những “vị vua anh minh” đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với vai trò hỗ trợ của một “nữ hoàng”.

Sư Tử và Bảo Bình được bảo hộ bởi “vua và nữ hoàng của các vị thần” vì đều cùng sở hữu cái tôi cá nhân mạnh mẽ, gắn liền với bản tính xã hội nhanh nhạy.

Bên cạnh đó, vị trị đối đỉnh trên vòng tròn hoàng đạo của Sư Tử và Bảo Bình cũng là ngụ ý cho “ngai vàng của vua và nữ hoàng luôn luôn song hành”!

“Và Neptune (Poseidon) tôn vinh Song Ngư là chòm sao của người trên bầu trời cao”

Poseidon (Neptune) cai trị là biển cả, động đất và loài ngựa. Ông là chúa tể của đại dương, là “người rung chuyển Trái Đất” mỗi khi điều khiển cỗ xe thần mã của mình khuấy động đại dương sâu thẳm.

Biểu tượng của Poseidon là cá heo, con ngựa và chiếc đinh ba.

Song Ngư vốn là cung hoàng đạo gắn liền với Nước, sống trong trước và gắn liền với những giấc mơ tiềm thức. Những tính chất này có liên quan chặt chẽ tới bản chất nguyên thủy và bốc đồng của biển cả sâu thẳm, nơi Posedon trị vì.

Poseidon là hóa thân của đại dương, là chúa tể của các sinh vật biển và là nơi mà Song Ngư có thể thoái mãi quẫy đạp giữa những vùng nước theo ý chí riêng của mình.

Demeter và Poseidon được coi là “mẹ đất” và “cha biển cả”, đại diện cho sự tương phản giữa mất đất bao la và đại dương sâu thẳm (một bên luôn cố định, một bên luôn chuyển dời), giống như vị trí đối đỉnh giữa Xử Nữ và Song Ngư.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *