Note: Luật 14 ngày nghiêm cấm các nghiên cứu về sự phát triển phôi thai trong quy mô phòng thí nghiệm không được vượt quá 14 ngày. Về mặt sinh học, cột mốc 15 ngày sau khi hình thành phôi được gọi là quá trình hình thành phôi vị, tại thời điểm này, phôi trở nên phức tạp hơn, từ phôi nang đơn lớp thành phôi nang ba lớp mầm.
_____________________
u/WorkO0 (51k points – x1 helpful)
“Mở ra một cánh cửa mới đến các giai đoạn sau của quá trình phát triển phôi sẽ giúp cái nhà khoc học hiểu rõ hơn gần một phần ba các ca xảy thai và hàng tá các dị tật bẩm sinh được cho rằng xảy ra vào các thời điểm phát triển này. Thêm nữa, các giai đoạn này nắm giữ manh mối về cách biệt hóa của các tế bào thành các mô và các cơ quan, điều này có thể giúp cải thiện ngành y học tái tạo. “
>u/HauntingBiscotti (17k points)
Tốt đấy. Nhưng không rõ giới hạn mới là bao nhiêu – 21 ngày? Và họ sẽ phải nộp đơn xin cấp phép cho từng người một.
>>u/bisho (791 points)
Vậy bước kế tiếp là tạo ra phôi thai nhân tạo à? Hay nhân bản? Tôi tự hỏi liệu khoa học đi xa tới đâu nếu không có những hạn chế về mặt đạo đức.
>>>u/violette_witch (15k points)
Tôi bảo đảm với bạn rằng nhân bản thật ra đang diễn ra rồi dù rằng mọi người có thừa nhận nó hay không. Có điều là nhân bản không giống như những gì mọi người vẫn nghĩ, bạn không tạo ra một bản sao chép hoàn chỉnh của một con người trưởng thành. Nó sẽ chỉ dưới dạng một phôi thai thôi. “Trời, con bạn trông y chang bạn luôn” đó là điều mà mọi người sẽ nói khi nhìn thấy bản sao của bạn. Cá nhân tôi không nghĩ sẽ có nhiều khác biệt giữa một đứa trẻ tạo ra từ phôi nhân bản và một đứa được tạo ra bởi trứng và tinh trùng đâu.
>>>>u/Athulryes (14k points)
Nhân bản chắc chắn vẫn còn là một tranh cãi về vấn đề đạo đức nhưng, nó cũng sẽ đem đến rất nhiều dữ liệu thú vị.
Nếu giống nhau hoàn toàn về mặt di truyền, giống như các cặp sinh đôi, bạn có thể nghiên cứu về tác động của môi trường sống đến cách một cá nhân phát triển và sẽ giúp ích cho rất nhiều ngành khoa học khác.
Cá nhân tôi, và có thể hơi một chút ái kỷ – tôi chắc chắn sẽ nuôi dạy một bản sao của bản thân mình từ khi nó còn là một đứa trẻ, để xem liệu cuối cùng thì tôi có ghét chính bản thân mình không.
>>>>>u/hyrumwhite (93 points)
Vấn đề đạo đức lớn nhất của nhân bản chính là liệu bạn có thể tạo ra một phôi có khả năng sống không. Nếu bạn đảm bảo được việc có thể tạo ra một bản sao di truyền hoàn toàn khỏe mạnh, tôi chẳng thấy có vấn đề gì cả. Nó cũng là một con người và chỉ là nó có cùng DNA với bạn thôi.
Sẽ rất tuyệt, thật đấy, nếu đứa con nhân bản của bạn cần một quả thận hay máu hay gì đó, bạn rất có thể sẽ có khả năng hiến cho nó. Tôi tự nghĩ liệu lúc đó có cần phải sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch không.
>>>>>>u/katarh (193 points)
Lo ngại về mặt đạo đức thực tế là về chiều hướng ngược lại – tạo ra một bản sao di truyền của bản thân bạn, và sau đó sử dụng “nó” như một người hiến tạng để đảm bảo việc bạn có “phụ tùng” thay thế trong trường hợp lỡ như gặp chuyện.
>>>>>>>u/kiklion (111 points)
Vẫn thế thôi, vấn đề ở đây không phải là ở việc nhân bản. Mà là ở việc cưỡng ép lấy tạng của một ai đấy.
Tưởng tượng viễn cảnh khi mà nội tạng không cần phải khớp mới ghép được xem. Liệu viễn cảnh đó có “tốt hơn” so với việc có một đứa nhỏ chỉ để thay tạng cho bạn không? Nếu loại bỏ khía cạnh “nhân bản” ra cũng không khiến viễn cảnh đó tốt hơn, vậy thì vấn đề không phải nằm ở việc nhân bản rồi.
>>>>>>>>u/hybridfrost (54 points)
Tôi tự hỏi liệu trong tương lại bạn có thể chỉ tạo ra một cơ quan nội tạng bạn cần từ tế bào của chính bản không? Lúc đó không phải lo lắng về việc thủ tiêu bản sao của bạn rồi.
>>>>>>>>>u/ihitrockswithammers (12 points)
Nếu chúng ta có thể nuôi một bản thể nhân bản không có lớp tân vỏ não chức năng (functioning neocortex ) (hoặc bất kỳ thứ gì tạo ra nhận thức) sau đó nó có thể nuôi nó đến tuổi trường thành, nhưng không một ai từng tiếp xúc với nó. Duy trì sẽ tốn kém đấy nhưng nó cũng cho phép bạn sỡ hữu một nguồn tạng ghép tương thích hoàn hảo khi cần. Tôi tự nghĩ liệu có lo ngại đạo đức nào ở đây không. Nếu làm theo cách đó thì chẳng có sự sống có nhận thức nào phải hi sinh cả.
>>>>>>>>>u/Athena0219 (20 points)
Nội tạng nhân tạo.
Chúng ta hiện tại đã có thể tạo ra những lá gan mini có thể hoạt động ở chuột cống (rats).
Còn xa lắm mới tới con người, nhưng dùng sao cũng đang đi đúng hướng rồi!
>>>>>u/SignedTheWrongForm (685 points)
Có rất nhiều yếu tố môi trường tác động lên sự hình thành của một cá nhân, vậy nên rất có thể thằng nhỏ nhà bạn sẽ khác biệt với bạn lắm.
>u/Sintinium (222 points)
Thật điên khi mọi người lo lắng về “sự sống” của các phôi thai, thậm chí khi những nghiên cứu này có thể cứu sống hàng ngàn đứa trẻ thực thụ ngoài kia. Để một đứa bé mất đi vì các vấn đề sức khỏe một cách nào đó lại tốt hơn việc để những tế bào chưa từng sinh ra được nghiên cứu.
>>u/Yashabird (115 points)
Bạn sẽ bất ngờ với số lượng các tiến bộ y học bị trì hoãn để chống lại các chuẩn mực đạo đức vô vùng lỏng lẽo trong thiết kế thí nghiệm trong quá khứ. Danh sách những thứu bạn không thể làm trong một thí nghiệm thì mênh mông bát ngát, và danh sách những thí nghiệm đã được thực hiện trong quá khứ thì rợn người. Một ví dụ có liên quan là “tranh cãi về khẩu trang” trong giai đoạn cô vi vừa rồi – sẽ rất dễ dàng để thiết kế một thí nghiệm chứng minh hiệu quả của khẩu trang trong việc giảm lây nhiễm, nhưng cuộc tranh cãi ngu ngốc xảy ra bởi vì sẽ không có một Ủy ban Đạo Đức (IRB) nào chấp thuận thí nghiệm như thế (bởi vì bằng chứng ưu thế cho thấy thí nghiệm có thể dẫn đến chết người).
Và, pro-choice không nên có nghĩa rằng quyền của thai nhi bị tước đi – chỗ này hơi sai. Vấn đề với phá thai là quyền tự chủ về cơ thể của người mẹ thay thế bất kỳ khái niệm trừu tượng nào về khả năng tồn tại của thai nhi trước khi có đủ khả năng tồn tại ngoài tử cung (pre-viability personhood of the fetus). Và xung đột đó không áp dụng ở đây.
