Các kí hiệu trên hộp nhựa biểu thị điều gì?

Nhựa thì cũng có nhựa this nhựa that(~ ̄▽ ̄)~ vì thế chúng sẽ được đánh dấu với các kí hiệu khác nhau. Sự khác biệt đó nằm ở mức độ độc hại của loại nhựa mà cấu tạo nên các loại sản phẩm.

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về kí hiệu tam giác có các con số bên trong. Các kí hiệu này thường được in nổi dưới đáy các sản phẩm nhựa. Tuy bé bé xinh xinh nhưng các kí hiệu này ẩn chưa thông tin quan trọng.

Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa kí hiệu của chúng

Số 1 – PET hay còn gọi là PETE
Đây là một trong loại nhựa có “thời lượng phủ sóng truyền hình” cao nhất, bạn có thể bắt gặp chúng ở các chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói. Tất nhiên là không ai dùng mấy cái độc hại thường xuyên đúng không (* ̄3 ̄)╭ nhựa PET/PETE khá an toàn cho sức khỏe.
Nhưng đây là loại nhựa chỉ dùng một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.

Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là DÙNG XONG HÃY VỨT CHÚNG ĐI NGAY.

Sau khi viết bài này thì mình vứt hết kha khá chai rồi (vốn để dành để đong nước uống :(((()

Số 2 – HDP hay HDPE
Đây là Idol trong làng an toàn, được chuyên gia khuyên dùng. Nó thường được chế tạo bình nhựa cứng như bình đựng sữa, bình đựng chất tẩy rửa, dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.
Có thể cho vào lò vi sóng ở công suất thấp (khoảng 800 W).
Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

Số 3 – PVC hay 3V
Ơ kìa cái tên PVC sao quen quen thế nhờ :))) một “thanh niên” khá quen thuộc trong chương trình hóa phổ thông.
Loại nhựa này ược sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Không đựng thực phẩm vì dễ sinh ra các chất độc hại.
Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C. Nên cũng không được cho vào lò vi sóng nốt.

Số 4 – Nhựa LDPE
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp kí hiệu này nếu là một fan của mì gói và đồ đông lạnh :))). Loại nhựa này thường dùng để sản xuất các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh.
Không nên cho những đồ dùng bằng nhựa này vào lò vi sóng để hâm, nấu vì nó dễ nóng chảy, gây hại cho sức khoẻ.

Số 5 – PP
Đây là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê, hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước, vỏ ngoài của bình giữ nhiệt,…. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng, máy rửa chén, tủ lạnh. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

Số 6 – Nhựa PS
có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Số 7 – PC hoặc Other
PC có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.
Tuy nhiên, “Vào năm 2014, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ ) đã công bố bản báo cáo mới nhất, xác nhận giới hạn tiếp xúc là 50 µg/kg (khoảng 23 µg/lb) hàng ngày, và kết luận rằng BPA có thể an toàn ở mức được cho phép”. Vì vậy mà hiện nay các đồ dùng bằng nhựa này đều được in thêm chữ BPA Free – nghĩa là đảm bảo an toàn, không chứa chất gây ung thư.
Nhìn hàn lâm hóa quá thì các bạn cứ nhớ là nó đảm bảo an toàn thôi, nhưng nên chọn cắc loại có ghi BPA free hoặc có giấy chứng nhận từ bộ y tế để đảm bảo an toàn.
Nhựa Tritan có độ trong suốt như thủy tinh, khi rơi khó vỡ, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người sử dụng, thường dùng làm bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm, ly đựng nước,..

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *