Khi một người hoàn toàn dựa dẫm vào người còn lại, đặc biệt là ở tuổi còn rất trẻ. Ý tôi là về mặt tinh thần và tài chính.
Hầu hết là những người phụ nữ trẻ (có khi là người nam nữa) không có việc làm, không có con, ở nhà cả ngày và không có bạn cũng như sở thích ngoài việc đi chơi với người yêu của họ.
Cực kì không lành mạnh và đương nhiên là đáng báo động đỏ rồi. Vì lúc nào cũng là kết thúc trong đau thương và chia tay trong đau khổ.
Thường thì chúng tôi sẽ giúp họ tìm bạn, tham gia các hội nhóm, hay tìm việc và làm từ thiện – đều là những thứ giúp họ hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân.
_____________________
u/ChickenSoup4theRoll (4.6k points – x1 silver – x3 wholesome)
Một người thì tìm bạn để giúp họ quyết định có nên ở lại hay không, một người thì tìm bạn để giúp họ được tiếp tục ở bên nhau.
Cuối cùng vẫn là làm rõ các quan điểm và để người đang lưỡng lự quyết định điều họ mong muốn vì người kia đã biết hết rồi.
Edit: Tôi cảm thấy rất tiếc khi biết có rất nhiều người cũng trải qua điều này. Tôi mong là dù điều gì có xảy ra đi chăng nữa thì các bạn vẫn có thể thấy mình hạnh phúc lần nữa.
>u/Admirable_Cake_3596 (728 points)
Thật tệ khi bạn phải chờ người kia quyết định xem họ có còn cần bạn không
>u/masterelmo (756 points)
Nó cũng giống như tôi với vợ tôi trước khi cuối cùng tôi cũng chấp nhận rằng chúng tôi nên chia tay. Cô ấy thật sự rất muốn rời đi…
>u/soramocles (1 point)
Đánh mất bạn gái tôi sau 14 năm cũng vì lí do như vậy, buồn là không thể đến gặp bác sĩ tâm lí, cô ấy chỉ muốn chấm dứt hoàn toàn mà thôi.
_____________________
u/Shozo_Nishi (10.0k points – x1 gold – x10 silvers – x1 this)
Không phải tư vấn cho các cặp đôi, nhưng bác sĩ tâm lí trẻ em và gia đình đây. Có những kiểu tương tác giữa các thành viên mà thật sự đáng báo động đỏ, như giữa phụ huynh với phụ huynh, phụ huynh với con trẻ, hoặc đơn giản là giữa các anh chị em trong gia đình.
Thứ quan trọng nhất là invalidation (tạm dịch là sự chối bỏ). Điều này có thể đến từ nhiều hình thức, từ thao túng tâm lý (gaslighting) cho đến đơn giản chỉ là phủ nhận ý kiến của người khác. Hầu hết là một hoặc cả hai bên muốn được lắng nghe hết lòng, nhưng bên kia coi đây như một cuộc công kích cá nhân.
Tất cả chúng ta đều đã nghe qua hoặc biết những người bác bỏ với bất cứ điều gì bạn nói chỉ đơn giản là vì bạn đã nói điều đó. Đó là sự chối bỏ mà tôi đang đề cập đến.
Sến nhưng thật: Tấn công vào vấn đề, không phải công kích nhau. Mọi người hiếm khi có cùng một lập trường trong một cuộc xung đột, nhưng thông thường (trong các mối quan hệ lành mạnh) đều hướng về 1 giá trị cốt lõi rất giống nhau. Mặc dù hai bậc cha mẹ có thể bất đồng về cách nuôi dạy con cái (ví dụ như độc đoán và chuyên quyền), nhưng họ cốt lõi là đều quan tâm đến con cái và muốn chúng được nên người. Bằng cách xác định rằng họ đều hướng về 1 mục đích chung, 2 bậc cha mẹ, với những lý tưởng khác nhau, nên coi họ là đồng minh chứ không phải là kẻ thù.
Hai điều mà mọi người tin rằng là red flag của các mối quan hệ tồi tệ là số lượng cãi vã và la hét mà 1 cặp đôi có. Vốn không phải là đặc điểm của mối quan hệ tốt hay xấu, nhưng có thể được coi là đặc điểm phổ biến trong các mối quan hệ không tốt. Thực tế là các mối quan hệ lành mạnh đều có một lượng cãi vã tương tự, nhưng họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề cốt lõi hơn là niềm tin và giá trị bản thân của đối phương.
Và la hét, trong trường hợp này, là sự phản ứng cho việc không được lắng nghe. Mặc dù không phải là phản ứng tốt nhất, nhưng nó cũng không phải là dấu hiệu cho thấy kỹ năng giao tiếp kém. Nó chỉ kém khi bạn la hét để ngăn họ đưa ra quan điểm của họ.
Một ví dụ hơi liên quan nè, tôi có 2 người có vẻ như cực kỳ khó chịu với nhau. Phụ huynh A cảm thấy phụ huynh B ở ngoài nhiều hơn ở nhà và không thực sự quan tâm đến con cái. B lại cảm thấy A không hiểu lịch trình làm việc của họ bận rộn như thế nào. Cuộc chiến xoay quanh việc B dường như không quan tâm đến lũ trẻ, cho đến khi B giải thích rằng họ cảm thấy A giỏi hơn trong việc nuôi dạy con cái và họ cảm thấy họ sẽ làm hư lũ trẻ. Cách hiểu của A nhanh chóng thay đổi từ “Anh/Em không yêu con cái” thành “Anh/ Em sợ sẽ để con cái thất vọng”. Như bạn có thể đoán, tông giọng của cuộc trò chuyện đã thay đổi đáng kể và không còn cảm giác A và B ở hai phe đối lập nữa. Thay vào đó, vấn đề biến thành việc giúp B xây dựng sự tự tin trong việc nuôi dạy con cái, điều mà A cực kỳ ủng hộ. Không phải tất cả các trường hợp đều rõ ràng giống như câu chuyện này, nhưng tôi nghĩ rằng tôi đã chứng minh ý tưởng cơ bản về việc tìm kiếm các giá trị cốt lõi và cùng nhau giải quyết vấn đề.
_____________________
u/pconwell (3.8k points)
Tôi không phải là bác sĩ tâm lý, nhưng bác sĩ của tôi đã nói thẳng mặt với tôi rằng: “Có nhiều sự lựa chọn còn tồi tệ hơn là li dị”
Đã li dị, và đó là điều tốt lành nhất xảy ra với tôi.
_____________________
u/lightspeeed (19.0k points – x2 silvers – x1 rocket like – x3 helpful)
Tôi có một cặp đôi ngoại tình để “ăn miếng trả miếng” (và còn kể cho nhau nghe nữa cơ). Sau khi cơn giận qua, họ quyết định đình chiến và làm lành. Với mức độ trưởng thành về mặt tình cảm của họ, tôi nghi nó sẽ không đi đến đâu. Tôi không biết mình đã giúp họ hay kéo dài sự đau khổ của họ nữa. Đó là quyết định của họ để đến tư vấn, vì vậy tôi nghĩ rằng đó là sự giúp đỡ mà họ muốn.
Những khách hàng khác nhận ra điều họ thực sự muốn là “tư vấn ly hôn”. Cách tốt nhất để cư xử văn minh và giảm thiểu thiệt hại cho trẻ em trong khi chúng ta đi theo ngã riêng của mình là gì?
>u/QueerTree (10.1k points – x1 wholesome)
Tôi nghĩ tư vấn ly hôn nên được công nhận hơn.
_____________________
u/Hyujikol (23.9k points – x1 rocket like – x2 helpful)
Những người đến tư vấn tâm lí để thuyết phục người tư vấn là họ đúng và người kia sai.
Nó giống như họ đang phàn nàn với cha mẹ hoặc ông chủ để nhờ họ giải quyết vấn đề giùm.
_____________________
u/threerottenbranches (24.3k points – x1 silver)
Sự khinh thường. Khi tôi bị khinh thường bởi một người trong 1 mối quan hệ, tôi biết nó sẽ phải kết thúc. Hãy hướng đến một kết thúc êm đềm nếu điều đó xảy ra.
