Tại sao lại như vậy? Đó là vì bọn này sở hữu một tập tính giao phối vô cùng kỳ lạ mà theo đó, con đực sẽ hoàn toàn… tan biến (đúng theo nghĩa đen) để tạo cơ hội cho lũ con của mình được chào đời.
Mọi chuyện bắt đầu khi các nhà khoa học để ý rằng, tất cả các con cá lồng đèn mà họ mang về nghiên cứu toàn là con cái! Họ không thể tìm thấy những con đực của loài này nên cũng không biết được “mô tê” hình dạng của chúng ra sao, hay tụi nó sinh sống ở đâu… Mãi đến năm 1922, nhà sinh vật học tên Bjarni Saemundsson tình cờ phát hiện dưới bụng của một con cá lồng đèn cái có hai con cá với kích thước rất nhỏ đang bám dính ở đấy. Ban đầu, người ta cho rằng hai con cá nhỏ kia là những con cá lồng đèn con đang bám theo mẹ. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học giải phẫu chúng ra để nghiên cứu, họ mới bàng hoàng phát hiện chúng chính là những con cá đực được cho là đã “mất tích” bấy lâu nay!
Cá lồng đèn đực nhỏ hơn khoảng 500.000 lần về khối lượng so với con cái và chỉ dài khoảng 6-7mm. Chính sự khác biệt về kích thước này đã dẫn đến tập tính giao phối kỳ cục của tụi nó. Theo đó, mỗi khi đến mùa giao phối, con đực sẽ cắn vào bụng con cái và biến thành một dạng “ký sinh trùng”. Con cái sẽ tiết ra một loại chất hoá học làm cho vùng mà con đực bám vào bị phân hủy để con đực có thể “hoà làm một” với con cái theo đúng nghĩa đen. Khi mà phần da và mạch máu của cả hai dính liền với nhau tạo thành một thể thống nhất, cơ thể con đực lúc này sẽ sống phụ thuộc hoàn toàn vào con cái, lấy các chất dinh dưỡng từ trong máu của “vật chủ”. Và vì không cần phải bơi hay săn mồi, các cơ quan của con đực dần bị teo lại, khô héo và thoái hoá. Một thời gian sau, cơ thể chúng sẽ chẳng còn gì ngoài việc trông như một cục thịt mọc lên từ phần da bụng của con cái, thế là chúng “biến mất” khỏi thế gian một cách thật lặng lẽ. Thật ra, “cục thịt” kia chính là một “bọc chứa tinh trùng” cung cấp cho con cái bất cứ khi nào con cái cần để thụ tinh. Một con cái có thể nuôi đến 6 “anh chàng ký sinh” như vậy, quả là một “sugar mommy” chính hiệu :)))))