Bức hoạ “Nụ hôn” là bức hoạ nổi tiếng nhất của Gustav Klimt

THE KISS, GUSTAV KLIMT (1907)

Bức hoạ “Nụ hôn” là bức hoạ nổi tiếng nhất của Gustav Klimt, hàng năm rất đông người đều tới triển lãm Vienna, Áo để chiêm ngưỡng tác phẩm này. Với một kích thước đáng kể 180cm x 180cm, sự hiện diện mạnh mẽ của nó vang dội từ bức tường nơi hai nhân vật với kích thước bằng người thật, được bao phủ trong vàng, đang ôm nhau.

Năm 1903, Klimt đã ghé tới Ravenna hai lần, nơi ông nhìn thấy những đồ khảm của vương cung thánh đường San Vitale, sự ảnh hưởng của kiến trúc Byzantine được thể hiện rõ rệt trên những bức tranh mà sau này được biết tới là “Thời kỳ hoàng kim” của ông. Việc sử dụng vàng quay trở lại quá khứ của chính Klimt, trở về với công việc cơ khí của cha và em trai Ernst của ông, hai người đều đã qua đời một thập kỷ trước đó. Sự yêu thích thời kỳ kiến trúc Byzantine của Klimt cũng mang tính biểu tượng cho một bước tiến tới sự ổn định hơn thông qua những dạng thức tĩnh học và vô cơ; gợi ý một sự tìm kiếm đến nơi ẩn náu sau khám phá về sức mạnh bản năng của người Hy Lạp cổ đại của người hoạ sĩ. “Nụ hôn” đại diện cho đỉnh cao của “Thời kỳ hoàng kim”, tác phẩm cũng kết thúc chủ đề nghiên cứu tương tự trong sự nghiệp của ông, ví dụ như bức “The Beethoven Frieze” và “The Tree of Life”. Mỗi tác phẩm giúp thêm vào sự lĩnh hội cuối cùng của câu chuyện ngụ ngôn, đại diện cho sự kết hợp huyền bí của linh hồn và tình ái và sự hợp nhất của cá nhân với vũ trụ vĩnh cửu.

Cả hai nhân vật đều được mô tả đầy đủ và hoà trộn một cách biểu tượng khi họ đối mặt với sự hoàn hảo hoàng kim thăm thẳm. Sức mạnh chi phối của người nam được thể hiện bởi tấm áo khoác mạnh mẽ đầy nam tính với những khối màu đen và xám, được làm dịu đi bởi hành động cuộn mình nữ tính, gợi nhớ tới bức “Tree of Life.” Ngược lại thì năng lượng của người nữ được thể hiện bởi những vòng tròn xoáy của những hoạ tiết hoa rực rỡ và những đường lượn sóng hướng lên trên. Từ lớp lễ phục của sự sáng tạo nghệ thuật này, cơn mưa vàng ban phước lành cho đất đai màu mỡ, tương tự với những bông hồng dốc xuống dần trong bức “The Beethoven Frieze”. Đám lá dương xỉ hình tam giác cũng nhắc nhớ tới hình ảnh dòng nước trong những bức tranh ví như “Water Serpents”. Tại đây, sự buông lỏng chủ nghĩa tự nhiên của Klimt vì ngôn ngữ biểu tượng cá nhân cho thấy sự hoạt động của vô thức, đặc biệt là dưới sự thôi thúc của tình ái, đã đạt đến đỉnh điểm. Thông qua hai nhân vật được mô tả không hề khoả thân mà được che phủ trong những lớp quần áo dày dặn, Klimt đã thành công trong việc bùng nổ khoảnh khắc của khoái cảm nhục dục vô cùng mạnh mẽ, trong phạm vi của một bố cục phẳng được cách điệu sắc nét.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *