Bộ phim Shang Chi và con số 8964 ở phút 18:32

Tôi thề rằng tôi tưởng đây là Morgan Freeman lần đầu xem phim, và khá là thất vọng khi không phải. Tôi thích nếu và Marvel sử dụng các ngôi sao hạng A và những vai kiểu này

>u/Onimirare (66 points)

À thì, chúng ta có Brad Pitt trong Deadpool 2 đó

_____________________

u/expressexpress (531 points)

Ý ông đang nhắc đến việc xảy ra tại ngày 4 tháng 6 năm 1989 à? Bởi vì ngày đó đâu có tồn tại và chẳng có gì xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn cả

>u/awanordin (28 points)

Tốt. +1000 điểm tín nhiệm xã hội 

_____________________

u/the_kongman (137 points)

Và ở Trung Quốc thì thời gian được định dạng theo đơn vị lớn nhất tới nhỏ nhất như là năm, tháng, ngày.

_____________________

u/dzejman (29 points)

Cái này thâm sâu phết nhé. Trân trọng điều đó

_____________________

u/expressexpress (188 points – x1 silver – x1 gold – x2 helpful)

Những chiếc Easter Eggs được sử dụng để bổ sung vào lịch sử Trung Hoa hiện đại:

– Chiếc áp phích “Jazz Blues” trong cùng khung cảnh xe buýt chỉ ra ngày 21 tháng 7 cũng là sự cố 721 tại Hồng Kông. Vào ngày hôm đó, cảnh sát đã cố tình phớt lờ các cuộc gọi khẩn cấp khi đám người ủng hộ Trung Quốc công khai đánh đập những người đấu tranh đòi tự do cũng như thường dân trong nhà ga và trong xe lửa.

– Có một tấm áp phích khác trong một khung cảnh phim nói rằng 16 五月 (ngày 16 tháng 5) (phút 44:34 khi Katy và Xialing ở chung phòng tại nhà của Wenwu) là ngày Cách mạng Văn hóa (Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản ) bắt đầu vào năm 1966. Cách mạng Văn hóa được khởi xướng bởi Mao để che đậy những sai lầm tai hại trước đây của mình, khiến ông ta trở thành một trong những nhà độc tài giết người hàng loạt lớn nhất và biến Mao trở thành nhà lãnh đạo sùng bái nhất. Người sáng tác bài quốc ca của Trung Quốc đã bị giết trong thời gian này, nơi ông bị tố cáo và bỏ tù cho đến chết. Ông ta bị tiểu đường và buộc phải tiêm glucose và uống nước tiểu của mình.

– Con số 8964 được đề cập trong bài đăng này là một cú sốc đối với thế giới, đặc biệt là vì Mao đã qua đời, các nhà lãnh đạo mới hứa với nhân dân và thế giới sẽ cải cách và mở cửa và cuối cùng lại giết chết những sinh viên biểu tình để đòi tiếng nói trong tương lai về chính Quốc gia của họ.

Tôi không muốn chính trị hóa hoặc khuấy động một cuộc tranh luận khó chịu trong sub MCU nhưng những hành động tàn bạo và bất công này chỉ khiến tôi bực mình vô cùng. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông và có lẽ tôi là thế hệ cuối cùng học những điều này ở trường. Họ đang thay đổi sách lịch sử và thêm mục “giáo dục quốc gia” cho học sinh ngày nay. Chúng tôi nói đùa rằng không có chuyện gì xảy ra ở Thiên An Môn nhưng rất có thể chính những người đi bộ trên quảng trường Thiên An Môn ngày nay không biết về Thiên An Môn. Một trong những điều tôi thích ở các bộ phim truyện tranh là công lý luôn chiếm ưu thế. Người ta luôn tự hỏi nếu thế giới thực có các siêu anh hùng, liệu chúng ta có thấy tất cả những thảm họa này không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *