Bố mẹ đối xử bất công rốt cuộc sẽ gây tổn thương đến mức độ nào?

Vào mỗi tối tôi đều để bạn trai đi tắm trước, anh ấy xong thì tôi mới đi tắm, cho đến gần đây anh ấy mới hỏi tôi: “Tại sao em không đi tắm trước vậy?”

Tôi rất tự nhiên mà trả lời: “Bởi vì con trai sạch sẽ, con gái thì bẩn. Cho nên con trai cần đi tắm trước.”

Bạn trai tôi sốc nặng nhìn chằm chằm tôi, hỏi: “Ai nói với em vậy?”

Tôi cũng không do dự: “Từ nhỏ đến lớn, mẹ em đều nói với em như vậy. Đều là anh trai em tắm xong hết thì em mới được đi tắm.”

Vẻ mặt của bạn trai tôi lập tức trở nên nghiêm túc, nói với tôi một cách trịnh trọng: “Không phải như thế đâu! Em à, em rất sạch sẽ, chúng ta đều sạch sẽ như nhau cả, ai tắm trước đều được hết.”

Tôi sững người, sau đó chạy vọt đi tắm bởi không muốn bị anh ấy nhìn thấy tôi với những giọt lệ rưng rưng trực trào khỏi khóe mắt.

Những ý thức sai trái như vậy thẳng cho tới khi tôi hai mươi chín tuổi mới biết là không hề đúng. Bao nhiêu năm qua, tôi trải qua vô số lần ủy khuất. Tôi nghĩ lại những miếng thịt nạc lúc nào cũng được dành riêng cho anh trai, đùi gà cũng cho anh hết, còn những lần phải đi mua đồ dùng ở tạp hóa thì đều là tôi. Tôi vừa mới hỏi tại vì sao không để anh đi, mẹ đều nói: “Mày để anh đi không bằng nói mẹ đi đi!”. Tôi nghĩ về việc anh trai bị ở lại lớp phải đi học lại, một năm mất hơn ba mươi lăm triệu, còn tôi, đến cả sách tham khảo còn chưa được mua cho một quyển nào…

Những chuyện nhỏ nhặt như thế chẳng ai thèm để ý, qua nhiều năm như vậy tôi cũng để nó trở thành một thói quen. Tôi không hề tranh giành cũng không nghĩ tới việc bộc lộ những tâm sự ấy. Chỉ là đến lúc ngót nghét ba mươi tuổi rồi, có người nói với tôi: “Em rất sạch sẽ, em có thể đi tắm trước mà.”, dường như không có cách nào chịu đựng được nữa, tôi ở dưới làn nước tắm xối xả che đi những giọt nước mắt không ngừng rơi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *