BIẾT NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ

Thông thường, mọi người sẽ có thói quen nhìn nhận vấn đề từ góc độ của bản thân, chẳng hạn như tôi muốn gì, tôi làm như vậy có tốt không, v.v. Đôi khi chúng ta cũng đoán được người kia đang nghĩ gì nhưng chúng ta hiếm khi đặt mình vào vị trí của người kia và tưởng tượng xem mình sẽ cảm thấy thế nào. Tất nhiên, một số người sẽ nói: “Điều này không bình thường sao? Tại sao tôi phải suy nghĩ cho người khác? Tại sao tôi không được là chính mình mà cứ phải sống cho người khác nhỉ?”

Trên thực tế, quan tâm đến người khác cũng là một biểu hiện của đạo đức. Khi một người chỉ chú ý đến suy nghĩ, cảm xúc của bản thân mình, tầm nhìn của họ sẽ bị thu hẹp lại và dễ dùng tâm lý đối đầu để giải quyết những xung đột giữa người với người. 

Với những người biết quan tâm đến người khác, khi gặp vấn đề, họ có thể nhìn nhận vấn đề từ góc độ của chính bản thân họ và của những người khác. Họ sẽ cố gắng trung hòa lợi ích của hai bên.

Trong cuộc sống của mỗi người, không ai là người luôn gặp may mắn và cũng không ai là luôn phải chịu thất bại và gặp những điều xui xẻo. Chúng ta ai cũng phải đối mặt với những bước lùi và những tai nạn bất ngờ.

Nghịch cảnh là bài kiểm tra cho tất cả mọi người. Đối mặt với nghịch cảnh, sức chịu đựng của một người mạnh mẽ đến mức nào cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành bại trong cuộc sống của người đó.

Người có sức chịu đựng yếu sẽ có thói quen rút lui, né tránh sau khi gặp chuyện. Ngược lại, những người dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau mỗi biến cố. 

Cái gọi là tình yêu thương bản thân có nghĩa là không bỏ qua và từ chối những nhu cầu hợp lý của một người và thoả mãn những nhu cầu đó càng nhiều càng tốt. Nhiều người có suy nghĩ thiên lệch, coi yêu bản thân là tư lợi ích kỷ. Điều này hoàn toàn khác. Ích kỷ là làm tổn hại đến lợi ích của người khác để đạt được lợi ích cho bản thân mình.

Yêu bản thân trước hết là thoả mãn những nhu cầu hợp lý của bạn, sau đó là chia sẻ những điều tốt đẹp cho những người khác. Rốt cuộc,chỉ khi bạn có thể tự lo cho nhu cầu của mình thì bạn mới có thể lo lắng cho những người khác.

Những người trưởng thành về mặt cảm xúc hiểu được sự thật này. Vì vậy, họ không vì vậy họ sẽ không quá kìm nén những nhu cầu hợp lý của bản thân mà chủ động đáp ứng những nhu cầu đó. Có như vậy thì trong lòng họ luôn cảm thấy hạnh phúc và tràn ngập ánh sáng. Có như vậy thì mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên nồng ấm hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *