Bệnh trắng – Karel Capek
Không giống như những tác phẩm trước viết về sự vùng lên của một loài XXX chống lại con người, Bệnh trắng của Karel Capek gieo vào lòng người đọc nỗi sợ về một căn bệnh nguy hiểm. Cuốn sách được viết vào những năm 1930, ngay trước khi Hiệp định Munich giao phần lớn Tiệp Khắc (tên gọi cũ của Cộng hòa Séc và Slovakia) nằm dưới quyền kiểm soát của Đức quốc xã.
Một trong những dấu hiệu đặc trưng của loài người sau chiến tranh là sự rời xa khỏi cái gọi là lòng nhân đạo, mà đôi khi ta nhắc tới với vẻ miệt thị. Cuốn sách đã nhắc đến xung đột thế giới hiện nay cũng có thể được định nghĩa bằng các khái niệm kinh tế và xã hội, hoặc có thể được giải nghĩa bằng các thuật ngữ sinh học về nỗ lực sinh tồn, nhưng khía cạnh kịch tính nhất của nó lại nằm trong sự đối kháng của hai lý tưởng lớn. Một bên là lý tưởng đạo đức của lòng nhân đạo phổ quát, của tự do dân chủ, của hòa bình thế giới và sự kính trọng đối với nhân sinh và nhân quyền. Một bên là lý tưởng quyền lực cực đoan phản nhân đạo, lý tưởng của sự thống trị và sự bành trướng dân tộc… Đó chính là sự xung đột giữa lý tưởng dân chủ với lý tưởng độc tài tham lam vô đáy. Bệnh trắng là câu chuyện kể về căn bệnh kì lạ, giết chết những người già trên 50 tuổi, tuy nhiên nó đã bị khắc chế bởi một bác sĩ tài ba tên là Galén. Vị bác sĩ này có tấm lòng vị tha, mong muốn cứu chữa cho người nghèo, còn người giàu có hay lãnh đạo cấp quốc gia, ông chỉ chữa bệnh cho họ nhưng đi kèm một yêu cầu dường như bất khả. Đó là họ phải dừng cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các nước với nhau. Đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, người ta có còn nghĩ đến lợi ích cá nhân không? Muốn chữa bệnh phải chấm dứt chiến tranh, nghe thì tưởng đơn giản nhưng làm gì có nhà nước nào chấp nhận một chuyện như thế. Chẳng lẽ hàng bao nhiêu tỉ chúng ta bỏ vào trang bị quân sự thành của giời ơi à. hòa bình vĩnh viễn, thứ không tưởng, tội ác thì có. Nhà máy sản xuất vũ khí rồi phải đóng cửa, hàng trăm nghìn người thất nghiệp. Thời buổi này mà nói đến hòa bình tức là xách động bạo loạn. Những lời giễu nhại sâu cay của Capek khiến con người hiện đại chúng ta phải bàng hoàng nhìn nhận lại, chúng ta mải mê kiếm tìm những giá trị vật chất phù phiếm, chạy đua vũ trang để làm gì khi sức khỏe và giá trị nhân văn mới là những thứ cần coi trọng. Một vở kịch đã ra đời năm 1837, khi Hitler đã trở thành mối đe dọa trực tiếp cho các nước châu Âu khi các cường quốc như Pháp và Anh lùi bước. Vở kịch đẩy mâu thuẫn giữa một bên là Nguyên soái – một nhà độc tài người đe dọa gây chiến với nước láng giềng nhỏ bé và bên kia là bác sĩ Galén người tìm thuốc chữa bệnh ác tính đang lây lan rộng rãi, lên đỉnh điểm khi chính Nguyên soái nhiễm bệnh. Bệnh trắng cũng giống như R.U.R, Khi loài vật lên ngôi… mang đậm tính giễu nhại và chất triết lí quen thuộc của Karel Capek, tính đúng đắn vẫn còn đến ngày nay.