Bánh ngon dân gian | Bánh dày đỗ làng Gàu Hưng Yên

Ở ngoài bắc người ta hay gọi là bánh dày đỗ, bánh dày đỗ xanh.
Bánh dày đỗ được xem như một món ăn sáng quen thuộc của người dân ngoài đấy. Hồi tôi còn ở Hưng Yên, ngày nào đi chợ sáng ở thôn tôi cũng phải mua một bọc về ăn, cứ rảnh ra là ăn, ăn hết thì thôi. Lúc đấy tôi mua có 5 nghìn 10 nghìn thôi mà một bọc to ăn cả ngày rồi, bây giờ cũng không biết giá cả ở làng ra sao. Mà bánh ở chỗ tôi người ta không có làm thành viên tròn như thường đâu, tôi nhớ là người ta làm dài rồi cắt ra cân cho tiện đấy.
Bánh dày dễ làm lắm, tuy chỗ tôi hay làm hình trụ nhưng hình tròn cũng phổ biến lắm, mọi người thích hình nào thì làm cái đó.
Đầu tiên phải ngâm đậu xanh với nước cho mềm rồi thêm chút muối để đi hấp, hấp chín thì mình lấy cối giã mịn hoặc máy xay cũng được, xong thì mình bỏ riêng 1/3 đậu ra và trộn với vừng rang để lát nữa sẽ làm áo ngoài cho bánh.
Phần còn lại mình sẽ cho vào chảo chống dính, thêm đường, dầu ăn và ít nước rồi xào lửa nhỏ cho tới khi có thể vo đậu thành viên không dính tay là tắt bếp được rồi. Tùy chỗ mình thấy người ta còn thêm dừa nạo sợi hay mứt bí vào nhân để thơm ngon hơn đấy.
Phần vỏ bánh thì đầu tiên mình sẽ cho nước ấm vào tô rồi thêm đường muối và quậy tan hết, tiếp đó thì đổ nước vào tô bột trộn đều, nhồi thành một khối mềm dẻo và cho bột nghỉ 20 phút là được.
Sau đó bạn lấy vỏ bánh gói nhân đậu lại và cho vào nồi luộc, đến khi bánh chín nổi lên 1 2 phút thì là được rồi đó. Lúc vớt ra thì để ráo nước và ấn bánh hơi dẹt một xí rồi lăn bột đậu xanh mịn khi nãy là hoàn thành rồi đó.
Bánh không mang vị đậm đà sâu sắc gây ấn tượng mạnh cho khẩu vị của bạn từ lần ăn đầu tiên, nhưng nó sẽ làm bạn ng.hiện từ từ, càng ăn càng thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *