Bằng cách nào mà Võ Tắc Thiên trở thành hoàng đế Trung Hoa, với thân phận nữ nhân?

Xin chào, mình không phải là chuyên gia về lịch sử Trung Quốc cổ trung đại, nhưng sẽ cố gắng giải thích những gì mình biết về Võ Tắc Thiên. Mình cho rằng bạn đã đọc mục wikipedia nên thay vì chỉ kể lại, mình cũng sẽ cố gắng đưa các nguồn khác vào đó.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chút thông tin cơ bản về Võ Tắc Thiên, thì mình khuyên nên truy cập China Culture Website, trang này khá hay.

Là nữ quân chủ duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, thật ngạc nhiên khi thấy hầu hết mọi người ít chú ý đến bà – có lẽ vì đã quá lâu rồi. Nhưng câu chuyện của bà thực sự khá thú vị. Một phần lý do là không có nhiều thông tin cụ thể về những gì bà ta đã làm và sự tồn tại của bà – mình chưa tham khảo các nguồn tiếng Trung, chỉ tham khảo các nguồn tiếng Anh, nhưng mình biết về những cuốn sách nổi tiếng; nếu bạn có thể đọc được tiếng Trung thì mình khuyên bạn nên dùng:

澤田瑞穗著,李天送譯:《則天武后》(西安:三秦出版社,1989)

[Sawada Mizuho viết, Lý Thiên Tống dịch: Tắc Thiên Võ Hậu (Tây An: Nhà xuất bản Tam Tần, 1989)]

Xin thứ lỗi vì mình không biết bất kỳ bản dịch tiếng Anh nào. Một cuốn sách khác mà mình chưa đọc nhưng có nghe danh là Empress Wu Zetian in Fiction and in History: Female Defiance in Confucian China. Điều này được xác thực bởi việc đây là nguồn đầu tiên xuất hiện sau khi gõ “sách võ tắc thiên”.

Dù sao đi nữa, hãy nói câu chuyện lên ngôi của nữ nhân Võ Tắc Thiên – nhấn mạnh là nữ nhân. Như phần còn lại của thế giới vào thời điểm đó, có thân phận phụ nữ mà không phải đàn ông tất nhiên sẽ khiến bạn gặp bất lợi, và như mình đã đề cập ở trên, việc trở thành nữ quân chủ DUY NHẤT trong lịch sử Trung Quốc quả là một kỳ công, và bà ấy rất nổi tiếng ở Trung Quốc.

Vậy làm thế nào mà một người phụ nữ trở thành Nữ hoàng Trung Quốc? Chà, năm 14 tuổi, cô được Đường Thái Tông đưa vào hậu cung. Võ Tắc Thiên có tiếng là đẹp khuynh quốc khuynh thành. Mặc dù vậy, hoàng đế không quá sủng ái bà; đúng hơn, bà lại khá thân thiết với hoàng tử của ông – Lý Trị. Khi hoàng đế Thái Tông băng hà, Lý Trị lấy Võ Tắc Thiên làm phi tần.

Đây là khi Võ Tắc Thiên bắt đầu cuộc đăng cơ. Dù chỉ là một phi tần nhưng bà lại cực kỳ khéo léo trong việc tranh sủng, chẳng bao lâu sau đã có được sự sủng ái của Lý Trị. Kỹ năng thu phục lòng người và tài mưu lược trong các thủ đoạn chính trị sẽ trở nên tối quan trọng đối với hậu vận của bà. Bà cũng quen thuộc với cung cách và sự vụ của triều đình do đã có thời gian học chuyện triều chính, và hiểu biết ngày càng tăng của bà với các văn bản quan liêu sẽ trở thành công cụ đắc lực.

Nếu bạn đã xem bất kỳ bộ phim nào lấy bối cảnh Trung Quốc thời hoàng đế cổ đại/cận đại/triều đại, đặc biệt là ở Hong Kong, bạn sẽ thấy rằng chúng hầu như luôn nói về sự xảo quyệt thâm trầm, phản phúc bội ơn và các hình thái chính trị khác trong hậu cung. Đây là nơi Võ Tắc Thiên thể hiện xuất sắc. Bà ấy có thể thao túng quần thần như cách đắc sủng vô ngần từ hoàng đế, đồng thời tìm cách khiến các phi tần khác, và thậm chí cả Hoàng hậu, thất sủng. Kiểu thao túng chính trị này là tối quan trọng cho sự thành công của bà. Có rất nhiều câu chuyện về những hành tung chính trị khủng khiếp như sát hại các thê thiếp khác; có một câu chuyện rùng rợn về việc bà đã giết chết em bé sơ sinh của chính mình và đổ vạ cho Vương hoàng hậu lúc bấy giờ.

Võ Tắc Thiên bắt đầu sử dụng tài năng chính trị của mình và thực thi nó bằng những hành tung như bày tỏ quan điểm chính trị của mình và can thiệp vào việc triều chính. Do đó, cuối cùng cô ấy đã có được địa vị ngang bằng với hoàng đế, và vào thời điểm đó, họ được biết đến với cái tên “Nhị Thánh”. Võ Tắc Thiên đã quen thuộc với lề lối triều đình khi hoàng đế bị đột quỵ và bà đã có thể nhiếp chính. Tài xoay xở và chuyên môn đã khiến bà trở nên rất có năng lực và được phu quân, là hoàng đế, đánh giá cao. Võ hậu đã đề xuất và được chấp nhận những ý tưởng mới liên quan đến nông nghiệp, giảm thuế, cải cách xã hội và các biện pháp tiết kiệm sức lao động hiệu quả. Hoàng đế sau đó băng hà, và Võ Tắc Thiên một lần nữa giật dây chính trị bằng nhiều lần bổ nhiệm và phế bỏ các con trai của bà làm hoàng đế.

Mình muốn tiếp tục nói về thời gian bà ấy nắm quyền, nhưng mình cho rằng câu hỏi của bạn chỉ là hỏi làm thế nào bà ấy có được quyền lực, nên mình sẽ dừng ở đây. Tuy nhiên nếu bạn quan tâm thì mình vẫn có thể tiếp tục. Mặc dù thường xuyên có những hành động tàn nhẫn để giành quyền lực, nhưng bà rất có năng lực và mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước trên nhiều mức độ.

Một số nguồn trực tuyến

http://www.womeninworldhistory.com/heroine6.html

http://www1.chinaculture.org/…/200…/24/content_22879.htm

http://www1.chinaculture.org/…/200…/24/content_22879.htm

http://history.cultural-china.com/en/46History188.html

—–

Lời kể tổng quát trên rất đúng – bà ấy vào hậu cung dưới thời Đường Thái Tông, được sủng ái dưới thời tự quân của ông là Cao Tông, được sủng ái bởi ông vua này và được lập làm hoàng hậu (kiểu hành động này không phải là hiếm ở Trung Quốc thời hoàng đế – ” hoàng hậu” là một vị trí mong manh dựa trên sự đắc sủng và khả năng sinh con trai) và sau đó khi quyền lực của Cao Tông suy yếu, bà đã củng cố địa vị của mình để ngang hàng với ông, và cuối cùng sau khi ông băng hà, bà hoàn toàn tự phong mình là Thiên Tử – chí tôn trong thiên hạ.

Vì vậy, hãy đi vào phần phân tích còn thiếu – vì phần của bạn chủ yếu là tường thuật. Làm thế nào mà cô ấy có thể vượt lên trên vị trí “nhiếp chính” sau khi Cao Tông băng?

Câu chuyện mà bạn đã trích dẫn, từ trang China Culture và các trang khác, một lần nữa, không phải là sai, nhưng nó bộc lộ một số thiên kiến đã bắt đầu xuất hiện gần như ngay lập tức trong lịch sử của thời kỳ đó:

1. Võ Tắc Thiên là “xảo quyệt và phản phúc” – đây luôn là những tính từ đầu tiên (và cuối cùng) được dùng để mô tả bà – bạn tiếp tục đề cập đến năng lực của bà – nhưng ở đây tôi sẽ có quan điểm xét lại, chống lại sử ký luận của Trung Quốc – bà ấy đã cực kỳ thông minh, có năng lực, một nhà quản trị xuất sắc của triều đình, và hơn hết: bà đã có tham vọng bất chấp giới. Bà ấy thực sự là một nhà nữ quyền đáng chú ý! Mình sẽ đi vào vấn đề đó sau.

2. Võ Tắc Thiên giành được quyền lực thông qua “những hành động chính trị tàn bạo và khủng khiếp”. Cái khuôn mẫu này đã tốn nhiều giấy mực hơn bất kỳ luận điệu nào khác liên quan đến Võ Tắc Thiên. Những câu chuyện tàn sát đẫm máu tất cả những ai có thể chống lại bà. Chuyện sát hại trẻ sơ sinh. vân vân. Điều này có rất ít bằng cứ ngoài một nhóm đực rựa đã viết nên lịch sử, họ nghĩ rằng thật kinh hoàng khi một người đàn bà trở thành nữ hoàng – và đã ra sức vẽ nên một thế giới quan bài nữ giới về mặt triều chính và chính trị. Điều này còn trở nên căng thẳng hơn với sử gia nhà Tống Tư Mã Quang và những người theo ông trong phong trào tân Nho giáo manh nha (một phong trào rất bó hẹp đối với phụ nữ Trung Quốc). Vấn đề là chúng ta không biết sự tàn bạo của bà ấy là có thật hay do các sử quan tưởng tượng nên. Chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết.

Vậy làm thế nào mà bà lại có được quyền lực lớn như vậy, một quyền lực chưa từng có tiền lệ đối với một người phụ nữ?

Bà là một người phụ nữ lôi cuốn thuyết phục, quản trị xuất sắc các vấn đề chính trị, tôn giáo và xã hội. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một bộ não đáng gờm. Bằng chứng cho điều này:

a. Bà can thiệp sâu vào các vấn đề dân sự và bổ nhiệm những học sĩ hiền triết nhất thời đó để điều hành triều đình. Lịch sử Cambridge có một cách viết hấp dẫn về thời kỳ này – tác giả chương về Võ Chu liên tục nhắc người đọc rằng đế quốc được thái bình; nền kinh tế thì bùng nổ; triều chính thì hợp lý, có hiệu suất và hiệu quả cao; và triều đình được chủ trì bởi các quan lại hàng đầu có trình độ cao.

Vậy, làm thế nào mà một người phụ nữ không được các học sĩ hàng đầu thời đó tôn trọng (như lịch sử cho thấy) lại có thể bổ nhiệm những học sĩ hàng đầu, những người rõ ràng tôn trọng cô ấy? Đó là một nghịch lý của sử ký khi chỉ có một thực tế duy nhất: bà đã được tôn trọng.

b. Tôn giáo – bà ấy rất thành thạo trong việc quản lý các giáo phái Đạo giáo và Phật giáo khác nhau. Bà luôn thận trọng khi tiếp nhiều đại diện của các giáo phái khác nhau tham dự các nghi lễ hoàng cung. Bà ấy đề cao mỗi tôn giáo vào những thời điểm khác nhau, nhưng dường như cuối cùng bà lại sủng hạnh Phật giáo hơn, vào thời điểm mà nó nói trắng ra là thịnh hành khắp chốn

Động thái thú vị nhất của bà là đánh vào nhận thức của công chúng rằng bà là hóa thân của Phật Di Lặc, nhân vật đứng đầu một phong trào cứu thế lớn thời đó. Trên thực tế, chúng ta nên coi Võ hậu là đỉnh cao của các phong trào khải huyền và cứu thế ở Trung Quốc đã bắt đầu từ vài trăm năm trước. Bà ấy nhận thức sâu sắc về những xu hướng này trong xã hội và tận dụng việc đồng nhất mình với Di Lặc để kết nối với họ.

Trở thành hóa thân Phật Di Lặc là mấu chốt để chính danh hóa việc khai nguyên nhà Võ Chu vào năm 690.

Việc sử dụng những điềm báo và lời tiên tri, v.v., là điều rất phổ biến trong việc chính danh hóa ở Trung Quốc thời hoàng đế, và việc buôn thần bán thánh này là một phần của một truyền thống lớn – nó tình cờ có tác dụng đặc biệt đối với Võ hậu, vì Phật Di Lặc là nữ hoặc người chuyển giới trong Phật giáo, rất phù hợp để một nữ hoàng tương lai lợi dụng.

c. Cuối cùng – bà ấy có thể sinh con – điều này luôn hữu ích và bà ấy rất giỏi trong việc đó! Không nói thêm về điều này.

——

Một bài viết tuyệt vời và rất thú vị!

Cơ mà mình có một câu hỏi, có phải mỗi bạn cho rằng những lời khủng khiếp về bà ấy là sai sự thật một cách đáng ngờ, hay có bằng chứng nào cho thấy bà ấy được yêu mến và tôn trọng? Mình tưởng rằng lịch sử sẽ được viết bởi các học sĩ mà bà chỉ định, những người mà bạn đã đề cập là tôn trọng bà.

———

Về lịch sử: Chúng được viết bởi triều đại tiếp theo. Nên Đường sử phần lớn được biên chép từ các tài liệu cũ, với nhiều chất liệu mới, từ Tống sử quan.

Mình sẽ nói thế này: Không có bằng chứng đanh thép liệu bà có tồi tệ như những gì được chép hay không. Bằng chứng tai nghe mắt thấy là cương thổ của bà được thái bình, và thời cai trị của bà, cho đến khi về già, thành công một cách đáng kinh ngạc. Với mình, điều này nói lên rằng ít ra là bà được tôn trọng, nếu không muốn nói là được yêu mến.

———

Nhiều sử gia đã thấy rằng bà bị bôi nhọ, như /u/lukeweiss đã ghi chú. “Bằng chứng” rằng bà là một hôn quân là khá do hoàn cảnh và hơi nhỏ mọn, đặc biệt khi so sánh với hai nhà cai trị nữ khác của Trung Quốc. Không hề có một trường hợp cụ thể nào về hành vi đặc biệt khủng khiếp, như trường hợp của Lã hậu nhà Hán, (gi.ết người thân là chuyện khá phổ biến ở các vua là nam. Suy cho cùng, Đường Thái Tông đã giết hoàng huynh và buộc phụ hoàng phải thoái vị để nhường ngôi, và ông ta được coi là một trong các Hoàng đế vĩ đại nhất Trung Quốc) và đế chế Trung Quốc đã duy trì việc triều chính khá tốt trong thời gian trị vì của bà, không giống như nền cai trị lũng đoạn của Từ Hi thái hậu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *