Điều này vẫn khiến các sử gia tranh cãi
Nhưng là nhờ hỗn hợp của:
Kế hoạch Marshall*
Thể chế mạnh mẽ (hãy coi là thủ tục giấy tờ ở các công ty hành chính/pháp quyền đôi khi rất có lợi cho việc phát triển)
Hệ thống giáo dục lớn mạnh (Các đại học của Đức trước chiến tranh đều nổi tiếng thế giới và sau chiến tranh vẫn có chất lượng từ tốt tới rất tốt)
May mắn: Xe ô tô quan trọng ở các nước giàu là cơ hội lớn cho Đức, nền kinh tế vô cùng lớn ở miền Nam đồng nghĩa với việc có rất nhiều công ty xe + đối tác (+ những cái còn lại)
*T/N: Kế hoạch Marshall là một sáng kiến của Mỹ được ban hành vào năm 1948 nhằm cung cấp viện trợ nước ngoài cho Tây Âu sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Các đại học của Đức trước chiến tranh đều nổi tiếng thế giới và sau chiến tranh vẫn có chất lượng từ tốt tới rất tốt
Vẫn nổi tiếng thế giới về nội dung học tập và kiến thức cũng như nhu cầu nhé. Chỉ là họ không nổi tiếng thế giới về mặt trang thiết bị và khả năng cung cấp dịch vụ cho sinh viên thôi.
Đây là câu chuyện buồn khi học ở Đức, độ khó nổi tiếng thế giới, truyền đạt kiến thức hàng đầu, nhưng học vô cùng khổ sở và khó không cần thiết vì không có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu.
Kế hoạch Marshall được nhắc tới có đóng vai trò nhưng còn nhiều lý do khác nữa. Tây Đức thực ra không nhận nhiều tiền nhất theo kế hoạch Marshall (Anh đứng đầu với 3 tỉ USD, đứng thứ hai là Pháp nhận được 2.7 tỉ USD, thứ 3 là Ý với 1.5 tỉ USD rồi mới đến Tây Đức, nhận được 1.4 tỉ USD). Sau năm 1949, khi nhà nước Đức được thành lập, bộ trưởng kinh té Ludwig Erhard đã xây dựng một hệ thống ngày nay được biết đến với cái tên Kinh tế thị trường xã hội (Rhine capitalism), hệ thống này sáp nhập một vài nhà nước phúc lợi và công đoàn mạnh với chủ nghĩa tư bản. Một ý khác là Đức có nhiều làn sóng nhập cư phần lớn là từ Ý và Thổ Nhĩ Kỳ để lấp đầy khoảng trống công nhân của thế hệ bỏ mạng trong chiến tranh, nên vấn đề nhân công ở Đức không nghiêm trọng như các nước khác. Đây chỉ là một số ví dụ thôi nhưng còn nhiều yếu tố khác đóng vai trò nữa.
Tôi muốn bổ sung thêm ba thứ.
Đầu tiên là Pháp đã đồng ý mua than từ Đức. Điều này đã thúc đẩy/giữ các mỏ than của Đức hoạt động và cung cấp năng lượng cho các nhà máy của Pháp (đây có lẽ là khởi đầu của EU).
Thứ hai là việc sắp xếp lại thương mại quốc tế sau chiến tranh. Mỹ đã cung cấp một thế giới nơi tàu thuyền có thể đi lại an toàn tới bất cứ đâu để nhận và giao hàng. Trước đó, các nước châu Âu có lãnh thổ và phải tự kiếm tài nguyên thiên nhiên cho cơ sở vật chất của mình. Sau này mọi chuyện đã thay đổi; ban đầu các công ty Mỹ có thể bán bất cứ thứ gì (vì các nền kinh tế khác phải xây dựng lại). Nhưng rút cục thì việc sắp xếp lại này đã cho phép mọi người chuyên môn hóa.
Cuối cùng, sự phi quân sự hóa, và NATO bảo vệ Tây Đức vài năm nên không phải chi tiêu nhiều vào quân sự (cho tới tầm năm 1952)
Cuối cùng, sự phi quân sự hóa, và NATO bảo vệ Tây Đức vài năm nên không phải chi tiêu nhiều vào quân sự (cho tới tầm năm 1952)
Bạn đang quên Chiến tranh Lạnh rồi. Từ giữa 1955 đến 1989 cả hai nước Đức đều nằm trong số những quốc gia quân sự hóa nhất thế giới mà vẫn đang ở trạng thái hòa bình, cả hai đều có 1% dân số nằm trong lực lượng quân đội thường trực mọi lúc (vào năm 2022 con số này của Đức thống nhất là 0.2%; để so sánh thì tỉ lệ của Mỹ là 0.4%).
Chi tiêu quân sự của Tây Đức trong phần lớn chiến tranh Lạnh chiếm khoảng 4% GDP. Đã bao gồm những năm từ 1949 (năm thành lập Cộng hòa Liên bang Đức) và 1955 (năm thành lập Budeswehr, lục quân Đức), vì khi đó họ đã có một lực lượng giả quân đội dưới hình thức “Lực lượng Biên phòng của Cảnh sát Liên bang”
Ngoài những cái tôi đọc được, còn có sự thật là Đức vốn là cường quốc kinh tế từ trước cả hai thế chiến rồi.
Cũng là lý do họ có thể tuyên chiến với thế giới. Hai lần liền.
Dân số lớn và có học thức
Khả năng sản xuất công nghiệp bị tàn phá trong Thế chiến 2 ít hơn dự kiến
Vị trí địa lý, vị trí nằm giữa châu Âu tạo thuận lợi hoàn hảo cho việc giao thương
Khả năng sản xuất công nghiệp bị tàn phá trong Thế chiến 2 ít hơn dự kiến
Ừ thì thiệt hại vất chất lớn thật, nhưng cái quan trọng là kĩ năng của lực lượng lao động. Họ không quên công việc của mình chỉ vì các nhà máy phải thay thế đâu.
Nhiều người sẽ nói do kế hoạch Marshall, nhưng kế hoạch đó chỉ áp dụng cho Tây Đức sau thế chiến 2 chứ không có Đông Đức hay Cộng hòa Weimar.
Thêm nữa, số tiền mà các nước Tây Âu như Anh và Pháp nhận được thông qua kế hoạch Marshall thực chất nhiều hơn Tây Đức. Họ có đồng vào nhờ kế hoạch Marshall thì cũng có đồng ra do quá trình sửa chữa.
Vậy nên kế hoạch Marshall tuy có đóng vai trò nhưng không phải là tất cả.
Một phần lý do nữa kinh tế Đức ổn hơn Anh sau chiến tranh là do cách họ tiêu tiền và cách họ trả tiền nợ.
Một lý do lớn mà Cộng hòa Weimar, Tây và Đông Đức nhảy bật lại được là vì họ có lực lượng lao động có học thức và tài nguyên thiên nhiên như than và quan trọng nhất là họ có cơ sở vật chất như đường ray và các kênh đào.
Trong một vài trường hợp, các nhà máy và cơ sở vật chất bị thả bom và phải xây dựng lại, như vậy có nghĩa là họ buộc phải xây dựng mới và hiện đại hơn thay vì duy trì các nhà máy cũ.
Phần lớn Đức cũng gặp may nữa, yếu tố địal ý cũng như xã hội và văn hóa như quan điểm về công việc chuyên môn cao, đại học, công đoàn và doanh nghiệp nhỏ.
Đức, nếu nói toàn bộ cả nước, vốn là cường quốc kinh tế của châu Âu từ thời Charlemagne rồi, đặc biệt là về mặt kiến thức và thủ công tiền công nghiệp. In ấn, làm báo và nhiều khám phá toán học khoa học và hóa học đã được thực hiện ở hàng trăm tiểu quốc gia Germanic cấu thành Đế quốc La Mã Thần thánh nhưng vẫn cạnh tranh nhau một cách căng thẳng. Cho tới khi thống nhất vào cuối thế kỉ 19, Đức là một khu vực vô cùng phi tập trung, không như phần còn lại của châu Âu, nó thống nhất nhiều thế kỉ sau khi Anh, Pháp hay Nga đã thành lập các đế chế tập trung hùng mạnh.
Sau khi thống nhất, Đức có vô số các thế hệ văn hóa đã được chứng minh, hệ thống xã hội địa phương hóa và kiến thức sâu sắc của người dân được xay dựng sau hàng thập kỉ phát triển chậm rãi. Dù gặp phải nhiều thảm họa và sai lầm trong hai cuộc thế chiến, phần lớn tiềm năng này vẫn sống sót (đa số những người bị đẩy đến chỗ chết là thanh niên trai trẻ không được học cao và dưới 25 tuổi, nhưng đó là nguồn cung đủ lớn để sau này thúc đẩy phát triển dân số), nhưng có khả năng hai cuộc thế chiến đã khiến Đức trở nên mạnh mẽ kiên cường hơn rất nhiều, đặc biệt là về mặt tiến háo, khi chỉ cái quan trọng nhất là nền công nghiệp hiệu quả và kiên cường cùng các dịch vụ vẫn cầm trụ được và bỗng nhiên thấy mình đang nằm trong khoảng trống quyền lực giúp Đức mở rộng nhanh chóng về mặt kinh tế từ những năm 1930 đến 1941, và một lần nữa từ những năm 1950 đến 1960.
Kế hoạch Marshall đã giúp Đức tái xây dựng nhanh chóng và không cần đến các biện pháp chuyên quyền (không như những năm 1930) và việc Mỹ cũng như châu Âu sẵn sàng chấp nhận một nước Đức mới làm đối tác kinh tế đã giúp Đức tái hòa nhập với hệ thống kinh tế xã hội Tây Âu. Các sự phục hồi “phép màu” tương tự sau một giai đoạn chiến tranh tương tự là Nhật sau khi bị phi quân sự hóa, chiếm đóng và được Mỹ hỗ trợ, Hàn Quốc, cũng như Anh và Pháp và bản thân Mỹ đều chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về năng suất và chất lượng sống trong những năm 1950 và 1960.