Bạn từng rơi vào mối quan hệ thân mật giả tạo chưa?

“Tôi nói hôm nay ăn mỳ đi, anh ấy nói được.
Tôi nói hôm nay ăn lẩu đi, anh ấy nói được.
Ngày nào cũng là tôi lựa chọn, anh ấy thuận theo.
Lúc hai người bên nhau, mỗi người làm việc riêng của mình: anh ấy chơi game, tôi xem phim. Không trò chuyện, không giao lưu.
Lúc không bên nhau, đều đặn liên hệ, giống như đang chấp hành nhiệm vụ.
Luôn cảm thấy bản thân yêu đương chẳng khác nào không yêu.
Người yêu càng giống như bạn cùng phòng.
Trong mối tình này, chúng tôi trước giờ không tranh cãi, đôi bên hài hòa, phối hợp ăn ý không vượt qua ranh giới.
Rõ ràng sống chung dưới một mái nhà, lại biến thành người xa lạ quen thuộc nhất.
Chúng tôi ở liền kề, nhưng nội tâm thật ra đang trốn tránh đối phương.
Hai người không trò chuyện, không tâm sự, không thấu hiểu, nhưng lại vẫn cứ ở bên nhau”
Nhà tư vấn tâm lý Trương Ngân Linh:
Mối quan hệ thân mật giả tạo, là chuyện đáng sợ hơn cả việc độc thân, bạn cho rằng bản thân đang yêu đương, kết quả lại càng cô độc. Nếu ở bên một người, thường xuyên không cảm giác được trải nghiệm vui vẻ tốt đẹp, thì cần ngừng lại nghiêm túc suy ngẫm, mối quan hệ thân mật của hai người thật sự tồn tại sao?
Khái niệm mối quan hệ thân mật giả tạo trong tâm lý học là, sự gắn kết trong tình cảm thuộc về tầng lớp rất nông, trạng thái không tạo thành. Ví dụ, có thể hai người ở bên ngoài đóng hình tượng vợ chồng ân ái, về đến nhà lại mỗi người một nơi, chẳng màng đến nhau. Hoặc rõ ràng sinh hoạt cùng nhau, ngày nào cũng tương tác, làm những chuyện các cặp đôi hay vợ chồng nên làm, nhưng giữa hai người lại không có giao lưu tình cảm thật sự, không có tương tác và thấu hiểu tầng sâu, tin tưởng cùng tiếp nhận.
Mối quan hệ thân mật giả tạo nhìn qua rất hài hòa, ổn định, đôi bên ít khi có mâu thuẫn, cũng bảo vệ bản thân khỏi bị thương tổn, bởi vì không thật lòng bỏ ra, hiển nhiên sẽ không đau khổ lúc mất đi.
Nhưng trên thực tế, loại quan hệ này là có khoảng cách, tê liệt, khiến chúng ta không cách nào bày tỏ bản thân một cách chân thực, cũng không cảm nhận được hành phúc của giao lưu tình cảm, không có cơ hội cọ sát mâu thuẫn. Đây là một loại ngụy trang khác, đau khổ của cô độc.
Tại sao chúng ta rơi vào mối quan hệ thân mật giả tạo kiểu này?
Có khả năng bị ảnh hưởng bởi gia đình nguyên bản, từ nhỏ kìm nén việc thể hiện tình cảm bản thân, sao chép khuôn mẫu chung sống của gia đình.
Cũng có khả năng một người không hiểu rõ chính mình, không có khuôn mẫu tâm trí lành mạnh, không biết bản thân muốn gì, sau khi tiến vào mối quan hệ thân mật cũng chẳng hiểu rõ đối phương.
Còn có khả năng một bên tỏ thái độ hời hợt mang tính phòng bị trước, người kia sau khi chủ động bỏ ra không được đáp lại, cũng trở nên thất vọng, lạnh nhạt, tổn thương lẫn nhau.
Muốn phá vỡ loại quan hệ thân mật giả tạo này, cách tốt nhất là “đánh trực diện”, nói cho đối phương biết cảm giác chân thực của bạn. Thử trao đổi với đối phương về cảm giác, suy nghĩ của bạn, bất kể họ có tiếp nhận và đáp lại hay không, bản thân trước tiên nói ra, làm những thứ có thể làm, tiếp đó xem thái độ của đối phương.
Mối quan hệ thân mật, vốn nên để chúng ta cảm nhận được sự đón nhận và tự tại, ủng hộ và nương tựa lẫn nhau. Đừng trở nên lạnh lùng, cô độc. Yêu nghiêm túc chân thành, mới có thể mang đến hạnh phúc và năng lượng cho mọi người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *