Bản ngã (Id), tự ngã (ego) và siêu ngã (super-ego)

Bản ngã (id) là mẩu tâm trí khiến bạn muốn lấy một cái bánh đặt trên bàn. Là thứ khiến bạn muốn lấy thứ gì đó mà bạn thích, nhưng đó cũng là thứ khiến bạn muốn đấm thằng em mình.
Siêu ngã (super-ego) là thứ giúp bạn quyết định chờ sau bữa tối để ăn cái bánh đó, hoặc xin bố mẹ trước tiên. Là thứ ngăn bạn đấm thằng em mình, vì bạn biết rằng không ai chơi với một người bỗng dưng phát khùng khi họ giận dữ.
Tự ngã (ego) nằm giữa hai điều trên. Nó như kiểu sự cân bằng hoàn hảo của Thanos ý, vừa tính đến thứ mà bản ngã muốn bạn làm (không ăn gì ngoài bánh cho mọi bữa ăn hằng ngày) và cảm thức tội lỗi, muốn làm mọi người hài lòng của siêu ngã (không bao giờ ăn bánh và nhường nó cho thằng em để nó quý mình hơn, hoặc vì bố mẹ nói nó không tốt cho sức khỏe). Nó xếp ngăn nắp nhu cầu của hai cái còn lại và là gần gũi nhất với ý nghĩ của bạn. Bản ngã không bao giờ quan tâm đến thứ người khác muốn, siêu ngã không quan tâm về thứ bạn muốn, tự ngã định mức mỗi bên.
CHỈNH SỬA: Mình cảm thấy mình nên định tính vai trò của siêu ngã. Nó không phải là thiện tâm khiến bạn làm điều đúng đắn. Nó gần hơn với giọng nói thì thầm bên tai bạn rằng “sẽ không ai thích mày nếu mày làm thế”. Nó có thể khá xấu tính, và nó làm bạn của mọi nhà chứ không nhất thiết hợp đạo đức, tập trung vào những hệ quả tiêu cực tiềm năng. Nếu bạn đang tìm kiếm thiện căn thì hãy xem xét tự ngã, vì đạo đức không chỉ là làm thứ người khác muốn bạn làm – mà là học cách để cân bằng giữa sở thích lành mạnh với nhu cầu của người khác.


Chắc cũng nên chú thích rằng theo lý thuyết tâm động lực học [psychodynamic] (bao gồm lý thuyết tâm phân tích học cổ điển), tự ngã (vì thế) nằm trong sự xung đột liên miênliên tục (ừ, lấy Frodo làm ví dụ cũng ổn phết): luôn có sự va chạm giữa bản ngã và siêu ngã, tự ngã luôn cố để cân bằng và tìm sự thỏa hiệp giữa hai bên. Nó dùng cơ chế bảo vệđối phó (không thay thế nhau được; chúng nhấn mạnh những điều khác nhau theo mình biết) để làm được điều đó.
/không_hẳn_là_ELI5


Vậy nếu người khác bảo bạn có một cái tôi [ND: cũng là ego] quá lớn thì sao? Nếu theo bạn thì cái tôi quá lớn sẽ là một điều tốt, nhưng dường như nó luôn bị dùng theo nghĩa xấu.


Họ đang dùng một nghĩa khác của từ ‘cái tôi’. Cái tôi cũng có thể là ý kiến của một người, hoặc hình tượng bản thân. Nó là cách mà bạn nhìn nhận bản thân, đặc biệt là khi so sánh với người khác.
ND: Cách dịch ego là ‘tự ngã’ tỏ ra tiện lợi để không nhầm lẫn khái niệm tâm lý học với cách dùng suy diễn.


Bản ngã – Gollum
Tự ngã – Frodo
Siêu ngã – Sam


Đó chính là cách giải thích của giáo viên tâm lý học cấp 3 của mình.
Bản ngã là đứa trẻ 2 tuổi trong mỗi chúng ta. “ĐƯA ĐÂY!”
Tự ngã sống thực tế hơn và bảo ban bản ngã: “Im mồm và dịu lại; lấy nó kiểu này nè”
Siêu ngã là lương tâm đang cố nói với tự ngã và bản ngã “Đừng hòng”
Mong là hữu ích.


Vốn đã có nhiều cách giải thích hay, nhưng là một người học chuyên ngành tâm lý học, mình cảm thấy cần đưa ra ý kiến riêng. Dưới đây là cách giải thích nâng cao hơn:
Bản ngã – lòng khao khát thuần túy, thú tính; chủ nhân bàn tiệc.
Tự ngã – nhân viên công ty thực tiễn, chăm làm, tuân theo nội quy.
Siêu ngã – nhà thi hành pháp luật có đạo đức; triết gia.


Đúng hơn là bạn là tự ngã. Bản ngã là con quỷ và siêu ngã là thiên thần ngự trên vai.


Nếu đây là ELIaD&DRP (Giải thích như thế tui là người chơi Dungeons and Dragons);

  • Id – Chaotic [Hỗn loạn]
  • Ego – Neutral [Trung dung]
  • Superego – Lawful [Chấp hành]
    Mình nói có đúng không?

Kiểu vậy
Bản ngã tay nhanh hơn não. Nó hợp với sự hỗn loạn.
Tự ngã chỉ trung dung theo cái nghĩa rằng nó phải đối đầu với thực tại của thế giới. Nó phải tiếp tế cho niềm thôi thúc của bản ngã, trong khi phải tuân theo tiêu chuẩn đạo đức của siêu ngã.
Siêu ngã chỉ chấp hành luật pháp theo cái nghĩa rằng nó chỉ hứng thú với động lực và ý nghĩa cao thượng hơn. Không có nghĩa là nó “tốt”. Nó có thể trở nên rất tham lam. Những kẻ phản xã hội có siêu ngã xây dựng nên một bộ luật đạo đức hoàn chỉnh mà kẻ đó phải tuân theo, đến nỗi nó duy trì tính phản xã hội.
Cá nhân mình không thích sự phân loại bản ngã, tự ngã và siêu ngã. Mình nghĩ khoa học hiện đại đã tân tiến hơn. Thay vì có ba cái tôi cạnh tranh nhau, chuẩn xác hơn là chúng ta có một kẻ quyết định trong tiềm thức và kẻ tường thuật trong ý thức. Bạn quyết định trước khi bạn lý giải. Do đó, bộ não ở tầm cao của bạn, cái phần mà bạn biết nó là “chính mình”, không thực sự quyết định gì cả. Thay vào đó, nó lấy cái quyết định mà bạn đã đưa ra sẵn (dựa trên hiện trạng và điều kiện của bạn, trong tiềm thức) rồi tìm cách để lý giải và biện hộ, dựa trên điều mà bạn nghĩ về bản thân.
Vậy theo khoa học hiện đại, bản ngã, tự ngã và siêu ngã sẽ là …
Bản ngã là con người thật của bạn.
Tự ngã là điều kiện của bạn, cách mà thế giới đã tác động đến bạn và tạo ra những tấm khuôn sẽ điều hướng phản ứng của bạn đến những điều gây kích động.
Siêu ngã là hình ảnh mà bạn nghĩ về bản thân, nó là cái mà tâm trí bạn thuật lại, trên cơ sở trải qua những quyết định mà bản ngã đưa ra theo điều kiện của tự ngã.
Mình không phải nhà tâm lý học hay nhà khoa học thần kinh gì, nó chỉ là cách mình biện giải về những cái mình đọc được.


Cái quái quỷ gì đó mà một ông già nào đó đưa ra.
Chỉnh sửa: Đúng mà, bọn mày chỉ không biết điều đó thôi.


Hãy đọc sách của Joel Kovel, A Complete Guide to Therapy: From Psychoanalysis to Behaviour Modification [Chỉ dẫn trọn bộ về liệu pháp: Từ Tâm phân tích học đến sự sửa đổi hành vi]. Về cơ bản, Freud đã khơi dậy thường lệ về phân tích tâm lý và cải thiện ngành tâm lý học, nhưng mọi cái ông nói đều khá sai. Một ví dụ tương tự có lẽ là Thales với triết học. Thales đã khởi đầu ngành triết từ khoảng 500 CN. Nhưng hiện nay, không ai tin vào cái khỉ gì Thales nói nữa.
Dài quá không đọc: Có sự khác biệt giữa sáng lập thứ gì đó và đúng về thứ đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *