Bạn có biết về bậc thầy OSHO ?

Sơ nét về OSHO

Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi.Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền. Tác phẩm bạn đọc đang cầm trên tay, Cuộc đời của luận sư Rajneesh Chandra, kể lại cuộc đời lạ lùng và quan niệm của ông về nhiều vấn đề, thế tục cũng như tâm linh.

Osho – bậc đạo sư không khuôn thước

Sau khi có học vị thạc sĩ Triết học tại Đại học Saugar năm 21 tuổi và đạt tới giác ngộ (Samadhi) vào năm 1970, Osho du thuyết nhiều nơi trên đất Ấn. Ông bắt đầu truyền giảng những khái niệm tâm linh mới mẻ gây tranh cãi, như thông qua dục (Sex) để đạt siêu tâm thức (Super-Consciousness) và đưa ra phương pháp thiền mới, gọi là thiền động (Dynamic Meditation) – một sự pha trộn các tư tưởng triết học và đạo giáo lớn đương thời. Tư tưởng của Osho lan tỏa khắp mọi nơi, thu hút hàng ngàn môn đệ trên toàn cầu.

Qua nhiều biến động, Osho di cư từ Ấn Độ sang Mỹ để chữa bệnh, rồi bị trục xuất quay về Pune (Poona) ở nước nhà. Osho yếu dần và “rời thân thể” năm 1990. Ông để lại cả một gia tài sách và những bài giảng ghi hình ghi âm lên tới 7000 giờ lưu trữ bằng 47 thứ tiếng, các hình thức tập thiền và một trung tâm tu học rộng 16 mẫu đất (khoảng 162.000 m2) cách Bombay 100 dặm.

Nhiều đạo lý thuyết giảng của Osho vẫn còn gây tranh cãi trong cộng đồng và gây tai tiếng trong thời gian ông còn sống. Nhưng không thể phủ nhận, với trí tuệ, kỹ năng thuyết giảng đầy cuốn hút, một lối văn giản dị cùng óc hài hước và nhân cách của mình, Osho đã lay động trái tim và thay đổi cuộc sống của hàng triệu người.

Sách của OSHO nhưng không phải sách của OSHO

Kỳ thực, Osho không viết sách. Thay vào đó, ông chỉ thực hiện các buổi nói chuyện trực tiếp và tất cả sách đều được những học trò của Osho ghi lại dựa trên băng ghi âm của ông. Với những người đọc sách Osho, thì sự thinh lặng sau mỗi lần đọc sách chính là những “khoảng hở” mà thông qua đó, họ có thể tiếp nhận trí tuệ từ nhà hiền triết.

Các cuốn sách của Osho viết về nhiều đề tài khác nhau, đề cập, bàn luận về sự thân mật, sáng tạo, lòng can đảm, hạnh phúc, và “đạo”… Một số sách nổi bật trong kho tàng tri thức mà Osho để lại phải kể đến Thân mật – Cội nguồn của hạnh phúc, Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong, Đạo con đường không lối, Hạnh phúc tại tâm, Can đảm – Biến thách thức thành sức mạnh …

Những vấn đề mà sách của Osho đề cập có thể không quá mới mẻ với những người yêu thích tìm hiểu triết học, hoặc các đề tài lý luận. Tuy vậy, chân lý được truyền đạt từ một trái tim im lặng này sang một trái tim im lặng khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *