BÀI GỘP NHIỀU POST THẢO LUẬN TRUYỆN OYASUMI PUNPUN

THẢO LUẬN TRUYỆN OYASUMI PUNPUN

Oyasumi Punpun (drama, coming of age, psychological) là bộ manga mang lứa tuổi mới lớn đến gần hơn với triết lý hư vô của cuộc sống.

[Nihilistic: chủ nghĩa hư vô, tư tưởng đoạn diệt. Thuyết này lập luận rằng cuộc sống này không có mục tiêu nào có ý nghĩa hay mục đích gì]

(Phải thừa nhận rằng có một vài đoạn spoilers, không phải chính xác về sự kiện nào đó, mà là về cách câu chuyện diễn ra. Tui xin lỗi nếu có chỗ nào đó không mạch lạc, vì Tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính của tui)

Lần đầu mà tui thấy Punpun là khi nó được ca ngợi khá nhiều trên MAL, tui đã cố biết càng ít càng tốt trước khi đọc (à ừm, tui thường vậy trên tất cả các diễn đàn từ năm ngoái hoặc hơn á, và tui nghĩ đó là quyết định đúng đắn nhất tui từng có).

Một trong những khía cạnh thu hút sự chú ý của tui đầu tiên là việc chỉ trích công khai hầu hết các mặt của xã hội Nhật Bản (ừm, đôi khi mở rộng ra những mặt của xã hội phương Tây nữa, nhưng cũng không quan trọng). Không vấn đề gì với mindset, vì nếu nó tích cực, tiêu cực, gây tổn thương hay vui vẻ thì cũng không ai thấy an toàn với những bình luận từ xã hội trong Punpun.

Nhưng với mỗi chương, Inio Asano lại càng đi sâu hơn về quan điểm về thuyết hư vô gì đó của ông, rằng không chỉ không ai thấy ổn trước những lời chỉ trích, mà thậm chí không ai thấy ổn trước cái sự thật cuối cùng của truyện (theo tôi): Rằng tất cả những điều bạn làm, kể cả chính cuộc sống này, đều là vô nghĩa.

Nếu ban đầu, tác giả xử lí một bức tranh lớn (xã hội và khuôn mẫu xã hội), thì khi manga càng phát triển, ông ấy càng đi sâu vào nội tâm của nhân vật, để cho ta thấy sự đa dạng trong những lựa chọn mà con người ta sẽ chọn để đối phó với sự vô nghĩa trong hành động và số phận của họ.

Còn nữa, thời gian chẳng bao giờ dừng lại với những ai còn sống, và Asano chưa một lần quên đi việc phát triển nhân vật của mình, thậm chí ông làm việc này một cách rất thông minh. Và như một phép tương phản, nhân vật có thể mang ý nghĩa với cái gì đó, không nhất thiết là cuộc đời hay vũ trụ này, mà với chính con người xung quanh họ. Những mối quan hệ là điều duy nhất có ý nghĩa phần nào trong đời họ, và cũng là động cơ chính cho những sự thay đổi bên trong người nhân vật xuyên suốt câu chuyện.

Vào cuối truyện, tui nghĩ điều Asano muốn gửi đến chúng ta đó là mặc dù thời gian ta sống trên trái đất có thể không liên quan lắm đến thế giới rộng lớn xung quanh ta, và rằng dù xã hội này có thất thường vkl, ta vẫn có thể tìm được chút gì đó gọi là an ủi (nhưng không chính xác là hạnh phúc) ở những điều gần gũi với ta.
_____________________

u/Traeyze (7 points)
Có 3 ý chính trong cái ý khá là rộng về sự vô nghĩa trong cuộc đời.

Chủ nghĩa hiện sinh, nói rằng thế giới không có ý nghĩa gì nhưng ta có thể tạo ra nó thông qua giá trị của chính mình.

Chủ nghĩa hoài nghi, rằng việc cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời rất vô nghĩa, nhưng ta vẫn phải sống dù cho có thế.

Chủ nghĩa hư vô, sự từ bỏ hoàn toàn bất kì ý nghĩa nào, của bất cứ thứ gì, và chỉ đơn giản là chấp nhận nó, hoặc không.

Xuyên suốt Punpun, ta có thể thấy cả 3 xen lẫn nhau, chồng chéo lên nhau.

Masumi có thể được xem như một người theo chủ nghĩa hoài nghi. Anh ta dường như đã nhận ra việc đi tìm ý nghĩa vô nghĩa đến nhường nào, thay vì thế, anh ta chỉ đơn giản là chấp nhận việc vũ trụ này phi lý ra sao và rồi thả trôi tất cả. Tình bạn của anh ta có thể được xem như một ví dụ về việc đi tìm ý nghĩa cuộc đời, nhưng tui nghĩ điều đó thể hiện một giá trị có tính toán, hơn là bất kì niềm tin vào một ý nghĩa vũ trụ rộng lớn nào đó.

Có thể thấy Sachi là một người theo chủ nghĩa hiện sinh rõ ràng hơn. Dễ thấy cô ấy tìm được rất ít giá trí hay ý nghĩa trong đời, nhưng qua nghệ thuật, tình yêu và cái biểu đạt tình cảm mà cả 2 điều trên trao cho cô, đã cho cô một lý do để tiếp tục tồn tại. Qua những ý nghĩa mà cô ấy thể hiện và cảm nhận, tui không tin cô cảm nhận được giá trị nội tại thật sự, nhưng đó cũng là một phần quan trọng, tui nghĩ thế, bởi nếu không thì tác giả sẽ không bao giờ thể hiện ra như thế.

Punpun, rõ ràng phải đấu tranh với chủ nghĩa hư vô. Anh chiến đấu chống lại nó, đôi khi lại rơi vào 2 loại kia, nhưng sau một khoảng thời gian dài, anh lại chẳng tìm được bất kì ý nghĩa gì và rồi anh từ bỏ mọi chuẩn mực và đạo đức. Cuối cùng, anh chọn một quan điểm cân bằng/hướng xã hội hơn khi nhận ra mình đã gây ra bao nhiêu thiệt hại.

Kou đại diện cho ý tưởng sử dụng “đức tin” như một cách để chống lại cuộc khủng hoảng chủ nghĩa hiện sinh. Rất nhiều triết gia ngày trước cho rằng đức tin là rất hữu ích để đối phó với vô nghĩa, bởi nó mang đến tính khách quan cho sự phi lý. Các nhà triết học hiện đại sẽ lập luận rằng đó là sự phủ nhận chứ không phải một cách, và bản thân bộ truyện đã đi đúng hướng, rằng ta sẽ chẳng thể thực sự biết Kou có bị điên hay không.

Cuối cùng, Aiko, đại diện cho “sang chấn tâm lý” [sự tổn thương tinh thần]. Em ấy tồn tại như một người theo chủ nghĩa hư vô, nhưng theo việc em bị lạm dụng thì còn rất nhiều cái bẫy được thiết kế để “bẫy” em vào cái lồng của sự tự oán hận. Bệnh tâm lý, chẳng hạn như chủ nghĩa tiêu dùng bị đẩy đến mức ám ảnh, thường được cho là những cách có thể mang lại ý nghĩa nhưng phải trả giá đắt. Cuối cùng khi em nhận ra những thứ mà em đã nắm giữ (thoát khỏi mẹ mình và ôm lấy tình yêu) vẫn không giúp em ấy trở nên tuyệt vọng.

Cuối cùng thì tất cả đều tìm kiếm hạnh phúc và có phần thất bại, nhưng đó là vì họ bị ám ảnh bởi ý nghĩa của cuộc sống hay bởi vì việc sống vô nghĩa không thể mang lại hạnh phúc thực sự được. Thật khó để biết, tui cho rằng cái kết đó là điều bạn phải tự hỏi chính mình.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/55vcwg
_____________________

r/manga
u/sprkmstr (45 points)
Về manga Oyasumi Punpun.

Chào mấy đồng chí fan manga! Tui vừa host một topic thảo luận chung về Flip Flappers trên r/anime. Tụi tụi trao đổi vui quá trời! Và tui thì là 1 đứa ghiền manga hơn là anime, nên đã nghĩ ngay rằng sao không làm thế trên r/manga luôn? Vậy nên giờ tui muốn cùng mọi người thảo luận về bộ truyện yêu thích nhất của tui: Oyasumi Punpun. Flip Flappers là một bộ anime nhìn chung đã tạo ra nhiều luồng ý kiến, và tui cũng mong chờ Oyasumi Punpun sẽ như thế đó. Sao đi nữa thì đây là một bài thảo luận chung nhé!

Mấy ông muốn bình luận gì về công trình tuyệt đẹp này của Iniso Asano cũng được. Mấy ông có thích hông? Và tại sao nữa? Hãy nói về nó đi nhéee!
_____________________

u/hoatmeal13 (41 points)
Ui chời topic về Punpun nổi lên làm tui thích quá. Tui nghĩ đây là manga Seinen hay nhất, nhưng không có nghĩa là nó không có sai sót gì nha. Tuy nhiên một điều tui thấy mọi người hay than phiền về bộ này là đôi khi nó quá uỷ mị, hoặc có lúc bầu không khí “u tối” khá là gượng ép, tui lại không nghĩ lời chỉ trích này là đúng.

Tui nghĩ Asano Inio có nhận thức rõ ràng về những lời thoại sướt mướt và các cảnh khá cringey đó, bởi ổng đang viết 1 câu chuyện về 1 anh chàng cringe mà. Ổng cố tình quăng mấy chi tiết đó vô tại đó là thứ bọn nhóc mới lớn thực sự phải trải qua! Giống Salinger’s Catcher In the Rye đó, ta có nhân vật chính trẻ tuổi, luôn thấy không chắc chắn về bản thân và ta sẽ thấy khá là khó chịu về điều đó.

Tui nghĩ đám người gọi bộ truyện này uỷ mị hay “fake deep” đã quên mất giá trị của nó rồi. Thường tụi teen hay fake deep lắm, vì chúng hay sợ sệt, rồi chìm sâu vào chính bản thân mình, đem thứ điều tiên chúng tiên chúng tìm được lên bề mặt, bất kể nó có sướt mướt hay ngu ngốc cỡ nào. Tính xác thực của Punpun chính là minh chứng rõ ràng cho tài năng của tác giả trong việc tạo ra một nhân vật, và đó cũng là lí do Oyasumi Punpun là một trong những bộ truyện tuổi mới lớn đỉnh nhất mà tôi từng đọc, bất kể là trên phương tiện nào.

>u/sprkmstr (14 points)
VÂNG CẢM ƠN ÔNG! Tui đã từng nghe chính xác cái câu chỉ trích trước đây. Tui nghĩ những chi tiết “cringey” kia đã được tính toán theo một mục đích rất rõ ràng. Tui hiểu theo một cách nào đó rằng Punpun khá siêu thực, cũng có tính hiện thực vừa đủ để liên hệ được với cuộc sống và cả tính “người” nữa. Sợ xã hội [Social Anxiety] đã mang đến những khoảnh khắc khó xử và phản ứng căng thẳng, đấy chính là cuộc sống của loài người ngày nay. Tui cảm giác những chi tiết ấy đã khiến câu chuyện viễn tưởng gắn kết tốt hơn với thực tế.
________________________

u/always_in_love (10 points)
Tất nhiên là tui thích rồi. Thật lòng thì nó không như những gì tui mong chờ lúc đầu. Nếu có 1 từ để diễn tả bộ này thì đó là…u tối. Chắc chắn đây là 1 bộ truyện không thể nào quên được.
________________________

u/ShadowTreader (12 points)
Thật lòng Punpun đã dễ dàng trở thành manga yêu thích nhất của tui, và cũng là tác phẩm nghệ thuật tui thích nhất, bất kể thời kì nào đi nữa. Thật sự khó để tìm được một bức chân dung cuộc sống lạnh lùng, tàn nhẫn và tuyệt vọng đến như thế.

Có rất nhiều seinen rất u tối và nhẫn tâm, nhe the Flowers of Evil, Onanie Master Kurosawa và Nijigahara Holograph nhưng chúng không giống những gì Punpun mang tới. Khá là sợ hãi và đáng lo khi có một bức chân dung miêu tả chính xác sự tăm tópi của cuộc sống, và nó cũng khiến ta nhận ra thế giới này có thể tàn nhẫn đến mức nào.

Điều khiến bộ truyện cảm động và ảnh hưởng đến tui nhất chính là cách nó bất chấp tất cả những mong chờ của tui với 1 bộ manga hay một câu chuyện bình thường; thay vì những khoảnh khắc hạnh phúc, thành công cho nhân vật, như hầu hết các truyện khác, Oyasumi Punpun lại là một vòng xoáy liên tục của những bi kịch và tuyệt vọng, hầu hư không có những chi tiết vui vẻ để cân bằng lại điều đó. Ta liên tục cầu mong những điều hạnh phúc cho nhân vật, nhưng rồi sẽ luôn bị chối từ.

Ví dụ rõ nhất là đây [link die mất rồi ạ…]

Tui vẫn luôn rùng mình và buồn bã mỗi khi nghĩ về bộ này. Cảm giác trống rỗng mà tui có khi vừa đọc xong là cảm giác tui chưa từng được cảm nhận trước đây. Tui không nghĩ mình có thể tìm được một manga khác có thể vừa gây ấn tượng mạnh, lại vừa gần gũi với bản thân như thế.
________________________

u/spawnthespy (8 points)
Một điều khiến bộ này trở nên đáng kinh ngạc ĐẾN VẬY với tui, chính là thực tế, hầu hết những sai sót, hoài nghi mà mấy ông cảm nhận được đều được phản chiếu qua Punpun, và ngay lập tức mấy ông thấy như mình bị “đấm vào vết bầm”, nhưng sau đó nó cũng khiến ta bước tiếp và quên đi những vấn đề ấy.

Punpun, câu chuyện của anh ấy, các anh ấy được vẽ nên (khuôn mặt chú chim nhỏ thay đổi theo những gì anh ấy trải qua), đã trở thành một trong những nhân vật sâu sắc nhất trong thế giới manga. Arigato, Inio Asano Sensei.

>u/spekmstr (4 points)
Aw yiss thiết kế nhân vật của Punpun thật sự rất thông minh. Sự tương phản giữa cái thiết kế đơn giản, trong trẻo ấy với câu chuyện hỗn loạn, phức tạp ấy thực sự là rất thú vị. Tui thích câu “đấm vào vết bầm” đấy, hợp ghê!
________________________

u/Hazlet95 (14 points)
Điều gây hoang mang nhất ở đây chính là việc Punpun có thể liên hệ đến đời sống của ta như thế nào. Người ta trải qua những thứ đấy mỗi ngày. Vài người tồn tại trong cái vòng tròn luẩn quẩn của mối quan hệ lạm dụng như Aiko. Cô mangaka muốn Punpun ở lại vì cô trong khoảnh khắc tồi tệ của cuộc đời, nhưng anh đã chọn rời đi để theo đuổi ước mơ. Vài người mất đi cha mẹ, và ta thấy rất nhiều những nhân vật như thế trong chính cuộc đời mình, trên chính con đường ta đi tìm chính ta.

>u/sprkmstr (2 points)
Tui thực sự thích cái cách tác giả cân bằng các nhân vật trong Oyasumi Punpun. Cứ như mỗi nhân vật có nhiều hơn 1 góc khuất, điều mà ta ít thấy ở manga. Ý tui là, nếu mấy ông lớn lên trong sự ngược đãi, hay chứng kiến những thứ tồi tệ như vậy, hay trải qua các cú sốc tinh thần to lớn, nó sẽ ảnh hưởng rất mãnh liệt đến tính cách của các ông. Tui thấy Inio Asano đã bắt trọn cái tư tưởng này một cách hay nhất có thể luôn.
_____________________

u/ballistictiger (6 points)
Tui liên hệ được với Punpun dữ lắm luôn. Lớn lên trong một gia đình tan vỡ, yêu một cô gái cả cuộc đời, nhưng cổ lại bỏ đi. Cố không nghĩ về cổ nữa, nhưng ông biết đấy, chỉ là giấc mơ thôi. Nói về mơ, hồi nhỏ tui mơ nhiều lắm. Trước khi bị sự cay nghiệt của cuộc đời đá cho vài phát, tui vẫn trong trắng lắm. Khi gia đình tan vỡ, tui ẩn bản thân mình trong đống suy nghĩ, và tách biệt với thế giới bên ngoài. Thế giới này với tui chỉ là một nơi đáng sợ, đầy rẫy sự bất công. Rui sống mỗi ngày trong suy nghĩ rằng mình là một nỗi sai lầm và chán nản ra sao, nhưng rồi giờ tui vẫn ở đây, vẫn cố trôi qua từng ngày.

Rất nhiều người trải qua như thế. Đời là bể khổ, nhưng ta vẫn phải tiếp tục đi, tiếp tục hi vọng dẫu hạnh phúc chỉ nhỏ tựa những chấm tròn li ti.
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/6217xu
_____________________

r/manga
u/shaunsingh14 (9 points)
Vì sao tui yêu Oyasumi Punpun. Thảo luận về Oyasumi Punpun.

Bài này đã được tui copy y nguyên lên Tumblr. Link nè: http://regnum-dei.tumblr.com/…/11…/why-i-love-oyasumi-punpun [Link die mất rồi]

Nếu mấy ông không để ý thì đa số các bài đăng trên blog của tui đều xoay quanh 1 bộ manga tên là “Oyasumi Punpun”. Tui nghĩ những followers của tui sẽ hiểu lí do á, vì tui thật lòng thật sự thấy bộ truyện này hay vãi lúa luôn, và ai ai cũng nên thử đọc nó thật sớm. Bộ truyện với mở đầu như một vở hài slice-of-life khá kì dị và rùng rợn, nhanh chóng trở thành một trong những bộ truyện dữ dội nhất dành cho tuổi-mới-lớn, hơn hẳn những bộ từng được ca thán về chủ nghĩa hiện thực như Clanad: After Story, và cũng là một trong những trải nghiệm tuyệt nhất tôi từng có với manga nói chung.

[Chủ đề slice-of-life: đời thường, các tác phẩm về chủ đề này thường tập trung miêu tả các khía cạnh của cuộc sống thường nhật, các hoạt động gần gũi trong đời sống và thường không được phát triển một cốt truyện quá rõ ràng]

Như đã nói, tui hiểu là Oyasumi Punpun không hoàn toàn 100% tả thực xuyên suốt bộ truyện, và nó cũng trở nên khá lố bịch vào đoạn cuối (kể cả theo mức tiêu chuẩn mà Inio Asano đã đặt ra cho bộ này ngay từ đầu truyện). Dù vậy, thực tế thì tui có thể liên hệ bản thân sâu sắc với manga này ở hầu hết các điểm thời gian, và vì thế tui yêu nó vô cùng luôn. Tất nhiên, cũng chính lí do này khiến tui phải tạm dừng đọc nó khoảng 3 tháng, trước khi hạ được quyết tâm ngồi xuống và đọc hết vào giữa tháng 1 này. Tui biết trước đây tui cũng suýt đứt gánh giữa đường với vài bộ, khi mà mấy nhân vật tui thích xảy ra chuyện á (như Fruits Basket, Koe no Katachi nè), có điều là tui vẫn gắn bó với tụi nó đến cuối, và chưa từng phải dừng ngang khi đang đọc bộ nào hết. Punpun là manga đầu tiên tui phải ngừng giữa chừng như thế.

Thậm chí không phải tại vì đống hổ lốn diễn ra trong đời Punpun, Aiko, Seki, Shimizu, vân vân đâu. Đúng ra là vì tình tiết trong bộ truyện này liên kết với đời tui nhiều hơn tui tưởng, RẤT NHIỀU. Cũng tương tự khi tui đọc Fruits Basket ấy, cảm giác cả 2 bộ đều tui nhớ đến những cuộc cãi vả mà tui đã từng trải qua. Tuy nhiên nội dung Fruits Basket lạc quan hơn và khiến tui cảm thấy ổn hơn qua thời gian. Ngược lại, Oyasumi Punpun lại nổi tiếng với thói giễu cợt và tả thực đến đau lòng. Nó khiến tui muốn từ bỏ, ngay cả khi đang muốn đứng lên thoát khỏi cái hố mà tôi mắc kẹt vào tại lúc đó. Đây không phải kiểu truyện mà mấy ông nên xem khi mấy ông muốn cảm thấy bản thân tốt hơn ngay khi đọc đâu.

Dù sao đi nữa thì tui cũng đã có thể tiếp tục đọc Punpun, sau khi tranh luận với vài đứa bạn cũng vô tình bị như tui. Dẫu manga này có cay độc hay đau lòng đến thế nào, vẫn có một cảm giác khá yên bình khi đọc nó. Ý tui là, cũng yên tâm khi hiểu rằng những cuộc chiến mà ta đang trải qua, không chỉ đơn độc một mình ta. Chắc chắn ai cũng cảm nhẫn được những cảm giác tồi vãi cứt mà Punpun phải trải qua, dẫu có khi chưa từng bị hãm hiếp bởi dì mình, hoặc chưa từng dành cả đời để ám ảnh về cô người yêu thuở thơ ấu. Ai mà chẳng muốn được ân ái trong lần đầu tiên của mình? Ai mà không thấy mình như đang sống trong một cuộc chạy đua liên tục? Ai lại chưa từng hồi tưởng về những mối tình đã qua? Ai lại chẳng nảy sinh tình cảm với người bạn thân nhất của mình vào một khắc nào đó? Ý tui là, à nghe có vẻ hơi ngu ngốc và self-centred, nhưng tui cũng thỉnh thoảng cảm giác như thế, và kiểu manga này như nhắc nhở tui rằng chẳng phải ngẫu nhiên là như thế. [self-centred: như cho mình là trung tâm]

Cũng không hẳn lúc nào Oyasumi Punpun cũng ảm đạm và u tối. Có những khoảnh khắc thực sự ngọt ngào và ấm áp xuyên suốt bộ truyện, như cảnh “lãng mạn” của Punpun và Sachi. Tất nhiên, ta biết những khung cảnh hạnh phúc trong manga chỉ là phù du, nhưng nó còn phụ thuộc vào đời sống thực như thế nào nữa. Tui nghĩ bố Punpun (tui nhớ vậy?) đã nói rất đúng: Ngay khi ta nghĩ ta vừa đạt được một điều gì đó vô cùng ý nghĩa, mọi thứ sẽ thuận buồn xuôi gió, cũng là lúc ta nhận ra đó vốn chỉ 1 checkpoint, và vẫn còn vô vàn điều ta vẫn chưa làm. Vậy nên, ta không nên tự mãn kể cả trong cuộc sống, hay ngay cả khi đọc truyện.
Liệu tui sẽ nói Oyasumi Punpun là bộ manga đỉnh nhất chứ? Không, nhưng nó lại gần như đỉnh nhất trong đống truyện tôi đọc. Nếu nó đang cố khơi gợi hàng đống thứ xúc cảm trong tôi, thì chắc kèo nó đã thành công vkl rồi đấy. Như đã nói, nếu giấy phép và giá cả không có gì đáng lo, tui sẽ có xu hướng mua vài tập KnK, Fruits Basket hay thậm chìa Solanin hơn là Punpun. Không sai, Oyasumi Punpun, không nghi ngờ gì nữa, chính là một trong những trải nghiệm tuyệt nhất tôi từng có với manga (và đkm, thậm chí là cả nền văn học luôn đấy). Nhưng song song đó, giọng điệu giễu cợt đến đau lòng ấy lại đôi khi vượt quá sự chịu đựng của tui. Đừng hiểu lầm, tui vẫn muốn mua truyện Punpun, chỉ là nó sẽ không nằm ở hạng ưu tiên như các ông nghĩ đâu.
_____________________

u/bakuhatsuda (2 points)
Tui yêu khoảng 110 chap đầu tiên lắm luôn, bởi những sự kiện buồn đau được tả thực của các nhân vật như Punpun, cậu Punpun và Seki nữa. Về sau, với khoảng hơn 30 chap cuối, cốt truyện mang màu kì dị và có phần không-thực-tế (như ông đã nhắc), cảm giác như bị thổi phồng lên quá đà vậy. Tui vẫn muốn tiếp tục câu chuyện, nhưng có quá nhiều phần trước cái kết làm tui thấy mọi thứ đang leo thang một cách không cần thiết. Và còn nữa, tui cực kì ghét cái subplot Pegasus luôn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *