#AstroAprilQRVNCâu hỏi: Nếu cư dân trái đất định bỏ hành tinh của mình và chuyển

Nếu cư dân trái đất định bỏ hành tinh của mình và chuyển lên sao Hoả, làm cách nào để cho hàng tỷ người lên một hành tinh có kích thước bằng một nửa Trái đất?

Ồ, một câu hỏi thú vị! Chà, nếu vấn đề có vẻ như nằm ở bề mặt của hành tinh, hãy nghĩ theo cách này – 71% diện tích trên trái đất được bao phủ bởi nước, và trên Google Maps tôi không thấy con người xây nhiều các toà nhà nổi trên Thái bình dương. Mặt khác thì sao Hoả khô như ngói vậy. Vậy nên dù chỉ có kích thước bằng một nửa trái đất, thực sự là toàn bộ sao Hoả có thể sinh sống được. Tuy thế, có lẽ không nên sống ở hai cực – ở đó lạnh đến mức CO2 rơi thành tuyết luôn.

Vấn đề quan trọng hơn cần cân nhắc trong việc chuyển vị trí hành tinh là việc di chuyển hàng tỷ con người. Đây là một cách hay để suy nghĩ điều này: hạm đội tàu con thoi đã nghỉ hưu có thể chở được 25 tấn hoặc 50,000 pounds tải trọng. Một người trung bình nặng 140 pounds (khoảng 63kg). Điều này có nghĩa là, tải trọng tối đa bạn có thể đưa lên là 357 người một lần. Và có tổng là 7.1 tỷ người trên Trái đất. Tại toạ độ quỹ đạo lý tưởng nhất, một chuyến đi Trái đất – sao Hoả sẽ mất 7 tháng. Sẽ mất rất nhiều thời gian, và rất nhiều lần bay đi bay về. Kể cả bạn có một triệu con tàu con thỏi, sẽ vẫn mất đến 23.2 năm để đưa mọi người lên tới đó (có thể tôi tính toán sai – vui lòng chỉ giúp ở phần bình luận nhé).

Và rồi đến vấn đề sống trên sao Hoả lúc ban đầu. Đây là hình ảnh về sao Hoả (hình 1)

Và đây là hình ảnh ở thung lũng chết (hình 2)

Nhìn khá tương đồng phải không nào? Giờ cứ tưởng tượng thung lũng chết giảm đi 121 độ C, về cơ bản là không có không khí, mức độ gây ung thư từ bức xạ tia cực tím của mặt trời cao khủng khiếp, và mỗi một hạt bụi đều là chất độc. Giờ hãy tưởng tượng đang sống ở đó đi.

Chẳng ổn chút nào.

Hoá ra là có cách giải quyết cho chuyện này. Thôi đừng lên sao Hoả sống nữa, thay vào đó hay tới hành tinh khác, một nơi ngạc nhiên thay rất tương đồng với Trái đất. Có thể bạn đã đoán ra rồi: sao Kim (hình 3).

Đúng vậy – sao Kim tuyệt vời, hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời (462°C), nơi mà áp suất khí quyển đủ mạnh để đè bẹp lon soda, 90% là khí CO2, bề mặt có khả năng hoạt động núi lửa rất cao, và mưa axit. Tại sao lại sống ở đây mới được cơ chứ?

Chà, tôi không có nói là chúng ta sẽ sống trên bề mặt – đó là nơi chứa tất cả các thứ kinh khủng này. Thay vào đó, chúng ta sẽ thực hiện giấc mơ của tất cả những người hâm mộ Star Wars – Empire Strikes Back: một thành phố ở trên mây (hình 4,5).

Cần biết là sao Kim là hành tinh đất duy nhất ngoài Trái đất, nơi bạn không cần đến bộ quần áo vũ trụ. Trên đỉnh của những đám mây sao Kim, cả áp suất lẫn nhiệt độ đều khá tương đồng với Trái đất. Tất cả những gì bạn cần là bình oxy và mặt nạ (thứ mà bạn thấy trong bệnh viện ấy) để có thể thở được trên đó. Lớp khí quyển dày sẽ đốt cháy gần như toàn bộ những thiên thạch rơi xuống đây – thứ mà khí quyển ở sao Hoả không thể làm được.

“Nhưng đợi đã!” bạn nói. “Sao Kim rất gần với mặt trời hơn là Trái đất hoặc Sao hoả. Nó không bị nướng khô bởi bức xạ mặt trời hay sao?” Sự thật là có. Nhưng lớp mây tôi vừa nói đến trên kia – dày 40 dặm (64.3km) – hấp thụ lượng khổng lồ bức xạ đó, khiến cho mức bức xạ mặt trời giảm xuống bằng với mức độ trên Trái đất.

Trạng thái lân cận với mặt trời cũng khiến cho các tấm quang năng hữu dụng hơn rất nhiều – chúng sẽ có hiệu quả hơn những tấm quang năng trên Trái đất 40%, và trên sao Hoả 110%. Tôi sẽ chọn những tấm quang năng này thay vì lò phản ứng hạt nhân (nguồn năng lượng khả thi duy nhất).

Thêm nữa thì trọng lực sẽ không là vấn đề. Trên sao Hoả, mức 37.8% trọng lực Trái đất sẽ gây ra tất thảy những vấn đề thể chất – đặc biệt là đối với trẻ nhỏ hoặc đang trong lứa tuổi phát triển. Điều này không giống trên sao Kim. Sao Kim có 90.4% trọng lực Trái đất – nên các vấn đề sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

Và còn một đặc quyền to lớn khác nữa – sao Kim gần với Trái đất hơn sao Hoả rất nhiều. Để tới được sao Kim (trong giai đoạn khoảng hở quỹ đạo cực thuận) sẽ mất 97 ngày – khoảng hơn 3 tháng. Tốt hơn rất nhiều so với 7 tháng phía trên! Và đây không phải là dữ liệu của tôi – tôi lấy từ NASA theo nguồn này How Long Does it Take to Get to Venus?

(Đây là đường đi của quỹ đạo gần điểm cực thuận – minh hoạ tốt nhất tôi có thể tìm thấy trên Google Images.) (hình 6)

Tôi cam đoan với bạn, việc sản xuất hàng loạt các thành phố nổi, kháng axit, chạy bằng hơi nước trên Trái đất để chuyển lên sao Kim sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc dò dẫm xung quanh để thiết lập được một căn cứ trên mặt đất trong bộ đồ không gian lóng ngóng ở sao Hoả. (Tại sao phải làm trên mặt đất à? Ngăn tia bức xạ mặt trời này, ngăn việc va chạm với thiên thạch này, ngăn những người ngoài hành tinh xanh lè thù địch nữa…) (hình 7)

Nhưng vâng. Chúng ta đã đi qua những gì câu hỏi đang thắc mắc, nhưng đó là những gì chúng ta sẽ phải làm nếu như phải từ bỏ Trái đất và di dời hàng tỷ người vì một số lý do. Sản xuất hàng loạt các thành phố nổi Armada-Esque và nhảy lên chuyến kế tiếp của tên lửa SpaceX bay tới tới sao Kim. Dễ như ăn bánh vậy.

(Nhân tiện có ai hiểu điều ám chỉ đó không? Armada ấy? Từ tiểu thuyết The Scar của Miéville? Không hả? Chỉ mỗi tôi à?)

Chỉnh sửa: Cho đến giờ, tôi đã thấy một loạt các bình luận về việc “Chúng ta cần phải làm gì để có nước?” Chà, cơ thể con người chỉ mượn lượng nước mà nó sử dụng thôi, và khi chúng ta sẽ sống trong những ngôi nhà kín gió (rốt cuộc thì chẳng ai muốn hít axit sulfuric cả), một hệ thống tái chế nước sẽ cung cấp cho chúng ta một lượng nước vô hạn.

Cứ cho là, chúng ta sẽ mất một ít nước mỗi khi ai đó đánh bạo ra bên ngoài (chúng ta thở ra một chút xíu nước với mỗi hơi thở). Rất may, các đám mây sao Kim thực sự sở hữu một lượng hơi nước rất nhỏ. Bây giờ, nó chỉ là một hoạt động cân bằng – chúng ta sẽ mất nhiều nước hơn so với lượng nước sản xuất ra hay ngược lại?

(Và vâng, tôi đã copy and paste rất nhiều câu câu trả lời của mình từ bài đăng này để trả lời câu hỏi này ở bên dưới các bình luận. Có thể nói gì đây – Tôi lười quá.)

Ngoài ra, cảm ơn cho lượt thích và bình luận nhé!

_________

Hình minh hoạ: Trái đất và sao Hoả

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *