Âm Mưu Của Toàn Quyền Đông Dương: Đưa Vua Hàm Nghi Trở Lại Ngai Vàng Sau Khi Bị Đi Đày Nhằm Hạ Uy Tín Của Ông.
Trích từ Seri: Vua Hàm Nghi Chốn Lưu Đày (Phần 7) – Chuyện Lịch Sử Chưa Kể Về Vua Hàm Nghi | Trở Lại Ngai Vàng?
Có chuyện “Người tù” trở lại ngai vàng ?
Vua Hàm Nghi là ngọn cờ của các phong trào Cần Vương, Văn Thân chống Pháp rất quyết liệt Các phong trào này đã gây cho chính quyền thực dân biết bao thiệt hại về nhân mạng và tiền của. Bắt được vua Hàm Nghi, Pháp coi như đạt được một thắng lợi rất to lớn, họ đày ông đi thật xa để vô hiệu hoá ngọn cờ kháng Pháp trong tay ông. Tuy nhiên, vua Đồng Khánh do ngưòi Pháp dựng lên thay thế vua Hàm Nghi ở Huế bị thần dân Việt xem thường. Dưới mắt người Pháp, vua Đổng Khánh tận tụy với Pháp nhưng đạo đức không tốt, có nhiều biểu hiện biển thủ tài sản công, không thể ổn định tinh thần cho dân chúng được. Do đó, dù đã lưu đày Hàm Nghi qua Alger, người Pháp ở Đông Dưong vẫn có thâm ý “nuôi” Hàm Nghi để hy vọng khi cần thì sẽ dùng ông. Vì thế người Pháp đã có chế độ biệt đãi đối với người tù Hàm Nghi ở Alger như: nhà vua được Toàn quyền tiếp mời cơm, mời đi săn; được cấp nhà làm tư thất (Villa des Pins); khi nhà vua đau ốm được.thầy thuốc giỏi chữa trị; các con vua đều có học bổng đi học bên Pháp.
Xem clip và seri đầy đủ về cuộc sống vua Hàm Nghi tại chốn lưu đày tại link: https://youtu.be/zp0eV7q9wYU
Vua Đồng Khánh qua đời
Ngày 13-01-1889, vua Hàm Nghi đến Alger. Chỉ nửa tháng sau, ngày 28-01-1889, vua Đồng Khánh mất, trong di chúc; không chỉ định ai sẽ nối ngôi. Hoàng tử Bửu Đảo con vua Đồng Khánh còn “ít tuốỉ quá và lại ốm gầy còm ” nên không thể nối nghiệp được. Cái niên hiệu “Hàm Nghi” lai đươc nhắc đến.
Được tin vua Đồng Khánh qua đời, không có người kếị vị, Đại thần Nguyễn Trọng Hợp đang giữ chức Khâm sai ở Bắc Kỳ liền đến gặp Toàn quyền Đông Dương Richaud đề nghị chính quyền Pháp nên rước vua Hàm Nghi trở lại ngai vàng để an dân. Toàn quyền Đông Dương đang cần người có uy tín ổn định tình hình Trung Bắc Kỳ lúc ấy nên tán thành đề xuất của Nguyễn Trọng Hợp. Rất tiếc là Chính phủ Pháp ở Paris không đổng ý và họ ủng hộ giải pháp đưa Bửu Lân mói 10 tuổi, con ông vua 3 ngày Dục Đức, lên ngôi với niên hiệu Thành Thái.
Xem clip và seri đầy đủ về cuộc sống vua Hàm Nghi tại chốn lưu đày tại link: https://youtu.be/zp0eV7q9wYU
Sự kiện này vua Hàm Nghi không biết và giới sử học Việt Nam cũng chưa viết. Ông Nguyễn Xuân Thọ làm việc lâu năm ở Bộ Ngoại giao Pháp may mắn biết được việc ấy và viết rõ trong cuốn Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897) (U.S.A-1994):
“Nói đến chuyện nối ngôi, thì trong một bức mật mã đóng dấu “mật”, ngày 30-1-1889, từ Hà Nội gửi đi, Toàn quyền Richaud đề nghị với Bộ Hải quân ở Paris về việc kế vị ngôi vua bỏ trống, như sau:
“..Có thể các nhà chức trách Bắc Kỳ muốn tôn Hàm Nghi lên ngôi vua, bởi vì Hàm Nghi chống đối chế độ Bảo hộ. Nhưng Huế không muốn. Khâm sứ Huế thì tưởng người ta sẽ chọn một người con trai của Dục Đức, là người đã trực tiếp kế vị Tự Đức, lên ngôi được vài hôm thì bị phế truất do âm mưu cùa hai phụ chảnh đại thần Thuyết và Tường. Sự lựa chọn ấy sẽ đưa một người thuộc dòng họ chính thống của Minh Mạng. Hoàng tử này chưa đến tuổi thành niên – tôi không rõ bao nhiêu tuối – đã được cảm tình của triều đình và Hội đồng Cơ mật đang thảo luận sáng hôm nay nhằm đi đêh một quyết định dứt khoát.”
Nghe đến tên Hàm Nghi do Hà Nội nêu lên, Paris vội vàng trả lời viên Toàn quyển, cũng ngay ngày hôm đó, bằng một bức điện “thượng khẩn” và “tối mật” :
“Hãy khước bỏ Hàm Nghi vì Hàm Nghi đương nhiên là thù địch với chính phủ Bảo hộ. Trong số các hoàng thân khác, hãy chấp nhận hoặc khuyên người ta lựa chọn kẻ nào thích ứng hơn cả với lợi ích chính trị của chúng ta, sau khi đã trao đôĩ nhất trí với Khâm sứ (Huế).”
Ngày 11-2-1889, trong một bức thư gửi Bộ trưởng Hải quân, Toàn quyền Đông Dưong Richaud giải thích những lý do vì sao khiến ông nghiêng về việc lựa chọn Hàm Nghi:
“Ông hoàng này (Hàm Nghi) đã từng ở ngôi vua. Ông là thủ lĩnh phe những người theo chủ nghĩa quốc gia; tên tuổi cùa ông ta ai cũng biết đến; và đã là ngọn cờ tập hợp những người kháng chiến chống lại chúng ta. Ảnh hưởng của ông sâu rộng không cần phải bàn cãi nữa; để dẫn chứng tôi chỉ nhắc đến lòng cảm thương sâu sắc của toàn dân Việt Nam khi được tin ông bị bắt và những dấu hiệu của lòng tôn kính của mọi người đôi với ông trong suốt chặng đường di chuyển, từ chỗ núị rừng nơi ông bị bắt, cho đến Thuận An, trên chiếc tàu thủy “La Comète” (Ngôi sao chổi), chở ông.
“Ở đây, tại xứ Bắc Kỳ, ông được dân chúng mến yêu đến nỗi một người An Nam, thuộc tầng lớp thượng lưu, bản thân rất có uy tín, nguyên là Kinh lược, và hiện nay là đệ nhất phụ chánh đại thần (tức Nguyễn Trọng Hợp) đã chủ động đến tìm tôi, sau ngày vua Đồng Khánh mất, và tuyên bố với tôi rằng việc chọn Hàm Nghi lên ngôi dường như là điều chúng ta có nhiệm vụ thực hiện, rằng việc lực chọn này sẽ tự khắc giải đáp được tất cả những thủ lĩnh các đội nghĩa quân đang gieo rắc điêu tàn lên khắp đất nước.
“Điều đó để chỉ rõ cho chúng ta thấy những lợi ích người ta có thể hy vọng đạt được qua sự phối hợp đầu tiên này, cũng như những mối lo ngại mà có thể làm nẩy sinh cho chúng ta, và nhất là cho những người bản xứ đã từng, tôi không nói là chân thành tận tụy với sự nghiệp chúng ta – hiếm lắm, không hề có – mà đã bị mang tiếng không hay vì chúng ta.
“Phải chăng chúng ta đã thay đổi quyết định? rồi Hàm Nghi,, do chúng ta đưa lên ngôi, há chẳng vì thế mà sẽ bị mất uy tín, trước mặt những người thân thuộc tay chân của ông trước vốn là kẻ thù và vẫn là kẻ thù của chúng ta sao? Sau nữa, Hàm Nghi mặc dù là người của chúng ta lựa chọn, liệu rồi có thành thật liên kết với chúng ta chăng? Bao nhiêu càu hỏi vừa nghiêm trọng vừa tối tăm mà chúng ta chỉ có thể trả lời bằng giả thuyết và phải nghiền cứu trên mọi mặt cùa nó.
“Vì vậy chúng ta mặc nhiên thống nhất với nhau rằng, dù rốt cuộc chúng ta có chọn Hàm Nghi chăng nữa, thì ngay từ bây giờ, việc chỉ định Hàm Nghi lên ngôi vua không bao hàm việc phải đưa ông trở về Đông Dương ngay tức khắc; rằng sau khi đã thừa nhận ông, chính phủ Pháp sẽ bảo đảm dành cho ông những nghi thức vinh dự và một cuộc sống xứng đáng với địa vị vương giả, nhưng sẽ hoãn việc hồi hương của ông đến khi nào đất nước thật sự yên ổn. Và trong trường hợp đó, rồi cũng phải thiết lập chế độ phụ chánh như đối với một đứa trẻ chưa đến tuổi thành niên vậy.”
Vua Thành Thái lên ngôi
Xem clip và seri đầy đủ về cuộc sống vua Hàm Nghi tại chốn lưu đày tại link: https://youtu.be/zp0eV7q9wYU
Mặc dù những lý lẽ dùng đế bênh vực cho một vị vua bị truất phế, Paris vẫn khăng khăng loại trừ Hàm Nghi. Vì vậy sau khi nhận được điện của Bộ trưởng Hải quân, ngày 10-1-1889, ngày 31, Rhemart đã chính thức thông báo cho Huế rằng chính phủ Pháp dã phê chuẩn sự lựa chọn của các hội đồng và của triều đình. Hôm trước đó, theo đề nghị của bà Thái hậu, triều đình đã tôn hoàng tử Bửu Lân, con trai vua Dục Đức, 10 tuổi lên ngôi. Lễ đăng quang cử hành ngày 01-2-1889 và nhà vua mới sẽ trị vi dưới niên hiệu Thành Thái (1889-1907)”.
Vua Hàm Nghi hoàn toàn không biết chuyện Toàn quyền Pháp có âm mưu vận động cho mình hồi hương như thế. Và không chỉ có lần ấy, vào năm 1907, sau khi vua Hàm Nghi cưới một cô đầm theo Thiên Chúa giáo, đã có con, yên phận kiếp lưu đày, Thượng thư Nguyễn Hữu Bài – người cùng đạo với bà Matceỉle Laloe, đã có ý định rước vua Hàm Nghi về để thay thế vua Thành Thái nhưng cũng bị Paris chống đối nên không thành. Nhà sử học Vũ Ngự Chiêu tác giả bộ sách Các vua cuối triều Nguyễn cho rằng:“… sự đề cử của (Nguyễn Hữu) Bài không hằn vì Hàm Nghi, mà đã muôn chứng tỏ tinh thần Machievelism, và tự tiến thân với người Pháp. Bài hiểu rõ hơn ai hết là các viên chức Paris chấp nhận bất cứ để cử viên nào ngoại trù Hàm Nghi”.
Còn nữa…
► XEM TOÀN BỘ DANH SÁCH PHÁT: >> https://bit.ly/vuahamnghi <<
► Click đây để ĐĂNG KÝ: http://bit.ly/dkbiansuviet để theo dõi video hàng tuần!