Ai là ai, ai giúp ai, ai chống ai ở Afghanistan? (Post mang tính ngắn gọn, trực tiếp, không vòng vo, không né tránh?
Dù group có nhiều lần giải thích về vấn đề này, nhưng có lẽ nhiều người mới vào chưa đọc được, nên xem ra về Afghanistan vẫn có khá nhiều người chưa thoát khỏi đống fake news được tuyên truyền hàng chục năm trước. Nên câu chuyện muôn thuở ''Mỹ chống lưng Taliban'' vẫn khiến nhiều người tin sái cổ. Để khỏi mất thời gian, post này trả lời trực tiếp không giải thích dông dài
1/ Ai là ai ở Afghanistan?
Nếu xét theo sắc tộc, Afghanistan gồm 4 lực lượng lớn thuộc 4 dân tộc đông nhất ở đây:
-Người Pashtun, quan hệ gần gũi với người Pashtun ở Pakistan.
-Người Haraza, gốc Ba Tư, quan hệ vô cùng gần với Iran.
-Người Uzbek, gần gũi với Uzbekistan và Nga.
-Người Tajik, thân thiết với Nga và Tajikistan.
Nếu xét theo các lực lượng tham gia chiến trường từ năm 1973 đến nay, gồm các lực lượng:
-Phe cộng sản Marxist thân Liên Xô, nắm quyền ở Afghanistan đến năm 1992 (đã sụp đổ)
-Phe cộng sản Maoist thân Trung Quốc, bị phe thân Liên Xô đàn áp trong mùa hè 1979, nhưng hiện tại lại là nhóm cánh tả mạnh nhất ở Afghanistan.
-Mujahideen: tên chung các lực lượng chống Liên Xô và chính quyền Afghanistan thân Liên Xô trong chiến tranh Xô Viết ở Afghanistan. Phần lớn sau này hợp nhất thành Liên minh phương Bắc.
-Taliban: lực lượng Hồi giáo cực đoan, thành lập năm 1994 (nhớ cho, năm 1994). Hiện tại là nhóm vũ trang mạnh nhất đối đầu chính phủ.
-Liên minh phương Bắc: không biết cái này thì tốt nhất đừng nói gì về Afghanistan. Là phe chủ chốt nhất chống Taliban từ năm 1994 đến 2001. Suy yếu từ khi thủ lĩnh Ahmad Shad Massoud bị Taliban ám sát năm 2001. Hiện tại hợp tác với chính phủ Afghanistan.
-Chính phủ Afghanistan: thành lập sau năm 2001, tương đối yếu kém và phụ thuộc vào Mỹ.
2/ Ai chống ai ở Afghanistan?
Từ năm 1973 đến năm 1992, chiến trường Afghanistan gồm các cuộc đối đầu:
-Chính quyền Afghanistan thân Liên Xô: chống lại các nhóm Mujahideen và phe thân Trung Quốc.
-Phe Maoist: chống lại chính quyền thân Liên Xô, khá ít đụng mặt các tổ chức Mujahideen.
-Mujahideen: chống quân Liên Xô và chính quyền tay sai Afghanistan. Cũng thực hiện nhiều vụ ám sát các lãnh đạo phe Maoist.
Từ năm 1992, chiến trường Afghanistan trở nên phức tạp hơn.
-Từ năm 1992 đến 1994, các nhóm Mujahideen đã lần lượt tách nhau ra thành lập các lực lượng riêng, đối đầu lẫn nhau. Các nhóm này cát cứ mỗi bên một phương nhưng ở thủ đô Kabul lại đánh nhau dữ dội giành thủ đô. Gồm:
+Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan: được coi là chính quyền hợp pháp, đứng đầu bởi Tổng thống Rurhanuddin Rabbani.
+Hezb-e Islami Gulbuddin: anh trai đẻ trước của Taliban. Phe của người Pashtun, quan hệ mật thiết với tình báo Pakistan và Trung Quốc, thậm chí là Bắc Triều Tiên. Bị Pakistan bỏ rơi do sự ''phế vật''.
+Hezbe Wahdat: đảng của dân tộc Haraza được Iran chống lưng, tuy nhiên không tham gia trận giành Kabul.
+National Islamic Movement of Afghanistan: tên rất Tây, là phe của người Uzbek do tướng Cộng sản Abdul Rashid Dostum dẫn đầu. Uzbekistan là cha đỡ đầu của tổ chức.
+Jamiat-e Islami: phe của người Tajik, do anh hùng dân tộc Ahmad Shad Massoud đứng đầu. Tuy gần với Tajikistan nhưng Tajikistan có nội chiến, không giúp đỡ được nhiều, nhưng nhóm lại nổi tiếng là được Nga và Ấn Độ chống lưng.
-Từ năm 1994, Taliban được thành lập bởi Mohammed Omar, chống lại tất cả các phe trên. Vì vậy, toàn bộ mớ bùi nhùi phía trên hợp nhất lại thành ''Liên minh phương Bắc'', giảm bớt độ ''loạn cào cào'' ở Afghanistan. Chống lại ''Liên minh phương Bắc'', nghĩa là Taliban chống lại tất cả các nước hỗ trợ cho Liên minh, gồm Nga, Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á,… Ngược lại, có nghĩa là Liên minh phương Bắc chống lại nhà tài trợ cho Taliban: Pakistan và Arab Saudi.
-Ngày 9/9/2001, thủ lĩnh Ahmad Shah Massoud của Liên minh phương Bắc bị ám sát. Liên minh từ đây mất đi sự thống nhất cũng như sức mạnh cần thiết. Ngày 11/9/2001, nước Mỹ bị khủng bố, đồng thời mở ra một chương hoàn toàn mới ở Afghanistan: nước Mỹ nhảy vào.
Từ năm 2001 đến nay, xung đột chủ chốt ở Afghanistan là giữa Chính phủ Afghanistan và Mỹ chống lại Taliban. Tuy nhiên, một số xung đột sắc tộc nhỏ hơn vẫn tồn tại, như giữa người Pashtun và nhóm Haraza thiểu số, hay giữa 2 dân tộc phương Bắc là Uzbek và Tajik (xung đột sẽ này rõ ràng hơn ở các nước Cộng hòa Trung Á),…
3/ Ai hỗ trợ ai ở Taliban?
Đây là phần gây hiểu sai nhiều nhất. Ở đây chỉ nói đến phần các nước lớn bên ngoài.
-Liên Xô trước đây: hỗ trợ chính phủ Afghanistan từ 1973 đến 1992.
-Trung Quốc: Hỗ trợ các nhóm Maoist cho đến khi bị đàn áp năm 1979. Sau này Trung Quốc cơ bản là đứng ngoài Afghanistan.
-Pakistan: có 2 phe để hỗ trợ 2 giai đoạn tách rời. Trước năm 1994, con cưng của Pakistan là Hezb-e Islami Gulbuddin, gồm toàn người Pashtun. Sau năm 1994, Taliban thành lập, Pakistan chuyển qua nuôi Taliban.
-Arab Saudi: tương tự Taliban.
-Iran: hỗ trợ cho bất kỳ nhóm nào người Haraza. Năm 2001 khi Mỹ tấn công Taliban, Iran gửi quân đến Herat chiến đấu chung. Chỉ huy Iran trận đó là tướng Qasem Soleimani, vừa chết hồi đầu năm.
-Ấn Độ: không có phe người Ấn ở Afghanistan, nhưng Ấn Độ chọn phe người Tajik của Ahmad Shah Massoud, chủ yếu là để đẩy lui ảnh hưởng của Pakistan. Ấn Độ cũng cho người Phật giáo Afghanistan tị nạn sau khi Pakistan nắm quyền.
-Uzbekistan: hỗ trợ phe của tướng Abdul Rashid Dostum, người Uzbek.
-Tajikistan: hỗ trợ phe Tajik của Ahmad Shah Massoud, nhưng bản thân nước này khá yếu, chủ yếu nhờ vào Nga.
-Nga: theo yêu cầu của các đồng minh Trung Á, Nga hỗ trợ mọi phe trong Liên minh phương Bắc, mà gần gũi nhất là phe Uzbek của Abdul Rashid Dostum.
-Thổ Nhĩ Kỳ: hỗ trợ phe Uzbek của Dostum, do Uzbek cũng là một dân tộc Turk.
-Mỹ: phải phân biệt rõ ràng, nếu không thì hỏng nặng.
+Trước năm 1992: Hỗ trợ cho các nhóm Mujahideen chống Liên Xô. Học thuyết của tổng thống Reagan chỉ ra 3 trọng điểm cần đầu tư lúc đó: UNITA ở Angola, Contras ở Nicaragua, và Mujahideen ở Afghanistan. Lúc đó chưa có cái thứ tên ''Taliban xuất hiện trên đời''. Đến khi Liên Xô sụp đổ thì ''Học thuyết Reagan'' cũng đổ theo, nước Mỹ không còn vương vấn gì ở A Phú Hãn. Taliban nắm quyền ở Afghanistan cũng như Diệt chủng ở Rwanda, Clinton đều khoanh tay nhìn và dĩ nhiên hứng núi chỉ trích.
+Sau năm 2001: sau khi bị cho ăn khủng bố, nước Mỹ mới quay trở lại Afghanistan. Lúc này nhiều phe trong Liên minh phương Bắc không tin tưởng người Mỹ, như tướng Dostum của phe Uzbek,… Điều này khiến người Mỹ không thể bắt tay Liên minh phương Bắc mà phải lập ra chính phủ mới của Afghanistan. Đến nay, chính phủ này vẫn khá yếu kém và rệu rã.