VỀ BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ

VỀ BÀI THƠ NAM QUỐC SƠN HÀ

(Chỉ định: đây là bài thơ rất nổi tiếng và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, nên hẳn rồi những tranh luận xung quanh nó rất nhiều cũng là điều dễ hiểu, ko có tham vọng j khác, trong bài này, ng viết chỉ cố gắng tổng hợp lại những tranh luận từng có trong lịch sử, tất nhiên ở vài chỗ, trong khả năng của mình, ng viết xin đưa ra những bàn luận, do đó bài viết này sẽ ko có cái tóm lại, nên nếu ai muốn tìm kiếm nó thì xin ngừng đọc từ đây)

(1)

– Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì “không ít học giả nổi tiếng trong công trình khoa học của mình vẫn khẳng định: bài thơ Nam quốc sơn hà là của Lý Thường Kiệt” như Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam cổ văn học sử …

– Tuy nhiên Giáo sư Hà Văn Tấn đã đặt lại vấn đề rằng “không có một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả”

– Tác giả Viên Như cho rằng Nam Quốc Sơn Hà là tác phẩm của Thiền sư Không Lộ (1016 – 1094) sau khi “đặc biệt tìm hiểu về bài Ngôn Hoài từ đó đem so sánh với bài NQSH để thấy những mối tương đồng giữa hai bài thơ”

(2)

– Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh thì tác giả Bùi Duy Tân “đã đưa ra nhiều luận cứ khoa học để khẳng định bài thơ Nam quốc sơn hà là khuyết danh, không phải của Lý Thường Kiệt”

– Tác giả Lê Mạnh Thát thì cho rằng “truyện Pháp Thuận đã xác nhận ông là người tham gia Vận Trù Kế Sách ngay từ lúc vua Lê Đại Hành sáng nghiệp. Hơn nữa, nếu những văn thư ngoại giao dưới triều Lê Đại Hành là do Pháp Thuận soạn thảo, như trên đã chứng tỏ, thì việc Pháp Thuận sáng tác bài thơ Thần ấy là một kết luận hợp lý. Ngoài ra, Pháp Thuận đã có một hệ tư tưởng chính trị hoàn chỉnh phát biểu trong bài thơ Vận Nước dưới đây. Đây là hai yếu tố khác cho phép xác nhận khả năng Pháp Thuận đã sáng tác bài thơ ấy”

(3)

Ngoài ra, liên quan tới việc dịch hiểu bài thơ, cũng xảy ra nhiều tranh luận, mà những ai có quan tâm, hẳn đều đã biết, do bài này ko liên quan tới việc đó, nên xin ko nêu ra, chỉ tạm đưa tên bài và tên tác giả, để những ai chưa rõ có thể tra:

– Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà có từ bao giờ của tác giả Đinh Ngọc Thu. Tác giả dựa vào 2 chữ Thiên Thư mà cho rằng “bài thơ trên chỉ có thể xuất hiện vào thời Lý Thường Kiệt đánh Tống bên sông Như Nguyệt đầu năm 1077 mà thôi”.

– Bàn về hai chữ “Thiên thư” trong bài Nam quốc sơn hà của tác giả Lê Văn Quán.

– Góp bàn về mấy chữ có liên quan đến bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Lại Văn Hùng

– Cần dịch lại bài thơ Nam quốc sơn hà của tác giả Nguyễn Hùng Vĩ

– Bàn lại cách dịch bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Thiếu Dũng

– Vài điều cần trao đổi thêm về bài Nam Quốc Sơn Hà của tác giả Nguyễn Khắc Phi

– Phát hiện tiền thân bài “Nam quốc sơn hà” của ký giả Vũ Kim Biên

– Và còn rất nhiều nữa (xin xem một phần trong hình 2)

(4)

4.1 Các văn bản chính liên quan tới bài thơ

– Bộ chính sử thời Lê là Đại Việt sử kí toàn thư chép bài thơ tại mục năm bính thìn (1076)

– Lĩnh Nam chích quái chép bài thơ trong truyện Long Nhãn Như Nguyệt nhị thần truyện

– Việt điện u linh chép bài thơ trong truyện Trương Hống Trương Hát (Khước địch thiên hựu trợ thuận đại vương, Uy địch dũng cảm hiển thắng đại vương)

4.2 Bài thơ thời Lê Đại Hành

Tác giả Nguyễn Thị Oanh nhận định rằng “Theo chúng tôi, có thể ban đầu VĐUL đã chép truyền thuyết Trương Hống, Trương Hát gắn với vua Lê Đại Hành và công cuộc chống giặc Tống xâm lược theo đúng hào khí lịch sử thời bấy giờ, nhưng về sau do quan điểm Nho giáo, coi trọng chính thống như đã phân tích trên, người biên soạn có thể đã thay đổi nội dung của truyền thuyết. Khi đã thay đổi nội dung của truyền thuyết, thì bài thơ vốn có trong truyền thuyết sẽ gắn cho nhân vật lịch sử nào ? Không phải vua Ngô Nam Tấn bởi vua Nam Tấn không đánh giặc ngoại xâm. Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc đã đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt có lẽ là người xứng đáng nhất để thần hiển hiện đọc bài thơ cổ vũ binh sĩ”

4.3 Bàn luận

– 1 là Việt điện u linh có các dị bản ít thay đổi, như chính tác giả đã thừa nhận “các dị bản của sách VĐUL, chúng tôi thấy không có sự khác nhau giữa chúng”

– 2 là Lĩnh Nam chích quái có các dị bản rất khác nhau, cụ thể: bản A.2914 cho biết ae họ Trương là ng thời Ngô, ko qui thuận họ Đinh, nên phải uống thuốc độc tự tử; trong khi bản A.33 lại cho biết ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, ko qui thuận Lí Nam Đế, nên phải uống thuốc độc tự tử

* So sánh cốt truyện của Việt điện u linh và 2 bản của Lĩnh Nam chích quái thì ng viết xếp làm 3 nhóm:

+ Nhóm 1 là Việt điện u linh: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô vương Quyền và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn

+ Nhóm 2 là Lĩnh Nam chích quái 3: ae họ Trương là bộ tướng của Triệu Việt Vương, bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

+ Nhóm 3 là Lĩnh Nam chích quái 4: ae họ Trương là bộ tướng của Ngô vương Quyền, bị Đinh Tiên Hoàng ép chết, sau hiển linh giúp Đại Hành hoàng đế Lê Hoàn

– 3 là thân thế của ae họ Trương ở nhóm 1 và nhóm 2 là giống nhau, chỉ khác nhau chỗ giúp ai mà thôi, trong khi nhóm 2 và nhóm 3 giống nhau chỗ giúp Lê Hoàn nhưng lại khác hẳn nhau về thân thế -> thật khó để nghĩ rằng: cùng 1 sách (LNCQ) mà 2 dị bản lại khác biệt về thân thế nhiều đến vậy ?

– 4 là chúng ta thấy nhóm 1 có đầy đủ các yếu tố để tạo nên nhóm 2 và nhóm 3, cụ thể với yếu tố thân thế là bộ tướng của Triệu Việt vương thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 2 và với yếu tố hiển linh giúp Ngô vương Quyền thì nhóm 1 có thể kiến tạo nên nhóm 3; Nhưng chỉ từ nhóm 2 hoặc nhóm 3 riêng lẻ ko đủ yếu tố để kiến tạo nên nhóm 1, cụ thể nhóm 2 thiếu yếu tố Ngô vương Quyền, trong khi nhóm 3 thiếu yếu tố Triệu Việt vương.

(nôm na như kiểu Lão Ngoan Đồng chia bộ Cửu âm chân kinh làm quyển thượng và quyện hạ)

– 5 là Việt điện u linh cho thấy nó được soạn dựa trên 1 tài liệu cổ hơn nó là Sử kí của Đỗ Thiện, chỗ này ng viết xin dẫn lời nhận xét của dịch giả Lê Hữu Mục (để cho khách quan) như sau “Lý Tế Xuyên cho ta biết rõ ràng rằng chuyện Sĩ Nhiếp của ông là do hai nguồn tài liệu tạo nên; sự thẳng thắn ấy làm cho chúng ta không hoài nghi sự trung thực của ông (…) Chính giáo sư Durand rất khe khắt với Lý Tế Xuyên cũng đã công nhận bản văn của tác giả là bản Ngô Chí được sao lại và biến chế thay đổi đi, như thế ta có thể thẳng thắn công nhận rằng Lý Tế Xuyên đã sáng tác trong khuôn khổ của bản Ngô Chí, đã triệt để tôn trọng tài liệu và chỉ thêm bớt khi nào cảm thấy cần thiết”.

+ rõ ràng sự trung thực của tác giả sách Việt điện u linh được đánh giá rất cao

+ và sách ấy lại dẫn 1 tài liệu sử, có trước đó, thì hẳn là mọi sự đã rõ

* Như vậy chúng ta có thể khẳng định: ae họ Trương được cho là bộ tướng của Triệu Việt Vương và bị Lí Nam Đế ép chết, sau hiển linh giúp Ngô Tiên Chúa và Nam Tấn Vương.

4.4 Tồn nghi

– Tuy nhiên, theo Việt điện u linh thì sau khi giúp Nam Tấn Vương, ae họ Trương còn giúp Lí Thường Kiệt phá Tống bên sông Như Nguyệt và lúc đó bài thơ NQSH dc đọc lên. Xem những truyện trong Việt điện u linh thì thấy Lí Tế Xuyên quả là ng trung thực, có những truyện ông dẫn tới 2, 3 tài liệu và thậm chí như truyện Mục Thận ông chép rõ là “đời truyền” -> như thế nếu chỗ ae họ Trương giúp Thường Kiệt mà do đời truyền thì ko có lí do gì có thể ngăn tác giả ko chép, nên chúng ta có thể nghĩ rằng chuyện ae họ Trương giúp Thường Kiệt vẫn nằm trong nguồn tài liệu là Sử kí của Đỗ Thiện.

– Lại thêm, nhiều tác giả cho rằng Đỗ Thiện làm quan cuối triều Nhân Tông và đầu triều Thần Tông, nếu đúng thì về mặt thời gian, ko có mâu thuẫn.

– Đối với ghi chép của Lĩnh Nam chích quái thì sau khi giúp Lê Đại Hành phá Tống, ae họ Trương được Lê Hoàn truy phong làm Khước Địch đại vương và Uy Linh đại vương, nhưng như tác giả Nguyễn Thị Oanh cho biết “Khước địch và Uy địch mới phong sau, ở thời Trần” -> thế rõ rằng bản thân những thông tin trong LNCQ cũng thiếu chính xác. Trong khi Việt điện u linh chép rõ Trùng Hưng năm đầu (1285) sắc phong Như Nguyệt Khước Địch Đại Vương, năm thứ tư (1288) gia phong Thiên Hựu Dũng Cảm -> rõ ràng là rất cụ thể.

(vì sao lại phong là Khước Địch và Dũng Cảm thì nó có liên quan tới các trận đánh giữa quân dân nhà Trần với người phương bắc trong 2 năm 1285 và 1288, sẽ bàn thêm khi trao đổi về thời Trần)

* Với tất cả những điểm đã bàn ở trên thì rõ ràng ghi chép của Việt điện u linh là đáng tin cậy hơn Lĩnh Nam chích quái và hẳn nhiên giả thuyết bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng chiến chống Tống bên bờ sông Như Nguyệt là xác tín hơn.

– Tuy nhiên ở trên chúng ta mới chỉ đang bàn xem giữa Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái thì sách nào ghi chép đáng tin cậy hơn, chứ chưa bàn tới việc liệu rằng ghi chép của Sử kí có đáng tin cậy hay ko, nói cách khác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà gắn với cuộc kháng Tống của Thường Kiệt là đáng tin hơn đấy, nhưng đã phải là sự thực chưa ?

* Người viết xin dẫn 1 bài thơ của Tập Hiền Học Sĩ Hà Đông Tống Bột được Lê Tắc chép trong An Nam chí lược như sau:

Bể Nam người Việt tự làm ăn (Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Vốn chẳng phiền chi đến sứ thần (Sách trời định phận đã rõ ràng)

Linh thú hai ban đều bãi bỏ (Cớ sao giặc dữ dám xâm phạm)

Hán triều nhân hậu có vua Văn (Chờ đấy loài bây sẽ nát tan)

(hí hí, những bài kiểu này, mọi ng thông cảm, muốn kết lắm, mà ko kết nổi, nhân chuyện thơ văn, bữa sau em nói chuyện nguồn gốc thơ lục bát để hầu các bác)





Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *