NGUYÊN NHÂN NÀO CHO SỰ SUY TÀN CỦA NHÀ MINH?

Thực tế khó mà chỉ ra được lí do nào là lí do chính dẫn tới sự sụp đổ của nhà Minh, người ta có thể viết cả cuốn sách để chỉ ra lý do nhà Minh tàn vong. Cũng rất khó để đánh dấu thời điểm nhà Minh bắt đầu tụt hậu, nhiều người cho rằng sớm nhất có lẽ bắt đầu từ lệnh cấm hàng hả thắt chặt, sau những chuyến thám hiểm bị cho là tốn kém của Trịnh Hòa cùng với nạn cướp biển hoành hành trong thời Minh Mục Tông(1537-1572). (Trước đây, từ thời Minh Thái Tổ (1328-1398) đã có luật hải cấm để phòng cướp biển, nhưng nhìn chung vẫn cho phép mậu dịch thông qua lệ triều cống, thiết lập ngoại giao với Minh triều).
Vậy là nhà Minh đóng cửa ngay khi châu Âu chuẩn bị bước vào thời đại Phục hung, một thời đại thay đổi thế giới hoàn toàn, lần đầu tiên trong lịch sử các tuyến thương mại quan trọng không còn nằm trên đường bộ, “con đường tơ lụa” giờ đây nằm trên biển.
Bằng cách cấm thương mại hàng hải, Trung Quốc không chỉ bỏ lỡ cơ hội giao thoa, phát triển, mà còn thực sự tao ra vấn đề trực tiếp hơn với tầng lớp thương nhân kinh doanh trên các tuyến đường biển suốt nhiều năm. Lệnh cấm này đã khiến nhiều thương nhân trong số họ phải dùng tới các băng nhóm cướp biển.
Trong lịch sử Trung Quốc, hầu như toàn bộ cướp biển hoạt động trên khu vực viện của họ trong thế kỉ 16 này đều được gọi là Oa Khấu (giặc lùn) và đều là người Nhật. Tuy nhiên điều này thật sự không chính xác lắm, bởi nhiều băng cướp có nguồn gốc “chính hang” là từ Trung Quốc.
Dù sao, mình sẽ không đi xa tới mức cho rằng triều đình nhà Minh gục ngã chỉ vì cướp biển.
Điều thực sự đánh dấu đậm hơn cho sự sụp đổ của Minh triều hơn là sự xuất hiện của cướp biển, đến từ sự kém cỏi ngày càng gia tang của hầu hết các vua triều Minh. Ba người mình muốn nhắc đến ở đây là ba hoàng đế:Minh Vũ Tông, Minh Thế Tông và Minh Thần Tông, ba ông này chẳng làm gì cả ngoài để đám hoạn quan làm thay việc của mình, còn bản thân dành cả ngày để hút thuốc phiện và quan hệ với các cung nữ, phi tần. Trong đó Minh Thần Tông(1563-1620) là khúc mở đầu cho sự suy kiệt của nhà Minh.
Thêm vào thực tế là người Mông Cổ không bao giờ từ bỏ giấc mơ lấy lại Trung nguyên, nhà Minh chiến đầu với người Mông Cổ trong gần như hầu khắp Triều đại. Người Mông Cổ chỉ thực sự dừng trở thành nỗi lo biên giới cho nhà Minh, khi hoj chuyển giao vai trò này cho người Mãn Châu. Một số người Trung Quốc đổ lỗi rằng các cuộc chiến liên miên, những đoạn trường thành đắp liên tục đã khiến quốc khố nhà Minh suy kiệt dần dần, và trở nên khánh kiệt vào cuối thời đại.
Sau đó, vào năm 1592, Toyotomi Hideyoshi của Nhật Bản đã phát động cuộc xâm lược nhà Minh, chủ yếu vì ông tin rằng các chiến binh mạnh mẽ của ông vẫn chưa chán đánh nhau sau thời Chiến quốc. Tuy nhiên, Triều Tiên không thích có kẻ mượn đường để tấn công người anh lâu đời của mình, họ chống trả quyết liệt. Nhật Bản cho thấy họ cũng không phải tay vừa, phải nhờ liên minh Minh-Triều hợp sức mới có thể đẩy lùi người Nhật. Nói một cách công bằng, một phần người Nhật lui cũng do cái chết của Hideyoshi, và sự lên ngôi của Mạc phủ Tokugawa. Ai biết được nếu Hideyoshi còn sống thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Trách nhiệm của một người anh đã khiến triều Minh của Gia Tĩnh đế gánh thêm khoản thâm hụt tài chính nặng tiếp theo khi họ giúp đỡ Triều Tiên.
Nói đến vấn đề tài chính, các triều đại Trung Hoa có nhiều quyết sách thiếu khôn ngoan và tồn tại một cách cố hữu trong suốt triều đại của họ. Chẳng hạn nhà Đường, các ông vua họ Lý nghĩ ra cách cho đàn ông khi đến tuổi trưởng thành một miếng đất nhất định để đổi lấy nhân lực quân đội cũng như tiền thuế một cách dễ dàng. Giải pháp này có vẻ trơn tru cho tới khi diển ra bùng nổ dân số. Nhà Minh tương tự, vấn đề của họ lại đến từ tiền tệ và vận hành tài chính công. Ngay Chu Nguyên Chương lúc vừa lên ngôi đã cho in tiền ồ ạt mà không nhận ra rằng điều này sẽ khiến kinh tế lạm phát. Rõ ràng sự thiếu hiểu biết về vận hành kinh tế của các Hoàng đế Minh đem lại nhiều hậu quả khôn lường.
Các vua Minh nghĩ tới việc phát hành tiền giấy để đổi lấy tiền đồng, giúp cho quốc khố của họ đầy hơn. Nhưng nảy sinh ra một vấn đề, lấy ví dụ một tờ ngân phiếu ứng với giá trị của mười đồng, thì người dân có xu hướng dùng mười đồng tiền kia cho dễ trao đổi, buôn bán và tất nhiên là dễ bảo quản. Vậy là dần dần đồng tiền giấy kia chẳng mấy ai dùng, và thực tế là nó mất giá trầm trọng. Lại hướng qua vấn đề thu thuế, nhà Minh khác với các triều đại trước khi hoàn toàn thu thế quy bằng tiền, không cho phép đổi bằng hiện vật ngang giá. Cách này để đảm bảo hiệu quả trong việc thu triệt để thuế. Vậy là người dân tiêu dùng bằng tiền đồng và sử dụng ngân phiếu để đóng thuế. Nhà nước lại dùng chính số ngân phiếu này để trả lương bổng cho bộ máy quan lại đồ sộ do chính những vua khai quốc của triều đại này xây dựng. Thành ra, các tờ ngân phiếu được trả cho các quan có giá trị tinh thần nhiều hơn là giá trị thật với họ khi đem đi mua rượu của dân đen. Cần phải nói thêm rằng nhà Minh trị tham ô rất ác liệt, chẳng có triều đại nào chém hàng vạn tham quan như triều Minh. Chu Nguyên Chương xuất thân bần hàn nên cực kì căm ghét tham quan, ô lại, điều này cũng là nguyên nhân khiến lương của quan triều Minh rất mạt. Các quan triều Minh nhìn chung nghèo hơn các triều đại khác, điều này dẫn tới nạn tham ô trầm trọng và có tổ chức trong toàn triều đình.
Tất nhiên, giai đoạn Minh Mục Tông cũng chứng kiến sự thay đổi của triều đình trong khi thấy mặt bất cấp trong đơn vị tiền tệ chính của đất nước, khi mà càng ngày người dân càng dùng những loại đơn vị quy đổi không chính thống trong giao thương. Họ quyết định chuyển sang dùng bạc mà khi này nguồn bạc thu được chủ yếu là từ buôn bán với phương Tây để làm đơn vị tiền tệ chính thay thế cho tiền giấy và tiền đồng. Nhưng một vấn đề lại tiếp tục nảy sinh, bạc lại chỉ tập trung nhiều ở phương Nam nơi buôn bán tấp nập hơn với nhiều hải cảng (sau lệnh tháo bỏ cấm biển) mà không thể di chuyển lên phía Bắc, triều đình cũng có những biện pháp cải thiện tình hình, kể như việc giảm các loại tô thuế cho dân chúng phía Bắc. Nhưng có vẽ những nổ lực này hoàn toàn không có hiệu quả khi thiên tai và dịch bệnh cứ thế ấp đến. Minh là triều đại chịu nhiều hậu quả biến đổi khí hậu nhất với giai đoạn tiểu bằng hà (1583-1717), diệt vong cũng đúng vào giai đoạn hạn hán .Tình hình nghèo đói của cả một quốc gia ngày một bi đát. Vua thiếu tiền, quan thiếu tiền, dân thiếu tiền. Khởi nghĩa của Lý Tự Thành (1606-1645) trở thành tất yếu.
Cuối cùng, nguyên nhân mà ai cũng có thể thấy, đó là sự nổi lên của người Mãn Châu, cùng với việc Sùng Trinh quan ngại tới việc mất đi ngôi báu hơn là việc mất toàn bộ đất nước vào tay người Mãn, ông sợ phe cánh dành mất quyền lực của gia tộc mình, sợ rằng người dân đặt niềm tin nơi những viên tướng hết mình nơi biên thùy chứ không còn ở dòng tộc họ Chu của ông. Để rồi giết đi những viên tướng xuất sắc chỉ thông qua đôi ba lời gièm pha từ phía địch, chẳng ai thực sự rõ những lời gièm pha đó là nguyên nhân hay cái cớ để ông giết Viên Sùng Hoán. Dấu chấm hết cho triều đại nhà Minh.
Triều đại nào, dài tới mấy cũng có lúc lụi tàn, nhà Hán 400 năm rực rở còn biến mất huống chi là nhà Minh. Nhưng quả thật cái kết của triều Minh thật sự bi thảm hơn rất nhiều. Sùng Trinh giặc đuổi tới thành thì giết gia quyến rồi tự vẫn. Đương thời, Chu Nguyên Chương giết công thần nhưng lại hào phóng với con cháu Chu gia, phong đủ tước hầu, ban đủ đất đai. Quốc khố cạn kiệt vẫn phải è lưng ra miễn thuế, nuôi đám con cháu nhiều kẻ ăn hại này. Quân khởi nghĩa vì thù ghét vương phủ xa hoa bề thế nên cướp phá vương phủ giết sạch hoàng tộc họ Chu. Máu những người thuộc hoàng tộc nhà Minh chảy xuống thành sông. Mộ tổ nhà họ Chu ở Phượng Dương bị quân khởi nghĩa quật lên, chùa Hoàng Giác nơi Chu Nguyên Chương từng xuất gia cũng bị đốt ra tro.Tưởng rằng họ Chu đã thoát nạn khi quân khởi nghĩa bị nhà Thanh đánh bại thì nhà Thanh cũng muốn đuổi tận giết tuyệt dòng giống của Chu Nguyên Chương. Con trai lớn của vua Sùng Trinh bị Đa Nhĩ Cổn giết chết. Một người con thứ của vua Sùng Trinh thoát được đợt tàn sát của quân Thanh là Chu Từ Hoán (1632-1708), cả đời mai danh ẩn tích lẩn trốn khắp nơi. Cuối cùng cũng sống đến 76 tuổi nhưng Khang Hi đã lần ra được tung tích và giết ông ta ( 76 tuổi) và 2 con trai. Sử chép 2 con trai của ông này bị chém đầu còn Chu Từ Hoán bị lăng trì xử tử. Vĩnh Lịch đế chạy đến Miến Điện nhưng vẫn bị quân Thanh bắt về Vân Nam xử tử , giết cả nhà. Hóa ra, nhà Thanh truy tìm tung tích con cháu họ Chu giỏi không kém gì Cẩm Y Vệ khi xưa.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *