1- Mở màn là sự kiện giao lưu với nhau là vào năm 347 : vua Champa là Phạm Văn (Triều đại thứ II – Kandapurpura) đã đánh chiếm được toàn bộ quận Nhật Nam do nhà Hán lập ra. Champa đã nhiều lần cho quân đánh chiếm quận Cửu Chân (đây là một địa danh cổ của Việt Nam, ngày nay tương ứng với các vùng đất bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và một phần Ninh Bình) nhưng đều bị đánh bại. Sau sự kiện đấm nhau này, thì núi Đồng Trụ (núi Lam Thành hay còn gọi là Rú Thành ngày nay) được coi là giới hạn phía Nam của nước ta thời Bắc thuộc với vương quốc Champa.
2- Từ thế các kỷ thứ II, III, IV nhiều cuộc nổi dậy và xâm lấn của Champa đã nổ ra. Các cuộc nổi dậy và xâm lấn vào lãnh thổ quận Nhật Nam (vị trí của quận này tính từ đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) đến Quảng Ngãi, Bình Định) do các lãnh chúa và thủ lĩnh địa phương người Chăm ở đồng bằng ven biển Hà Tĩnh cầm đầu. Nhưng các lãnh chúa và thủ lĩnh người Chăm đã bị đánh bật về phía Nam Sông Lam.
3- Đầu thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa ở Cửu Đức (Nghệ An) lập ra nước Vạn Xuân (544 – 602). Thế là vua Champa là Jaya Rudravarman I vượt qua Sông Lam để đánh vào.
4- Các thế kỷ VIII (780), thứ IX (802 – 803) quân Champa lại tiếp tục tiến vào Châu Hoan và Châu Ái để chiếm đóng nhưng rồi lại bị quân Đường đánh bật về phía Nam Sông Lam.
5- Thế kỷ X, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân thì Đinh Bộ Lĩnh lập nước Đại Cồ Việt. Lúc này ranh giới của Đại Cồ Việt và Champa gọi là Nam Giới. Vào năm 981, Đại Cồ Việt sau nhiều lần bị Champa quấy rối, Lê Hoàn lần đầu tiên đem quân đi chinh phạt Champa, chiếm được Địa Lý Châu (Quảng Ninh, Quảng Bình). Champa đã phải dời kinh đô (Indrapura) từ miền Đồng Dương vào thành Phật Thệ (Vijaya, tức Bình Định ngày nay). Sau đó Lê Hoàn trả Địa Lý Châu lại cho Champa. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho Champha đó chính là từ trước vẫn là một nước lớn nhưng từ sau sự kiện bị Lê Hoàn đem quân chinh phạt thì Champa đã trở thành một “tiểu vương quốc” chịu thần phục và triều công cho Đại Cồ Việt.
6- Năm 1011, vua Lý Thái Tổ tức Lý Công Uẩn lệnh đem quân sang đánh Champa một trận ở trại Bố Chính (Quảng Bình ngày nay) vì Champa liên tục quấy rối ở các vùng biên giới Việt – Chăm.
7 – Thời vua Lý Thái Tông, Champa lại bỏ triều cống Đại Việt và hay cho quân ra quấy nhiễu biên giới, vua Lý Thái Tông cho đóng mấy trăm chiến thuyền đặt hiệu là Long, Phụng, Ngư, Xà, Hổ, Báo, luyện tập quân bộ tinh nhuệ. Đầu năm 1044, vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân sang đánh Champa theo đường thuỷ ở các cửa biển Ô – Long (nay là Tư Hiền, Thừa Thiên Huế). Sự kiện này quân Champa đại bại, hơn 3000 quân bị giết, 5000 người bị bắt sống, vua Champa là Sạ Đẩu (Jaya Simhavarman II) bị tướng Champa là Quách Gia Di chém đầu ngay tại trận và đem dâng thủ cấp để xin hàng. Hơn 5000 tù binh Champa bị bắt đưa về Đại Việt.
18- Thời hậu Lê, sau khi mới giành được độc lập đánh đuổi quân Minh, việc nội trị được ưu tiên hàng đầu nên trước những hành động quấy rối của Champa ở biên giới, vua Lê Nhân Tông chỉ cho quân đánh thẳng vào thành Đồ Bàn, sự kiện này phía vua Lê Nhân Tông bắt được vua Champa là Ba Đích Lại (Indravarman VI) áp giải về Thăng Long và lập cháu (gọi chú) của Ba Đích Lại là Quý Lai (Maha Kali) lên thay chứ không lấy lại Chiêm Động – Cổ Luỹ tức 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa mà nhà Hồ đã sáp nhập trước đây).
19 a- Năm 1470, vua Champa là Trà Toàn (Maha Sajan), một mặt cầu viện nhà Minh, mặt khác xuất 10 vạn quân ra cướp Hoá Châu. Để chấm dứt sự quấy phá của Champa, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem 26 vạn quân đi đánh Champa, trận này vua Trà Toàn của Champa bị đánh bại, vua Lê lệnh cho vẽ bản đồ Champa để biết rõ những nơi hiểm yếu của vương quốc này,.
19 b- Khi vua Lê Thánh Tông đánh vào kinh đô của Champa thì một viên tương của Champa là Bố Trì Trì (Jayavarman Mafoungnan) đem quân chạy về phía Nam đèo Cả, tự lập làm Vua, xin sắc phong được nhà Lê đồng ý. Với ý định tạo nên sự yên ổn lâu dài ở phía Nam, vua Lê Thánh Tông cắt phần đất ven biển từ đèo Cù Mông tới đèo Cả (hay Đại Lãnh) lập nên một nước riêng gọi là nước Hoa Anh. Lại lấy phần thượng nguyên ở phía tây Hoa Anh – vùng Cheo Reo để lập nước Nam Bàn.
(Hai sự việc này được [Phủ biên tạp lục] của Lê Quý Đôn ghi chép lại: “Tháng 2 đánh thành Chà – Bàn. Quân Thuận Hoá bắt sống được Trà Toàn. Tướng nước ấy là Bố Trì chạy đến Phan Lung, giữ đất ấy xưng vương, chỉ còn lại được 2 phần 5 đất nước, sai người vào cống. Bèn phong Bố Trì làm Chiêm Thành vương, lại phong Hoa Anh vương và Nam Bàn vương, chia làm 3 nước”.
Và vua Lê cho những viên quan Champa đã đầu hàng giữ những chức vụ quan trọng đối với vùng đất mới. Ba Thái được cử làm Đại Chiêm đồng tri châu, Đa Thuỷ làm Thiêm tri châu. Vua lại có dụ:
“Đại Chiêm và Cổ Luỹ trước là đất của ta, gần đây bị mất về nước Chiêm Thành, nay lấy lại được hết. Ai dám không theo lệnh thì chém trước tâu sau”.
Vùng đất này được đặt làm đạo Quảng Nam, chia làm ba phủ, chín huyện. Các sở đồn điền cũng được lập ra để dân nghèo từ miền Bắc vào cùng với những kiều dân cũ đã có ở đó từ trước cùng khai khẩn, sinh sống.
Trong cuốn sách [Vương quốc Champa] của Giáo sư Lương Ninh có dẫn chứng của bộ [Đại Nam nhất thống chí] như sau :
“Trong cuộc hành quân này, quân Đại Việt còn vượt qua đèo Cù Mông, tiến tới núi Đá Bia (Thạch Bi). Núi Thạch Bi ở phía đông huyện Tuy Hòa, phía bắc đèo Cả, thuộc thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phù Yên ngày nay. Núi này có một chi, đến bờ biển thành hai… có một khối đá lớn, quan đầu về phía đông như hình người… Vua Lê sai mài vách núi dựng bia đá để chia địa giới với Chiêm Thành”.
20- Năm 1558, Chúa Tiên – Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá. Theo ông là những người bộ khúc (phụ trách địa phương) ở Tống Sơn và nhân dân xứ Thanh Hoa. Nguyễn Hoàng dựng dinh ở Ái Tử (Quảng Trị), lôi kéo được đông đảo nhân dân vào Thuận – Quảng với những chính sách ưu đãi, khoan hoà. Cũng trong năm 1558, người Chăm Hoa Anh thường xuyên quấy rối, cướp bóc dân cư người Việt làm ăn sinh sống ở đây, nên Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tiến quân vào vùng Hoa Anh, tới sông Đà Rằng đối phó với quân Champa.
21- Năm 1611, quân Champa ở Hoa Anh lại quấy nhiễu đánh phá, Nguyễn Hoàng sai Văn Phong vào Phú Yên đánh dẹp và thu phục tiểu quốc Hoa Anh vào lãnh thổ Đàng Trong. Mở rộng Đàng Trong từ đèo Cù Mông đến đèo Đại Lãnh.
22- Năm 1653, vua Champa là Bà Thấm (Po Nraop) đem quân vào đòi lấy lại Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc Hầu -Trương Phúc Hùng làm thống binh đem 3.000 quân đi đánh, sự kiện này phía chúa Nguyễn Phúc Tần thu phục được vùng đất Khánh Hòa và sát nhập vào lãnh thổ Đàng Trong của mình.
23- Năm 1675, Người Champa thường xuyên cho quân đánh phá đất Phú Yên, chúa Nguyễn Phúc Tần cho quân đánh, vua Chăm là Bà Bật (?) phải xin hàng, dâng đất cho chúa Nguyễn từ sông Phan Rang (Khánh Hòa) trở ra chỉ còn lại Ninh Thuận và Bình Thuận, Chúa Nguyễn đặt làm phủ Thái Ninh và dinh Thái Khang để trấn thủ.
24- Tháng 2 năm 1693, nhân vua Champa là Bà Tranh (Po Saot) chủ động tấn công vào vùng Khánh Hòa (tuyên bố bỏ lệ triều cống chúa Nguyễn, “làm phản, hợp quân, đắp lũy, cướp giết cư dân ở phủ Diên Ninh), chúa Nguyễn Phúc Chu đã ra lệnh cho Lễ Thành hầu – Nguyễn Hữu Cảnh chỉ huy quân đánh dẹp, sáp nhập vùng đất còn lại của Champa (tức 2 vùng Ninh Thuận và Bình Thuận) lập nên phủ Bình Thuận.
25 – Đến năm 1712, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ban hành một bản hiệp ước mới gọi là Ngũ điều Nghị định, trong đó khẳng định quyền xét xử của các chúa Chăm đối với các thần dân người Chăm và cũng quy định nghĩa vụ của các chúa Chăm đối với các chúa Nguyễn. Để giải quyết xung đột giữa người Chăm và người Việt, bản hiệp ước quy định các xung đột này sẽ do chúa Chăm tức Trấn Vương cùng với quan Cai bạ và quan Ký lục (cả hai là người Việt) phán quyết. Chế độ tự trị này được duy trì cho đến tận năm 1832 qua các đời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời kỳ đầu triều đại nhà Nguyễn. Tuy nhiên, các đời chúa Chăm Bà Tử (Po Saktiraydapatih) không còn duy trì được mối quan hệ trực tiếp với các chúa Nguyễn và mọi công việc của Thuận Thành Trấn được tiến hành thông qua phủ Bình Thuận cho đến tận cuộc nội chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn.
26- Năm 1793, phiên vương Thuận Thành là Tá (Po Tithun daparang) theo phe Tây Sơn bị Nguyễn Ánh đánh bại. Nguyễn Ánh cho tướng người Chăm của phe mình làThôn Bá Hú (Po Lathun dapaguh) làm Chánh trấn Thuận Thành và trong năm 1794 đặt chế độ chánh trấn và phó trấn và bỏ chế độ phiên vương.
27 – Năm 1832, nhân dịp có cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi ở phía Nam người Chăm lại nổi dậy chống lại vua Minh Mạng nhưng không thành công. Chính quyền tự trị hạn chế của người Chăm chấm dứt tồn tại vào năm 1832, khi Hoàng đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị trực tiếp. Lịch sử vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.
Kết luận :
Từ sau năm 1471 trở đi, Champa đã không còn tồn tại với ý nghĩa là một vương quốc độc lập nữa mà trở thành một đơn vị hành chính đặc biệt nhất của Đại Việt – một phủ có quyền tự trị tương đối và vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Đại Việt.
Sự xung đột của hai nhà nước phong kiến Đại Việt và Champa là không thể tránh khỏi, bởi trong tư duy của giới lãnh đạo phong kiến thì tư tưởng bành trướng luôn đóng vai trò chỉ đạo, tùy thuộc vào sự hưng vong, sức mạnh của mỗi vương quốc qua các giai đoạn mà ưu thế giữa hai bên có sự thay đổi, trái ngược lại với sự đối kháng đó thì người dân chỉ muốn sinh sống hòa bình, mưu kế sinh nhai. Trong khi đó thì phong kiến Trung Quốc luôn rình rập âm ưu bành trướng xuống phương Nam, là nguy cơ thường trực, đe dọa sự sống còn của cả dân tộc.
Do đó vấn đề hội nhập để cùng tồn tại và phát triển là xu hướng vận động thực tế khách quan của lịch sử. Việc phong kiến Đại Việt thắng thế hơn so với Champa và từng bước quản lý vùng đất này ở các giai đoạn sau tuy nó thuộc vào nhận thức chủ quan là thôn tính của giai cấp phong kiến nhưng nó phù hợp với xu thế chung của dân tộc là thống nhất, cố kết dân tộc để cùng nhau chống lại mối đe dọa thường trực là âm mưu bành trướng về phương Nam của phong kiến Trung Quốc. Việc Champa suy yếu và lần lượt sáp nhập thống nhất vào Đại Việt là kết quả tất yếu của một quá trình, hình thành nên sự cố kết dân tộc, pha trộn bản sắc văn hóa giữa các cộng đồng dân cư cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.Vương quốc Champa vẫn còn tồn tại như một đơn vị hành chính đặc biệt cho đến thời kỳ Minh Mạng (1833).
Nguồn tư liệu chính của bài viết được tham khảo từ các nguồn :
http://redsvn.net/cuoc-xung-dot-dai-viet-champa-trong-tien-trinh-lich-su-viet-nam2/