#137#MediumBẠN KHÔNG CẦN PHẢI TỐI ƯU HÓA MỌI THỨ CHO CON MÌNHHầu hết mọi đứa trẻ đều…

BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TỐI ƯU HÓA MỌI THỨ CHO CON MÌNH

BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TỐI ƯU HÓA MỌI THỨ CHO CON MÌNH

Hầu hết mọi đứa trẻ đều chỉ cần 3 thứ cơ bản để phát triển toàn diện và khỏe mạnh

Chuyên mục: Forge | Jan 31 2020 | 4 min red| 1k clap
Tác giả: Alison Escalante MD
=============
Vào cuối buổi kiểm tra cho em bé, cặp đôi vừa lên chức ba mẹ không lâu nghiêm túc nhìn tôi và hỏi, “chúng tôi nên làm gì để tối ưu hóa sự phát triển của con mình?”.
Đây là lần đầu tiên có một cặp bố mẹ hỏi tôi như thế, nó khiến tôi có đôi chút bất ngờ. Tôi không biết nên trả lời sao cho thỏa đáng – vì sau tất cả, họ đang hỏi về một đứa trẻ chỉ vừa mới ra đời. Và tất cả những đứa trẻ mới ra đời làm cũng chỉ là ăn, ị, ngủ, và thường ngắm nghía mọi thứ ở quanh chúng. Chúng đang chuẩn bị tới giai đoạn tiền tối ưu hóa.
Tuy nhiên, tôi luôn nhận được câu hỏi này trong thời gian khám chữa nhi khoa. Vào thời điểm mà bệnh nhi của tôi mới chập chững biết đi, thì bố mẹ chúng lại muốn thảo luận về lớp học làm giàu.
Áp lực bắt đầu tối đa hóa sự phát triển của con trẻ khi con còn tuổi ẵm bồng để lại cho chúng ta rất ít thời gian để tận hưởng quá trình lớn lên cùng chúng. Thay vào đó chúng ta lại bị đẩy tới những phiền muộn, lo âu như: Loại đồ chơi phát triển trí tuệ nào chúng ta nên mua cho con nhỉ? Nên cho con tham gia những hoạt động gì đây? Chúng ta có nên tải mấy ứng dụng biến con trẻ thành thiên tài hay không? Việc làm cha mẹ chính là một cơn bão được đổ đầy nhiên liệu từ cụm từ “có nên hay không”, nó xuất phát từ áp lực mà chúng ta – bậc làm cha làm mẹ phải chọn đúng con đường cho sự phát triển của con mình.
Thế nhưng, điều mà các bậc cha mẹ không nhận ra, đó chính là chúng ta càng tối ưu hóa sự phát triển của trẻ bao nhiêu, thì chúng ta càng gây trở ngại cho sự phát triển của trẻ bấy nhiêu.
Trẻ con tự tối ưu hóa, chúng tự nhiên sẽ đuổi theo để có được những thứ chúng cần để phát triển. Bạn có từng tự hỏi tại sao trẻ nhỏ làm rất nhiều thứ mà có vẻ như chúng thiết kế ra chỉ để làm chúng ta phát điên lên không? Đó là bởi vì trẻ được kết nối để biết những thứ chúng cần, và chúng rất giỏi trong khoản có được nó. Từ nhỏ, sự phát triển bình thường của trẻ chủ yếu cần 3 yếu tố chính:

Môi trường để khám phá

Khi trẻ con được để chơi tự do, chúng có xu hướng khám phá toàn bộ mọi thứ trong tầm với của mình. Không bao lâu sau khi ra đời, chúng bắt đầu chộp lấy mọi thứ và bỏ vào miệng, phương tiện chúng học hỏi là bộ nướu vốn chưa có một chiếc răng nào.
Sớm thôi chúng sẽ biết trườn và chui vào mọi ngóc ngách, vui vẻ tháo bung giấy vệ sinh khỏi lõi, mở tủ lôi chiếc bô hay hàng loại xoong chảo ra ngoài. Vào thời điểm trẻ chập chững, chúng giúp bố mẹ giặt đồ nhanhh hơn bằng cách vô lấy quần áo mới gấp rồi ném xuống tầng.
Nếu đây là một nét đặc trưng giúp tách biệt loài người với những loài động vật khác, thì đây chính là cái mới mẻ của chúng ta – cuộc đua của chúng ta trong việc tìm hiểu từng đặc tính của môi trường xung quanh và sửa lại cho phù hợp với nhu cầu của chính mình.
Trẻ con làm nó như thể đó là công việc của chúng, mà tình ra thì công việc của chúng cũng chỉ có thế. Niềm vui khi tìm tòi và khám phá được thứ gì mới là không thể kìm nén được.
Dĩ nhiên,an toàn có thể là một vấn đề đáng phải lưu tâm. Trẻ nhỏ thường gợi cho tôi nhớ tới screamapillar – một loài sâu bướm giả tưởng trong một tập của bộ The Simpsons: Screamapillar hét inh ỏi cả ngày lẫn đêm và chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi chúng bị thu hút bởi lửa. Trẻ con cũng vậy, dù ít hay nhiều chúng cũng giống như screamapillar, thu hút những thứ có thể làm tổn thương mình. Chẳng hạn như chúng đang cố gắng liên tục chạy trước đầu xe ô tô hoặc ăn xà phòng vậy.
Thế nhưng giữ con trẻ tránh xa khỏi các chất tẩy gia dụng thì rất khác với việc “tối ưu hóa” sự phát triển của chúng. Có cả một ngành công nghiệp náo nhiệt cố gắng bán những thứ để giúp con bạn trở nên thông minh hơn. Thế nhưng trong số đó chẳng có ứng dụng nào, chẳng có vật dụng nào có thể thay thế cho việc để con trẻ tự do khám phá và bảo đảm chúng sẽ khám phá một cách an toàn cả.

Sự tương tác yêu thương

Trẻ con chẳng thích điều gì hơn việc tương tác và bắt chước theo chúng ta. Nếu chúng vẫn chưa thể di chuyển được, chúng sẽ khóc ré lên để thu hứt được sự chú ý của bố mẹ và phần thưởng ta nhận lại sẽ là những âm tiết thủ thỉ chỉ có trẻ mới hiểu được cùng những nụ cười đáng yêu, trong sáng. Một khi trẻ có thể chủ động di chuyển, chúng thường theo chân chúng ta ở khắp nơi, nói ríu ríu không ngừng với chúng ta và cố gắng tham dự vào những gì mà chúng ta đang làm. Khi chúng ta hứa hẹn với trẻ, chúng dường như chỉ muốn nhiều nhiều hơn như thế nữa.
Kiểu chú ý này từ người lớn là một phần nguyên liệu thiết yếu trong quá trình phát triển nhận thức của trẻ: Trẻ học ngôn ngữ và mọi thứ về làm thế nào để tương tác qua lại với con người bằng cách thu hút những người sống quanh chúng. Chúng muốn học hỏi và lòng khao khát đối với sự chú ý của chúng ta là vô tận.
Khi chúng ta chú trọng quá nhiều vào “cái đúng” của các tác động qua lại chỉ để tối ưu hóa sự phát triển của trẻ, chúng ta trở nên quá lo lắng và nó sẽ thể hiện ra bên ngoài. Trẻ nhỏ biết khi nào người lớn thực sự có mặt và khi nào chúng ta không. Khi tâm trí của chúng ta bận thả trôi ở nơi nào đó, chúng sẽ làm bất cứ điều gì chỉ để kéo sự chú ý của chúng ta trở lại.
Nhưng khí ta chú trọng vào những thiên tính tự nhiên, tương tác yêu thương với những đứa trẻ ngay trước mắt chúng ta thì chúng ta đã cho đứa trẻ những thứ mà chúng cần. Chúng sẽ thấy thỏa mãn – và thậm chí có thể chúng sẽ để chúng ta yên tĩnh một mình khoảng 30s để đập nồi hoặc chảo, những thứ mà chúng có thể lấy ra được.

Giúp đỡ trẻ khi chúng không tự mình xử lý được

Trẻ con sẽ cho chúng ta biết khi nào chúng đang gặp khó khăn. Bằng cách khóc. Bằng cách hành động. Vào những lúc đó, cách hỗ trợ hiệu quả nhất chính là nhật biết được các hành vi mà trẻ đã thiết kế sẵn để thu hút sự chú ý của chúng ta, sau đó hãy an ủi trẻ và để trẻ tự vượt qua những thứ khó khăncủa mình.
Thật không may là nhiều bậc bố mẹ lại quên mất thông điệp rằng chúng ta phải xoa dịu mọi cảm giác khó chịu của trẻ, bằng không cảm giác đó sẽ gây hại cho chúng. Khi chúng ta cố gắng giải quyết mọi khó khăn của trẻ chúng sẽ học được rằng chúng không thể tự giải quyết vấn đề của chính mình. Nhưng nếu cha mẹ để một đứa trẻ 2 tháng tuổi tự vật lộn trong thời gian học ngóc đầu, thì sự thất vọng đó sẽ khiến trẻ cố gắng tự ngóc đầu lên, từ đó chúng học được các kỹ năng và sự tự tin.
Mong ước mang đến những điều tuyệt vời nhất cho con trẻ là bản tính tự nhiên của những người làm cha làm mẹ. Nhưng với việc những đứa trẻ của chúng ta sinh ra với các cuộc đua rằng chúng cần để phát triển khỏe mạnh, thì điều chúng ta dành cho trẻ chỉ tốt nhất khi đó là điều trẻ nói với chúng ta, chúng cần điều đó.
————
Link bài viết gốc: https://forge.medium.com/you-dont-need-to-optimize-your-kid-79de1faa9a24
Link tập phim screamapillar : https://www.youtube.com/watch?v=1uWTDbfZHQo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *