Thói quen nào bạn có được từ công việc y tá/bác sĩ mà phần lớn những người khác sẽ thấy khó hiểu?
A: Steven Bobulsky,
.
Ôi trời ơi, tôi đã luôn tránh việc phải tiết lộ bí mật đen tối của mình.
Và tôi đảm bảo rằng gần như tất cả những y tá được hành nghề sẽ hoàn toàn hiểu điều tôi muốn nói… dù có muốn thừa nhận hay không.
Bởi trên thực tế, chúng tôi, một cách bản năng, bị quyến rũ chỉ sau một tích tắc bởi thứ này: (*Ảnh)
Ven (tĩnh mạch). Những đường ven lộng lẫy và ngon ngọt. Nam cũng được, nữ cũng được, giới tính gì không quan trọng…nhưng với các y tá những đường ven lớn cũng gây kích thích y như porn vậy. Đấy thường là thứ đầu tiên chúng tôi chú ý đến, và có những ý nghĩ kiểu như-
“Mlem, mlem…Mình có thể đâm một ống kim tiêm 18G vào mấy đường ven này ngon lành- một phát ăn luôn, ngọt xớt xợt, rồi vỗ vỗ lên miếng băng dán nữa chứ, chèm chẹp…”
Việc này xảy ra với chúng tôi khi thanh toán ở siêu thị, ở bất kỳ nơi nào cần xếp hàng, hoặc bất cứ nơi nào mà có người xung quanh, “Uây! Nhìn mấy bé cưng kia mà xem!”
Rồi chúng tôi dừng lại trong giây lát, rũ bỏ những suy nghĩ trên và trở lại với cuộc sống thực.
.
https://qr.ae/pNsPoQ
_________________
Chút thông tin thú vị về tĩnh mạch (và mạch máu)
- Cấu tạo của tĩnh mạch gồm 3 lớp: lớp áo trong, lớp áo giữa và lớp áo ngoài
- Tĩnh mạch có thể giữ tới 70% lượng máu của cơ thể và có tính co giãn ngang rất tốt.
- Tổng chiều dài mạch máu (động mạch – tĩnh mạch – mao mạch) của một người trưởng thành là khoảng 96.000km, gấp 2,5 chu vi Trái Đất
- Cơ thể có thể tạo ra những mạch máu mới nếu có một mạch máu bị chặn (cái này có cả mặt lợi và mặt hại)
- Tĩnh mạch có thể bị co lại để đáp ứng cách kích thích thần kinh
- “Mấy anh tập thể hình thường có gân tay to”: Về việc này, giáo sư sinh lý học Mark A. W. Andrew nói rằng một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng các tĩnh mạch nhô ra là huyết áp động mạch trong khi tập thể dục. Lượng máu vốn đáng lẽ ở trong mao mạch bị đẩy ra bởi áp lực tác động vào các cơ xung quanh. Quá trình này làm cho các cơ sưng lên, đẩy các tĩnh mạch gần đó lên gần bề mặt da hơn khiến nhìn từ bên ngoài giống như chúng đang phồng lên. Tình trạng này đặc biệt dễ nhận ra ở các vận động viên và body-builder – những người vốn có rất ít mỡ dưới da.
***Bonus:
“Hội chứng trái tim tan vỡ”– đây là tình trạng có tên gọi là bệnh cơ tim do căng thẳng. Bệnh này gây trạng thái yếu đi tạm thời và đột xuất của cơ tim. Tình trạng này dẫn tới những triệu chứng gần giống với đau tim như đau ngực, khó thở và đau cánh tay.
Nó thường là hệ quả của một sự kiện chấn động về cảm xúc như sự mất đi người thân hay ly hôn, chia tay với người yêu hoặc xa cách về địa lý với người thân yêu nào đó.