LÀM GÌ KHI SẾP LÚC NÀO CŨNG KHÔNG HÀI LÒNG VỚI NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẠN? #góc_bàn_…

LÀM GÌ KHI SẾP LÚC NÀO CŨNG KHÔNG HÀI LÒNG VỚI NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẠN?

LÀM GÌ KHI SẾP LÚC NÀO CŨNG KHÔNG HÀI LÒNG VỚI NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẠN? #góc_bàn_luận
Ai đi làm cũng muốn thành quả của mình sẽ được cấp trên ghi nhận nhưng nhiều khi đời không như là mơ, sếp lúc nào cũng cho rằng bạn làm chưa tốt, chưa đúng như những gì họ kì vọng. Đại loại kiểu:
– Có việc này mà em làm mãi chưa xong, em làm gì cả ngày hôm nay thế?
– Việc này anh nghĩ chỉ làm trong khoảng thời gian (x), em làm không trong thời gian (x) nghĩa là em đang làm việc không hiệu quả.
– Ngày làm có (x) công việc mà cũng không xong là thế nào?
– Em làm việc a hết 20 phút, làm việc b hết 30 phút, làm việc c hết 10 phút. Một ngày em làm 8 tiếng là 480 phút em phải làm được 24 việc a, 16 việc b, 48 việc c )))) Nếu em không hoàn thành là em làm việc không hiệu quả.
Có ai đã từng rơi vào trường hợp sếp lúc nào cũng không hài lòng với bạn như vậy chưa? Nếu có thì nên làm tiếp hay nghỉ việc nhỉ? Dù đã rất cố gắng đi làm đúng giờ và chăm chỉ từ sáng đến chiều như vậy mà sếp vẫn không hài lòng là sao?
Đừng quá lo lắng, có thể đã đến thời điểm công ty cần đánh giá khả năng làm việc của nhân viên và chính bản thân sếp cũng cần thay đổi những tiêu chuẩn của mình rồi! Vậy cần xử lý sao cho hợp lý đây?
1 – NGHỈ VIỆC: Hậu covid, nghỉ việc rồi kiếm việc ở nơi mới có ông sếp tiêu chuẩn thấp hơn có vẻ khó đấy. Thế không nghỉ việc thì làm gì?
2 – ĐẶT LỊCH NÓI CHUYỆN VỚI SẾP: Một cuộc trao đổi thẳng thắn bày tỏ quan điểm là vô cùng cần thiết ngay lúc này. Đừng để những băn khoăn trong suy nghĩ làm tụt mood mỗi sáng. Vậy cần làm gì nhỉ?
– Chuẩn bị tinh thần: Đừng lo lắng làm gì cho mệt, nói chuyện với sếp chỉ để bạn biết được quan điểm của sếp về năng suất làm việc của bạn là như thế nào, sếp yêu cầu ra sao và bạn có thể phản hồi lại nếu cảm thấy chưa hợp lý. Tuy nhiên, hãy lắng nghe một cách bình tĩnh, đừng coi đó là buổi “tổng sỉ vả”, những góp ý sẽ giúp bạn phát triển bản thân tốt hơn.
– Tự suy xét bản thân: Thực ra thì phải thừa nhận rằng đôi lúc chúng ta cũng có chểnh mảng với công việc vì áp lực phải không? Vì vậy, bạn hãy công tâm xem xét lại cách làm việc của mình và đánh giá của sếp, nếu những nhận xét của sếp đúng thì hãy cố gắng thử thay đổi, nếu không bạn hoàn toàn có thể phản hồi lại trên tinh thần thiện chí.
– Suy nghĩ trước khi phản hồi: Khi nhận được một đánh giá năng suất công việc kém, ai cũng sẽ có cảm xúc tiêu cực. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng hít một hơi thật sâu và đếm đến ba trước khi phản ứng gay gắt với nhận xét của sếp, điều này sẽ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể phản hồi ý kiến của sếp sau vài ngày khi đã suy nghĩ thấu đáo.
– Yêu cầu một kế hoạch cải tiến: Nếu nhận ra những góp ý chân thành của sếp sẽ giúp bản thân tốt hơn, bạn nên nhờ sếp xem xét kế hoạch tăng cường năng suất làm việc cho mình. Điều quan trọng là các mục tiêu phải cụ thể và thời gian rõ ràng có thể đạt được, trình bày càng cụ thể, bạn càng đáp ứng được yêu cầu nhanh và hiệu quả hơn.
Chúc các bạn vững tâm vượt qua khoảng thời gian khó khăn này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *