Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5/7/1885 (nhằm 23/5 ÂL), tại Huế nổ ra cuộc binh biến kinh đô do Tôn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi khởi sự.
Cuộc binh biến tấn công vào doanh trại của Pháp ở Đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ Pháp (Trường ĐHSP Huế hiện nay), với lối tấn công bất ngờ, những người chỉ đạo hi vọng rằng sẽ tiêu diệt được sĩ quan và quân đội Pháp nhằm giành lại chủ quyền dân tộc, ít nhất là tại kinh thành Huế.
Nhưng kết quả của cuộc binh biến không được như kỳ vọng. Sau khi bị bắn phá bất ngờ, thiệt mạng một sĩ quan và vài lính. Quân Pháp đã ẩn núp đợi trời sáng để phản công.
Lúc đầu, pháo của triều đình bắn phá dữ dội từ chợ Đông Ba qua bên kia tòa Khâm Sứ, Tôn Thất Lệ cho quân vượt sông trong tiếng pháo ầm ỉ vang trời. Tuy nhiên, pháo của triều đình đã bất ngờ tạo ra bức tường lửa, ngăn cản quân triều đình tiến vào tiêu diệt quân Pháp. Bên cạnh đó, cánh quân của Trần Xuân Soạn phục kích cũng bất thành.
Do đầu pháo nóng lên, không thể bắn phá như trước. Tiếng pháo ngày càng thưa dần.
Dân Huế lúc đó đang ngủ yên, tưởng tiếng pháo hoa có chạy ra xem. Xem xong thì vào ngủ lại bình thường. Vì Huế đã quá lâu không có chiến tranh, nên họ không có suy nghĩ đề phòng tai ương của cuộc chiến.
Sau khi đợi trời sáng, quân Pháp bắt đầu phản công. Chỉ huy Pháp cho quân tự do hành động trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Vậy nên Huế có một ngày bi thương. Quân Pháp tha hồ cướp, giết, hiếp dân lành.
Khoảng 6000 người Huế đã chết trong cuộc thảm sát của quân Pháp.
Bắt đầu từ 23 đến đêm 30, hầu như mọi người dân xứ Huế đều có mâm cúng tế, không ít thì nhiều. Người ta gọi nhau là ngày cúng Cô hồn. Cúng cho những oan hồn chết oan còn oán hận, vất vưởn trên trần gian.
Trong trận chiến này, Tôn Thất Thuyết đóng vai trò đạo diễn, tính toán cục diện. Sau đó, ông dẫn vua Hàm Nghi, bà Từ Dũ cùng quan quân, phi tần chạy ra căn cứ Tân Sở, Quảng Trị.
Tại đây, ông thay mặt vua Hàm Nghi ra Dụ Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu giúp vua cứu nước. Sau đó, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh. Nhưng nhà Thanh đang lúc yếu hèn. Tôn Thất Thuyết không về nước nữa. Đến năm 1913, thì chết trên đất khách quê người.
Đánh giá về tương quan lực lượng lúc bấy giờ, việc Tôn Thất Thuyết khởi phát một cuộc binh biến trên đất Huế không khác gì tự sát. Và ông ấy cũng là nguyên nhân gián tiếp khiến cho hàng ngàn dân thường oan khuất.
Thời của Tôn Thất Thuyết, nhà Nguyễn đang còn mạnh, vẫn nắm quyền kiểm soát Trung Kỳ. Thay vì cải cách để đủ nội lực đuổi Pháp. Tôn Thất Thuyết lại chọn bạo lực và cầu viện ngoại bang. Cuối cùng, như chúng ta thấy kết quả tang thương như thế nào.
Sự kiện 23 tháng 5 của 135 năm về trước, khiến cho Huế có gì đó đượm buồn. Những ngày này, khi đặt chân đến Huế sẽ thấy nhang khói đầy đường. Điều đó, thể hiện sự hiếu kính của con cháu đối với người xưa. Ấy vậy, qua lăng kính của một nữ khách người miền Bắc đến Huế du lịch. Nó trở thành những khung cảnh “ám khí”.
Nhai nhóp nhép miệng thịt chó ở sân đình sao thấu hiểu được nét đẹp của con người xứ Thần Kinh?
Xin lỗi mọi người, bài viết vội không chuẩn bị được nhiều.