#quansu

TRẬN MẠC CỦA NGƯỜI HAWAII XƯA

#quansu

TRẬN MẠC CỦA NGƯỜI HAWAII XƯA

Hawaii ngày nay là tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ song vào thời Cận Đại thì Hawaii đã từng là 1 quốc gia hùng mạnh trên ở Trung Thái Bình Dương thuộc châu Đại Dương tồn tại từ năm 1795 cho tới năm 1893

Theo các nguồn tài liệu khác nhau cũng như bằng chứng niên đại cacbon thì quần đảo Hawaii bắt đầu đón nhận sự hiện diện và cư trú của con người vào khoảng từ thế kỷ thứ 2 cho tới thế kỷ thứ 10 khi các cộng đồng người Polynesia vốn nguyên thủy cư trú trong khu vực Đông Nam Á hải đảo và có thể xa nhất là từ Đài Loan bắt đầu giương buồm ra khơi đi tìm và định cư ở các vùng đất mới giống như các trường hợp dân gốc Ấn Âu vào thời đồ Đồng

Nếu như sự di cư của người Ấn Âu mang theo kỹ nghệ chế tạo chiến xa cũng như kỹ nghệ chế tạo và sử dụng đồ sắt thì cuộc di cư của dân Polynesia cũng mang theo tới các quần đảo trên khắp Châu Đại dương những loại cây trồng, vật nuôi ngoại lai thời bấy giờ như chuối, dừa, khoai sọ,. Khoai lang, gà, heo,chó Hawaii cũng như các thực phẩm làm gia vị như muối, mía..

Bên cạnh các thứ trên thì họ cũng mang theo cả văn hóa, thiết chế xã hội và cả tôn giáo cũng như các kỹ nghệ hàng hải cũng như chở theo dân đi lậu vé là lũ chuột ra khắp các khu vực định cư ở các đảo trên vùng Thái Bình Dương

Tại các khu vực mới thì họ bắt đầu thành lập nên các cộng đồng mới với tổ chức xã hội gồm 4 tầng lớp (tương tự thiết chế đẳng cấp xã hội thời nhà Triều Tiên song ở mức độ sớm hơn nhiều) mà đứng đầu là tầng lớp các thủ lĩnh, quý tộc bộ lạc thị tộc nắm đầy uy quyền Ali’i, dưới 1 tý là tầng lớp tu sỹ tăng lữ cũng như là thợ lành nghề, thợ khéo như các thuật sỹ, tu sỹ, thầy lang, thầy mo cũng như các thợ thủ công đóng tàu thuyền, thợ mộc mà gọi chung là Kahuna

Bên dưới 2 tầng lớp này chính là đám thường dân chuyên lo canh tác nông nghiệp cũng như là có tham gia sản xuất thủ công nghiệp song ở mức độ không chuyên so với tầng lớp Kahuna là Maka’ainana và đứng chót bảng cũng như bị cấm kết hôn với các tầng lớp cao hơn là kauwa a.k.a chiến tù và cả hậu duệ con cái của chiến tù.

Tầng lớp chiến tù Kauwa cũng có vai trò như nô lệ trong xã hội thời kỳ Cổ đại trên thế giới khi phải lao động chân tay phục dịch cho các thủ lĩnh thuộc tầng lớp Ali’i cũng như nam giới tầng lớp này khi cần sẽ bị đem tế thần cho dù nhiều lúc thì dân phạm pháp hay các thủ lĩnh, tù binh chiến tranh bị bắt được tại các trận chiến cũng được đưa vào danh sách hiến tế

Trong số các tầng lớp trên thì thủ lĩnh Ali’i có có đầy đủ quyền lực với các tầng lớp khác cũng như là toàn quyền chiếm hữu, kiểm soát các các cư dân sống trên đất của mình trong khi quần chúng lao động chúng thì bắt buộc phải cống nạp và phục dịch các thủ lĩnh

Về kiến trúc thì trong 1 cộng đồng Hawaii thời xưa thường gồm nhiều loại công trình bao gồm đền đài (heiau) với 2 loại là đền đài thờ thần Lono vốn bảo trợ nông nghiệp, mưa, âm nhạc…cũng như các khía cạnh trong sinh hoạt được chủ trì xây dựng bởi các quý tộc, tăng lữ hay thậm chí là các kỳ lão hương mục và mở cửa cho toàn thể (mapele) mọi người trong khi loại công trình đền đài còn lại là đền đài dùng cho việc chiến tranh, thờ chiến thần cũng như là nơi hiến tế người và động vật được xây trên bệ gồm các tảng đá được đắp cao (Luakini heiau) nhằm thể hiện khu vực này là nguồn cấp năng lượng (mana) thần thánh của thủ lĩnh nên chỉ được các thủ lĩnh, các tù trưởng, quý tộc quan trọng cũng như các thành viên của giới chức sắc tôn giáo trong giai cấp kahuna

Công trình thứ 2 cần phải có chính là nơi cư trú của thủ lĩnh (hale ali’i) được xây dựng trên 1 nền đá nhô cao như đền thờ chiến tranh (luakini) với các lông vũ trang trí tượng trưng cho hoàng gia được gắn bên ngoài đóng vai trò như là nơi cư trú của thủ lĩnh tối cao và cũng là nơi hội họp của các thủ lĩnh cấp thấp dưới quyền nên khu vực này cấm sự léo hánh của cánh đàn bà với con trẻ

Bên cạnh các công trình trên thì trong các cộng đồng Hawaii không thể thiếu các công trình kho lưu giữ đồ gồm công trình nhà lưu giữ trống pahu (hale pahu) vốn được xem là nơi thiêng liêng với người Hawaii khi mà trống pahu theo truyền thống của người Hawaii với phần thân dài hẹp làm từ 1 thân cây như cây dừa hay các loại cây bản địa cùng với da trống từ da cá mập hay da cá đuối phơi khô được xem như là vật thiêng với người Hawaii và chỉ được dùng để đánh lên các bản nhạc thiêng gọi là hula pahu cũng như là công trình nhà kho của hoàng tộc (hale papa’a) là nơi cất giữ các đồ của thủ lĩnh (có thể là đồ dùng, công cụ hoặc đồ cống nạp) như vải, lưới, dây và các món vũ khí các loại như gậy tày, giáo…

Ngoài ra thì còn có các công trình như nhà ăn dành riêng cho cánh mày râu (hale mua) nơi có đặt tượng thần của gia đình aumakua và nhà ăn dành riêng cho hội bánh bèo là hale aina (nam nữ ăn riêng do quan niệm ăn chung thì phái mạnh có thể bị phái yếu chôm hoặc bòn rút năng lượng mana), bếp cộng đồng được đào trên đất (Imu) là nơi những người đàn ông trổ tài nấu nướng, xưởng dệt (Hale Ulana) nơi các phụ nữ hợp lại dùng lá dứa dại (lauhala) để đan giỏ, quạt, chiếu…, nhà ở (hale noho) – nơi sinh hoạt và ngủ nghỉ của gia đình cũng như các công trình xây dựng ở khu vực bãi biển như xưởng tàu a.k.a hale wa’a (nơi cất giữ thuyền bè cũng như tích trữ gỗ cây Acacia koa vốn được để đóng thuyền bè) và xưởng ngư nghiệp hale lawa’a (nơi cất giữ dây lưới được làm từ xơ dừa bện cũng như lưỡi câu từ xương người và động vật như heo, chó)…

Sự phát triển của cộng đồng người Hawaii xưa trên các đảo nhờ vào thế mạnh kinh tế riêng như Oahu chuyên về dệt vải từ vỏ cây tapa (kapa), Maui chuyên về đóng tàu, đảo Hawaii lớn (Đảo lớn) thì có nghề chế biến cá khô mà giữa các đảo dần hình thành nên hệ thống chính trị riêng rẽ là các tiểu quốc – bộ lạc đứng đầu là các thủ lĩnh tối cao (ali’i nui) cùng các thủ lĩnh cấp thấp hơn là (ali’i amokui) và thấp hơn nữa là các trưởng xóm konohiki

Tới khoảng cuối thế kỷ 18 thì quyền lực chính trị của quần đảo Hawaii chủ yếu dần tập trung về tay các vương quốc Hawaii (đảo Hawaii bị chia làm nhiều tiểu quốc dưới quyền như thung lũng Waipi’o, Kona, Puna…), vương quốc Oahu, vương quốc Maui cũng như tại xứ Kaua’i

Tuy nhiên thời cuộc bắt đầu xoay chuyển khi trong nội bộ hoàng tộc vương quốc Hawaii xuất hiện Kamehahame Đệ Nhất (không phải tuyệt kỹ Kamehameha của Songoku trong 7 viên ngọc rồng) người sau đó đã thống nhất các tiểu quốc độc lập về dưới 1 ngọn cờ

Theo truyền thuyết thì Kamehameha Đệ Nhất với xuất thân là cháu của thủ lĩnh đang cai trị xứ đảo Hawaii bấy giờ là Kalani’opu’u và cũng giữ chức vụ tôn giáo người bảo hộ của Chiến thần Kuka’ilimoku trong tín ngưỡng của người Hawaii kiêm thủ lĩnh vùng thung lũng Waipi’o bấy giờ được ban Thiên mệnh thống nhất toàn bộ quần đảo Hawaii khi đã di chuyển và lật nhào được tảng đá bazan to lớn Naha khi mà theo sấm truyền thì chỉ ai có thể lật nhào tảng đá này mới có được khả năng thống nhất quần đảo Hawaii về 1 mối khi chỉ mới 14 tuổi

Tảng đá lớn Naha này cũng là biểu trưng cho thị tộc Naaha của đảo khi những đứa bé mới sinh được quyết định là người thị tộc Naha bằng cách để chúng ở trên mặt đá và nếu chúng vẫn im lặng thì chúng được công nhận là thành viên thị tộc Naha trong khi nếu chúng khóc hay kêu lên thì chúng sẽ không được xem là người của thị tộc và chỉ người trong thị tộc Naha mới được phép trải qua thử thách di chuyển hòn đá để đoạt Thiên mệnh

Tất nhiên là với vai vế là cháu của đương kim thủ lĩnh đang cai trị đảo Hawaii nên với mọi người thì vương quyền thực tế không thể tự nhiên đến được tay của Kamehameha Đệ Nhất cũng như là việc hoàn thành được thử thách Thiên mệnh chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực, bất hòa của 1 số người đồng tộc là con trai của đương kim thủ lĩnh với mình

Tuy nhiên thì việc hoàn thành thử thách cũng đã mang lại cho Kamehameha Đệ Nhất sự ủng hộ từ 1 số họ hàng gồm 5 vị thủ lĩnh của vùng Kona cũng như 1 số người phương Tây như các thương nhân Anh, Hoa Kỳ cũng như 2 cựu tù binh người phương Tây mà về sau trở thành cố vấn trong quân đội và triều đình Hawaii là Isaac David (người sống sót duy nhất của tàu Fair America khi thủy thủ đoàn tàu này bị người Hawaii tàn sát để trả đũa cho hành động của các đồng nghiệp trên tàu Elenora khi quá manh động nổ súng vào Hawaii nhằm để trả đũa việc dân trên đảo chôm đinh sắt của tàu đổ bộ trên thuyền Eleanora – Hawaii thời này chưa biết chế tác kim loại nên ngay cả các vật bằng sắt rất bình thường như đinh tán cũng được họ xem là báu vật và có thể bị chôm) cũng như John Young (làm quản lý buồm trên thuyền Eleanora nhưng bị Kameha Đệ Nhất tóm gọn khi được thuyền trưởng của Eleanora cử tới tìm hiểu vụ mất tích của tàu Fair America do chính con trai thuyền trưởng Eleanora chỉ huy và đáng buồn là sau đó thì thuyền trưởng Eleanora cũng bỏ quên luôn thành viên thủy thủ đoàn này trên bờ mà tiếp tục dong buồm ra khơi)

Cả 2 người Tây dương này sau đó được triều đình Kamehameha Đệ nhất thu nạp làm cố vấn, gả vợ người bản xứ và cho định cư trên đảo để đổi lại việc truyền thụ các kỹ năng sử dụng, chế tạo thuốc súng, hỏa khí như pháo cũng như các chiến thuật bộ chiến, hải chiến của người Âu trong khi các thương nhân Tây dương khác lai vãng đến đảo để bán các vũ khí cần cho cho công cuộc thống nhất Hawaii như pháo và hỏa mai

Với những kỹ thuật châu Âu mới du nhập được thì Kamehameha Đệ Nhất nhanh chóng chiếm ưu thế trước các đối thủ anh em họ hàng trong nội bộ dòng tộc hoàng gia đảo Hawaii là Kiwala’o, Keo’ua Ku’ahu’ula và Keawemauhili cũng như các đảo quốc láng giềng là Oahu, Maui và Kaua’i

Trải nhiều năm chiến đấu với nhiều lần lưỡng bại câu thương thì tại chiến trường Nu’uanu vào tháng 5 năm 1795, 10,000-16,000 binh sỹ của Hwaii đã đánh bại và dồn đẩy 700 -800 chiến binh Oahu của thủ lĩnh Kalanikupule tới cái chết ở vách đá dựng đứng cao khoảng 1000 feet (pali) tại đỉnh Nu’uanu và giành thắng lợi hoàn toàn trong trận đánh này

Trận đánh này sau đó cũng là dấu mốc hoàn thành luôn công cuộc thống nhất quần đảo Hawaii khi đảo quốc Kaua’i không đánh mà chủ động thần phục trong khi thủ lĩnh Oahu là Kalanikupule sau đó bị bắt sống và đem hiến tế

Vương quốc Hawaii chính thức được thành lập với các thủ đô lần lượt ở Waikiki (1795-1796), Hilo (1796-1802), Lahaina (1802-1812, 1820-1845), Kailua-Kona (1812-1820) và Honolulu từ năm 1845 cho tới khi nước cộng hòa Hawaii bị Hoa Kỳ sát nhập

Hawaii sau khi thống nhất thì dưới sự cai trị của 2 triều đại Kamehameha và sau là Kalakaua thì kinh tế, dân sinh trở nên phát triển khi không chỉ xuất khẩu gỗ đàn hương sang Thanh đình để thu lại ngoại tệ (dựa vào số bạc thu được từ xuất khẩu gỗ thì sau này Hawaii đã tự đúc luôn cả tiền riêng) mà còn bãi bỏ các phong tục hủ lậu như truyền thống nam nữ ăn riêng, bãi bỏ tín ngưỡng cũ và mở cửa đón nhận sự cải đạo từ các đoàn truyền giáo phương Tây và nhờ vào các đoàn truyền giáo mà người Hwaii sau đó có chữ viết riêng được các nhà truyền giáo Cơ Đốc giáo sáng tạo nên cũng như những nhà truyền giáo này trở thành các vị cố vấn và về sau là tầng lớp có quyền lực hùng mạnh tới mức trong sự biến Paullet năm 1843 khi huân tước Paulet của Anh chĩa súng vào đảo buộc vua Hawaii đầu hàng thì 1 nhà truyền giáo sau đó đã bí mật dàn xếp và gửi người tới Hoa Kỳ, Pháp và cả Anh để phản đối hành động càn rỡ của Paulet để rồi cuối cùng đại diện người Anh tới xin lỗi vua Hawaii cũng như để cho vua Hawaii phục quốc

Tuy vậy thì sự hiện diện của người ngoại quốc như người Tây dương, người Trung Hoa cũng mang đến dịch bệnh cho dân cư trên đảo vốn không hề được miễn nhiễm trước các căn bệnh mà người ngoại quốc mang tới khiến cho dân số trên đảo sụt giảm từ khoảng 250,0000 người năm 1800 xuống còn 89,990 người vào năm 1890

Về chính trị thì Hawaii là nhà nước quân chủ chuyên chế từ khi thành lập cho tới năm 1840 và từ năm 1840 cho tới lúc trở thành nước cộng Hawaii vào ngày 17 tháng 1 năm 1893 để rồi sau đó bị Mỹ sát nhập thì là nền quân chủ lập hiến

Về quân sự thì quân đội Hawaii sau khi Kamehameha Đệ Nhất thống nhất và thành lập nên vương quốc Hawaii gồmsố ít lực lượng quân thường trực có nòng cốt là các chiến binh đến từ vùng Kona cũng như quân đội do các thủ lĩnh dưới quyền mang tới và đặt dưới quyền thống soái tối cao của mình vào lúc có chiến sự tương tự như châu Âu thời Trung Cổ

Hạt nhân quân đội Hawaii chính là nhóm nhỏ các chiến binh thường trực được vua duy trì như 1 phần của triều đình

Tuy là quân số ít ỏi nhưng họ tạo thành đội quân tinh nhuệ gồm các chiến binh có khả năng chiến đấu rất mãnh liệt

Các chiến binh này sẽ huấn luyện vào ban đêm nhằm để tránh kỹ thuật chiến đấu của họ bị người khác nắm được tại các palua a.k. lua (trường dạy kỹ thật bẻ xương) với các phương pháp chiến đấu tay đôi như vật, đá… cũng như với các vũ khí mà người Hawaii hay sử dụng

Trong quá trình huấn luyện của mình thì các chiến binh hoàng gia cũng phải kinh qua các lần đánh trận giả (kaua kio) với giáo cùn trong khi cũng có các cuộc đấu tương tự với vũ khí thật (kaua pakukala) và tất nhiên là chơi hàng thật thì cẩn thận song rủi ro có án mạng là miễn bàn cãi

Để có thể đảm bảo chiến thắng thì công việc trước hết chính là nhìn xem thiên ý từ các đấng thần linh như thần chiến tranh của đảo Hawaii là Ku-ka’ili-moku hay chiến thần của đảo Maui là Kuho’one-nu’u và đây là công việc của các nhà tiên tri (kilo)

Nếu như thiên ý thuận lợi thì nhà vua sẽ cử người tới báo tin điều động binh sỹ cho các thủ lĩnh dưới quyền trong khi các nhà tiên tri kilo sẽ 1 lần nữa tham vấn thiên ý, dự đoán điềm báo cũng như tiến hành việc hiến tế nhằm đảm bảo chiến thắng cho bên mình

Vật hiến tế thường là động vật song ở vào những trận chiến then chốt quyết định thì vật hiến tế là con người

Sau khi được các nhà tiên tri xác nhận là kết quả thuận lợi thì bấy giờ vua sẽ sai người đưa tin (‘edele) tới chỗ các thủ lĩnh dưới quyền và thông báo về việc động binh cũng như số quân cần điều động vốn không chỉ bao gồm các chiến binh mà hầu như gồm tất cả những ai có khả năng trận mạc (câu nói kêu gọi chiến tranh của người Hawaii: E hume i ka malo, e ho’okala i ka ihe/ Hãy đóng khố vào và mài sắc ngọn giáo)

Cho tới thời điểm trước khi tiến hành trận chiến thì vua sẽ 1 lần nữa xin ý kiến từ nhà chiêm tinh (kilo lani) để biết về liệu thiên ý có bị thay đổi giờ chót cũng như giờ hoàng đạo, giờ cát (kupono) hung (apuni) để phát binh

Người Hawaii xưa cũng có nguyên tắc bố trí các đội quân riêng khi tập hợp binh sỹ xuất chinh mà theo đó 1 thầy tế sẽ cầm 1 nhánh hau (biểu trưng cho bên đó) đi đầu đoàn quân ra trận

Khi tới trận địa thì thì vị tư tế sẽ cắm nhánh hau xuống đất và giữ nó với vai trò là dấu hiệu cho đoàn quân của mình

Ngay cả dù đối đầu nhau trên chiến trường song các bên tham chiến vẫn tôn trọng và không can thiệp vào món biểu tượng Hau của đối phương (mihau)

Ngoài ra thì có nếu cành Hau của phe nào được cắm ở chiến trường mà vẫn đứng thẳng thì đó có thể cũng được xem là điềm báo thắng lợi dành cho phe đó trong khi phe có hau bị ngã thì xác định là thiên ý cho thua trận

Trong lúc 1 tư tế kahuna đang chọn phong thủy cắm Hau thì đại bộ phận các tư tế còn lại cầu nguyện và tiến hành hiến sinh để cầu thắng tại đền thờ thần chiến tranh (heiau waikaua)

Đằng sau lưng vị tư tế cầm cành hau thì đội hình hành quân sẽ gồm các chiến binh chuyên nghiệp và những người bị gom do thời thế, thường thì vua, hậu cùng tư tế kahuna ki’i mang tượng chiến thần của xứ sở và cả những người thân cận nhất với họ sẽ ở góp mặt trong 1 nhóm riêng ở hậu quân nơi họ sẽ được các bảo vệ kỹ càng và đi hậu đội là vợ của các chiến binh – những người sẽ đóng vai trò là người mang quân nhu, nước uống cho đội quân cũng như là người chăm sóc thương binh khi cần thiết

Về vũ khí thì các chiến binh Hawaii sử dụng giáo (pololu), lao (ihe), dao găm (pahoa), vũ khí răng cá mập (leiomano), gậy tày, dây siết cổ (ka’ane), dây lăng đá và cả vũ khí ném có dây nhằm đốn ngã đối thủ (pikoi) với chất liệu đa phần từ gỗ, răng cá mập, xương cá kiếm và đá trong khi hỏa khí như đại bác và súng thì chỉ mới được người phương tây du nhập vào thời gian sau đó

Thời kỳ sau thì vua Kamehameha Đệ Nhất đã du nhập thêm các món hỏa khí phương Tây như súng hỏa mai và pháo vào quân đội Hawaii

Thương của người Hawaii có 2 loại là trường thương (pololu) có thể dài tới 18 feet và loại ngắn hơn dùng để làm lao (ihe)

Các loại vũ khí cán dài được làm từ 1 mảnh gỗ cây Hawaii kauila (koa) là loại gỗ cứng có màu nâu hoặc đỏ đậm và trở nên rất đẹp khi được đánh bóng tương tự như gỗ dái ngựa

Thương dài có hình dáng đặc trưng với phần thân dài, chắc với phần mút đầu cán lớn cũng như là có tiết diện tròn với phần mũi thì được làm phẳng để hình thành các mép bên trong khi phần lưỡi của mũi giáo được tạo thành bằng cách tỉa phần mút tròn của cán thành 2 bề mặt với mỗi bề mặt gồm 2 mặt hợp lại để tạo thành mép cắt ở mặt bên

Phần mũi thực của thương được hình thành bằng cách uốn cong các mép cạnh vào 1 điểm ở chính giữa khiến phần mũi của lưỡi giáo có hình lưỡi dao chích

Đôi khi phần mũi của lưỡi giáo được gọt nên không có cạnh giữa khiến cả mũi phần mũi giáo trông mảnh hơn trong khi phần mũi thực thì có hình thìa

Ngoài thương thì các chiến binh Hawaii cũng sử dụng lao vốn cũng được chế tác cùng chất liệu để làm thương

Lao của người Hawaii có 2 loại chính là không ngạnh và loại có ngạnh

Lao ngạnh (ihe laumeki, ihe laumake) gồm phần cán được vuốt nhọn tra vào phần mút cùn của mút cán lao trong khi phần ngạnh có thể được định nghĩa là phần vai đặc trưng của lao

Mũi lao ngạnh có từ 4 tới 6 hàng ngạnh với ngạnh hình dao chích nhô ra và hướng xuống phần mút cán lao

Về phần lao trơn không có ngạnh thì có 2 loại là mũi dạng lá với mũi dạng tròn; loại lao mũi lá cũng na ná như cây thương pololu song khác ở chỗ nó không có phần mở rộng ở mút đầu cán thương khi mà phần cán nó được cắt vuông vắn cũng như chiều dài thì ngắn hơn thương trong khi loại có mũi tròn thì được tỉa tròn trỉa tại phần mối nối củacán

Ngoài 2 loại trên thì người Hawaii còn có cả loại vũ khí 2 trong 1 kết hợp giữa giáo với sào khi sở hữu phần lưỡi để có thể sử dụng như vũ khí chiến trường cũng như chỗ lồi có móc và khía chữ V nhằm tránh bị tuột tay

Dao găm (pahoa) cũng là thứ vũ khí không thể thiếu của người Hawaii và nó làm cho người Hawaii trở nên khác biệt trong nhóm người Polynesia khi sử dụng dao găm mà không chỉ có 1 loại dao găm mà tới tận 5 loại gồm loại dao găm dùi cui dạng mảnh, loại dao găm dùi cui nguyên khối, loại lưỡi dài và lưỡi cong cùng loại răng cá mập

Dao găm của người Hawaii được làm từ không chỉ gỗ mà còn có cả loại làm bằng xương cá kiếm

Với loại dao găm đầu tiên thì nó tương tự lao không ngạnh bị cắt phần giới hạn ở mũi được gắn thêm vòng đeo cổ tay

Loại dao này có phần mút cán được cắt vuông vắn và có hình dáng thon dần xuống tới phần mũi dao để tạo thành nên phần lưỡi dao

Dao găm dùi cui chỉ có lưỡi đơn và không có cạnh giữa cũng như ở phần giữa hoặc tại 1 đầu cán có buộc vòng dây đeo cổ tay được làm từ dây thừng (loại dây làm từ cây olona) hoặc dây chão thường được bện 5 lớp vào xỏ qua lỗ xâu hình chữ nhật trên cán và gút lại

Loại dao găm này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích với phần mút nhọn dùng cho việc đâm và mút cùng dùng cho việc đập như giống như chức năng của dùi cui cảnh sát ngày nay

Trong khi đó thì loại dao găm gậy tày nguyên khối thì có kích thước ngắn hơn nhưng vẫn có thể sử dụng đa năng khi loại vũ khí được kết hợptừ cả dao găm và gậy tày

Phần chuôi cán của vũ khí này được chế tạo thành khối to có hình dạng đầu giống đầu cây chùy cụng như 1 vòng đeo cổ tay được buộc vào giữa 2 đầu hỗ trợ việc sử dụng các đầu dao găm hoặc đầu chùy vũ khí của chiến binh

Ở 1 số cây dao găm phần đầu tròn có kích thước nhỏ và phẳng với đường kính không lớn hơn phần cán trong khi với 1 số khác thì phần đầu chùy lớn lớn

Trong khi đó thì phần lưỡi dao ở 1 số dao găm loại này thì phẳng với mũi cong hoặc tròn cũng như là phần cán của dao găm thì có tiết diện hình tròn

Loại thứ 3 chính là loại dao găm có lưỡi dài cạnh kép và mũi bén cũng như có phần đầu tiếp giáp được chế tác thành dạng cán cầm hẹp hơn phần lưỡi và gắn vào phần lưỡi tại phần 2 bên cạnh của vai xiên

Phần lưỡi của loại dao găm khá đa dạng về kích cỡ và hình dạng từ loại có lưỡi hẹp (không rộng hơn đường kính tay cầm) với cạnh giữa cho tới loại có lưỡi có cạnh kép dài và rộng tại khu vực vai dao (nơi lưỡi dao giáp với cán dao) cũng như được vuốt thon vào 1 điểm và với lưỡi dao được mở rộng nhờ vào việc sở hữu phần cạnh giữa của dao

Bên cạnh đó thì 1 cái vòng đeo cổ tay cũng có thể được thêm vào ở gần phần tận cùng của của chuôi hoặc cũng có thể không

Loại thứ tư chính là loại dao găm có lưỡi cong vơi cấu trúc gồm 3 bộ phận chính là cán, tay cầm và lưỡi dao

Các bề mặt ở phần tiếp giáp được bào phẳng để tạo thành phần chuôi tròn kèm bướu u tại đuôi dao găm trong khi phần lưỡi dao thì có phần thân trên cong lõm vào để tạo thành mặt phẳng bù lại cho phần cong lồi ở mặt bên dưới tạo thành bề mặt tròn; các cạnh lưỡi hội tụ với nhau tạo thành mũi dao sắc nhọn cũng như vòng xỏ cổ tay được xỏ ở tại điểm tiếp giáp và chuôi dao

Bên cạnh các loại trên thì người Hawaii còn sở hữu loại dao găm răng cá mập là loại vũ khí kết hợp giữa chùy răng cá mập với loại dăm găm có đầu chùy với đầu bè và bẹt như mái chèo với răng cá mập vào phần ngoại vi xung quanh của dao (số lượng tùy theo kích cỡ đầu dao) với tay cầm gồm mũi cán ở cuối tay cầm cũng như vòng dây đeo tay được buộc vào mũi cán hoặc ở giữa tay cầm

Về vũ khí gậy tày (la’au palau) thì gậy chiến ngắn (dài 3-4 feet) của người Hawaii được chia làm nhiều loại gồm loại phẳng (đầu gậy tròn và láng chuyển dần thành tay cầm mà không qua chuyển tiếp bởi bộ phận trung gian là vai gậy cũng như có phần chuôi cán hơi loe ra), loại có khía (cấu trúc tương tự như loại gậy đầu phẳng và chỉ khác ở chỗ đầu có khía), loại nhám xù xì (đầu đã được bào hơi phẳng ít và có mấu chế tạo từ rễ hay cành cây trong khi phần cán được bào phẳng với mút chuôi có dạng hình tròn và có thể được gắn thêm vòng dây đeo cổ tay gần mút đuôi) hoặc loại có đầu bằng đá (loại này đa dạng song cấu tạo chủ yếu gồm cán gỗ được buộc bằng dây chão với đầu gậy bằng đá có từ 2 tới 6 khía dọc cụng như có vòng dây đeo cổ tay buộc vào phần thân dưới của gậy) có với cấu tạo chung là có đầu to, cán cầm ngắn và được cắt vuông vắn cũng như có hoặc không có dây đeo cổ tay được buộc vào gần phần đuôi cán

Bên cạnh loại vũ khí gậy tày ngắn thì người Hawaii cổ còn gậy chiến gắn răng cá mập với 4 loại gồm loại đầu có khung hình elip đặc với báng thẳng, loại thứ 2 cũng tương tự loại thứ nhất trừ việc nó có thêm khe hở trong khi loại thứ 3 cũng có phần khung elip có khe như loại thứ 2 song lại có cán hình vòng và loại cuối gồm 1 thanh cong nối với cán cầm dạng thẳng cũng như các răng cá mập được gắn vào dây thừng mảnh (loại này có hình bán nguyệt, 2thanh cong và được gắn tới 19 cái răng ở thanh bên ngoài)

Nhưng dù loại nào đi chăng nữa thì loại gậy chiến răng cá mập này cũng gồm 3 bộ phận chính là phần răng cá mập, phần cán gỗ được làm từ gỗ cây kauila và các bộ phận chốt giữ răng vào gậy

Về phần răng của gậy chiến thì đúng như cái tên gọi của nó là các răng của gậy chiến được lấy từ loài cá mập lớn xám ăn thịt là cá mập hổ a.k.a niuhi theo tiếng bản địa với các răng được tách riêng ra khỏi nhau từ cùng hàm cá mập rồi được xỏ từ 1 tới 3 lỗ ở phần men răng ngay chỗ giáp với phần bệ sụn chân răng vốn sẽ trở thành phần nằm âm xuống dưới lỗ trên cán gỗ

Trong khi đó thì phần cán được làm từ gỗ cây kauila với các lỗ được tạo ra sao cho vừa các răng sẽ được tra vào sau đó; 1 số vũ khí răng cá mập thì răng cá mập sẽ được gắn lên mặt của tay cầm hoặc là ở cuối của chuôi cầm

Sau khi răng đã được tra vào xong thì dây thừng được làm từ cây olona hoặc chỉ và các chốt nhỏ thon bằng gỗ được dùng để cố định răng vào phần báng gỗ; trong 1 số trường hợp thì người ta sử dụng thêm cả nhựa cây sa kê để giữ răng dính vào báng gỗ

Có 5 cách để tra và cố định răng lên báng gỗ mà phổ biến nhất là buộc (buộc 2 sợi tao từ chỉ làm tự cây olona vào các lỗ trên răng và trên báng theo các hình chữ V hoặc M… trong khi cách thứ 2 là chèn chốt bằng gỗ cứng xuyên từ lỗ khoan trên báng ở bên này qua răng tới lỗ khoan ở mặt bên kia trên báng gỗ; cách thứ 3 là xỏ chỉ vào các lỗ đã khoan ở răng để rồi quấn và buộc vào cái chốt đã được chèn qua lỗ khoan xuyên qua báng gỗ và nằm bên dưới chân răng

Với cách thứ 4 thì chèn chốt gỗ ở cái lỗ được khoan vào phần sụn răng và răng rồi xỏ chỉ vào các lỗ tạo ở trên răng cũng như 2 lỗ trên báng gỗ trong khi cách cách thứ 5 cũng tương tự chỉ khác là thay chốt gỗ bằng miếng gân làm từ cây olona vào mỗi lỗ bên

Trong số các loại gậy răng cá mập thì loại giản tiện nhất có cán ngắn bằng gỗ với răng cá mập được gắn vào chính giữa gọi là leiomano hoặc loại cán dài với răng được gắn vào 1 đầu

Tuy nhiên thì cũng có các loại phức tạp hơn khi chỉ có gắn mỗi một chiếc răng và báng gỗ cong hoặc có góc tù cũng như gắn có vòng hoặc loại có báng hình thoi với 3 bướu lồi ở 3 góc trong khi góc thứ tư mới được tra răng vào

Ngoài ra cũng có loại vũ khí báng thẳng với răng được gắn vào phần mút ở 2 đầu hoặc các loại chỉ có 2 răng có báng hình lưỡi liềm với 2 răng gắn ở 2 đầu cũng như 1 loại khác tương tự cái trên song có thêm 1 cái rìa lưỡi bán nguyệt song ít cong hơn và cũng được gắn răng theo cách tương tự cái trên và cả loại có 3 hoặc nhiều răng hơn xếp thành hàng trên sợi thừng được tết từ 5 sợi tao làm từ cây olona (3 sợi nếu các sợi tao làm từ cây bụp giấm) với 1 đầu có vòng trong khi các răng thì được gắn ở khe giữa 2 sợi chão và lớp vải tapa được nhét vào nhằm để giúptăng thêm độ cứng

Ngoài ra thì người Hwaii cũng sử dụng búa có đầu bằng đá (K’oi pahoa), mác hoặc lao (kao), dây siết cổ (ka’ane), pakiko (1 thứ nhạc cụ hoặc chiến cụ xưa)

Về các vũ khí tầm xa thì người Hawaii xưa có dây bẫy (pikoi) tương tự chức năng bola của người Inca gồm hòn đá hay cục gỗ được làm từ gỗ kauaila, pua được buộc vào dây chão dài được làm bằng cách bện 8 sợi nhỏ lấy từ cây olona tại điểm gần chuôi của đối trọng

Các chiến binh sử dụng dây này nhằm để đốn ngã kẻ thù trước khi kết liễu bằng dao găm

Ngoài ra thì người Hawaii cũng sử dụng dây lăng đá (ma’a) làm từ sợi cây Hau tết lại

Có vài loại dây lăng đá với 1 loại thì túi từ sợi cây Hau là nơi hợp nhất 2 sợi dây dọc thành 1 sợi dây đơn trong khi với 1 loại dây lăng khác thì người ta thay sợi cây hau bằng 2 sợi dây chão đã bện với các sợi dây tao bện thành 2 sợi chão sẽ được nhập lại thành 1 sợi (về sau người ta thay bằng chão bện bằng 3 dây tao; ngoài ra thì người Hwaii còn dùng cả loại dây lăng bện từ tóc người) trong khi đá dùng làm đạn (ala’o ka ma’a) thì được lấy từ đá bazan và và được đánh bóng kỹ

Ngoài ra thì các chiến binh Oahu cũng dùng cung và tên thường hoặc tên lửa cũng như sử dụng vũ khí ma-kini (tên gọi có nghĩa là nhiều mũi nhọn) tương tự nỏ liên châu khi mà nhiều mũi giáo (có khi lên tới 10 mũi) được buộc lại thành bó và ném về phía đối phương nhằm gây sát thương hàng loạt

Bên cạnh đó thì người Hawaii cũng sử dụng 1 loại vũ khí gây sức tàn phá khác gồm các hòn đá lớn được buộc vào 1 sợi dây và có thể thu hồi sau khi sử dụng được gọi là pohaku ku’i wa’a a.k.a vũ khí phá thuyền có thể tạm xem là 1 loại pháo sơ khai của người Hawaii

Vào cuối thế kỷ 18 thì quân đội Hawaii bắt đầu du nhập và sử dụng các loại hỏa khí như đại bác (pu kuniahi) và hỏa mai mà ban đầu là lấy được từ tàu Fair American mà họ chiếm được

Về đồ bảo hộ thì các chiến binh Hwaii sử dụng khiên đan bằng xơ dừa trong khi trang phục thì chỉ có tấm khố (malo) cũng như bôi dầu khắp người làm cho cơ thể họ trơn nhớt khiến cho họ khó bị kẻ thù tóm tại trận hơn

Với các chiến binh xuất thân là thủ lĩnh, quý tộc bộ lạc thì họ mặc bộ áo choàng không tay dệt bằng vải có gắn lông vũ màu sáng và đội mũ chiến hình quả bầu cũng có màu sáng như áo chòang (Các chiến binh quý tộc khi lâm trận sẽ dùng tay trái giương áo choàng nhằm để che chắn chống lại hỏa tiễn cũng như đỡ các đòn tấn công của đối thủ) ; vào thời sau thì các miếng manh dệt cũng được sử dụng như giáp trụ che thân

Ngoài ra thì với các chiến binh Hawaii thì hình xăm cơ thể cũng là 1 thứ giáp trụ mang giá trị tinh thần vì hình xăm có mang năng lượng (mana) sống và sức mạnh tinh thần

Với người Hwaii xưa thì việc từ chối xăm mình hoặc bỏ dỡ nửa chừng việc xăm mình sẽ bị coi là hèn nhát

Quy trình xăm của người Hawaii diễn ra với việc dùng kim bằng vuốt chim hay bằng xương vẽ các đường nét trên da rồi sau đó các đường nét được làm hiện lên bằng cách chà bồ hóng từ than dừa lên vết xăm nhằm giúp hình xăm không thể bị gột rửa

Da sau khi xăm sẽ cần thời gian từ nửa năm đến 1 năm để phục hồi nên gia đình và bạn bè của người xăm sẽ hỗ trợ bằng cách dùng nước muối rửa các dấu vết lằn nhằm để ngăn chặn nhiễm trùng cũng mát xa vùng da này để loại bỏ vết bẩn

Với người Hawaii các hình xăm nằm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể sẽ đại diện cho những thuộc tính tín ngưỡng khác nhau như các dấu hiệu nằm trên đầu đại diện cho thần thiên đường Rangi cũng như kết nối họ với trí tuệ, kiến thức và tinh thần trong khi các hình xăm trong khu vực từ rốn tới ngực đại diện cho danh dự, sự hào phóng, chân thành và khiêm tốn; với hình xăm từ rốn đổ xuống bắp đùi là chủ về năng lượng sống, sự dũng cảm và hôn nhân trong khi hình xăm quanh bụng chủ về sự tự chủ còn hình tại khu vực phần trên của cánh tay là đại diện choi sức mạnh trong khi xuất hiện cẳng tay và bàn tay là chủ về sự sáng tạo

Về đào tạo chiến binh thì các chiến binh sẽ được huấn luyện các kỹ thuật đánh giáo và tự vệ tại các trường huấn luyện võ thuật lua

Sau khi trải qua xong quá trình huấn luyện thì các chiến binh học môn đánh giáo sẽ phải dâng lễ vật là 1 con lợn đã nấu để các thầy (kahuna) dạy môn này xem thiên ý của đám học trò tốt nghiệp

Nếu con lợn được nấu hoàn hảo không xuất hiện vết rạn hay cháy thì buổi lễ tốt nghiệp của chiến binh xem như thành công mỹ mãn trong khi nếu lợn bị rạn hay cháy ở đâu trên mình chẳng hạn như lưng thì học trò dâng lễ vật khi tham gia đấu giáo sẽ đánh vào ngay đúng vị trí đó; trường hợp lợn bị nứt thì theo kahuna nghĩa là người dâng lễ vật sẽ bị thương

Bên cạnh đó thì do sống ở giữa biển nên phương tiện di chuyển chính trên mặt nước chính là thuyền có rầm chìa hoặc thuyền có thân đôi catamaran (các thiết kế này giúp thuyền trụ vững trước những con sóng lớn và mạnh của biển khơi) được chế tạo từ 1 khúc gỗ lớn nguyên khối của cây kua

Thiết kế thuyền có rầm chìa chỉ có 1 thân với 1 rầm chìa được lắp vô ở mạn đón gió nhằm giúp thuyền có thể trụ vững ở nơi có sóng to; 1 số thuyền có rầm chìa lớn tới mức có tới 2 rầm chìa cũng như tải trọng chở dược tới 80 người cùng hàng hóa

Thuyền của người Polynesia nói chung và Hawaii nói riêng vận hành bằng buồm và chèo với thân và mũi thuyền sâu dùng cho việc viễn dương

Ngoài ra thuyền Hawaii cũng có phần nhô ra ở đuôi tàu gọi là Momoa dùng làm nơi cho các linh hồn quá giang theo tàu dựa trên truyền thuyết xưa khi 1 linh hồn muốn theo 1 chuyến tàu để sang vùng mới song vị thủ lĩnh trên tàu đã báo là hết chỗ nên linh hồn đó đã nhảy khỏi tàu ra chỗ nhô ở đuôi và ở đó trong suốt chuyến hải trình

Ngoài ra thì về sau với sự giao thương từ với người phương Tây thì hạm đội Hawaii cũng sở hữu 1 tàu chiến hai buồm kiểu Âu có tải trọng là 170 tấn có trang bị 4 khẩu pháo 4 inch cũng 2 khẩu súng Gatling, vận hành bằng buồm và động cơ hơi nước được đóng ở Anh năm 1871 là chiếc HMS Kaimiloa

Người Polynesia nói chung và Hawaii nói riêng có tài hàng hải khi biết định hướng dựa trên các yếu tố tự nhiên như hải lưu, chim chóc và cả hướng gió

Ngoài ra thì các vị thủ lĩnh đối địch bị bại trận ở buổi quốc sơ khi Hawaii còn theo tín ngưỡng cũ cũng thường khó tránh khỏi số bị đem hiến tế thần khi họ bị treo ngược lên giá với mồ hôi từ họ sẽ được các thầy tế thoa lên khắp mình rồi sau đó thì họ sẽ bị đánh cho tới khi nhão ra và moi hết nội tạng và các thầy tu và thủ lĩnh chủ trì buổi hiến tế sau đó sẽ dùng bữa tiệc thịt nạn nhân bị hiến tế “để sống hoặc nấu chín”

Khi lâm trận thì quân đội hai bên sẽ bắt đầu triển khai lăng đá rồi lần lượt lao, giáo khi đã ở trong tầm khai hỏa để rồi sau đó là 2 bên dùng dao găm, thương và gậy chiến giáp lá cà

Người đầu tiên bị tử trận được gọi là lehua và nếu lehua đó là thuộc về phe kẻ thù và xác của lehua bị bên thắng chiếm được thì có khả năng sẽ được lựa chọn để trở thành vật tế thần

Bên yếu thế hơn bị vỡ trận và rút lui sẽ bị bên chiến thắng đuổi theo tàn sát

Thường thì bên thắng chỉ chôn cất tử sỹ phe mình trong khi để mặc tử sỹ phe địch lại cho thối rữa và bị động vật ăn xác

Tuy là hầu hết các trận chiến đều diễn ra ban ngày song cũng có vài trận diễn ra ban đêm cũng như người Hawaii xưa cũng có sử dụng chiến thuật phục kích (moemoe)

Nếu 2 bên tham chiến ngang sức và không thể triệt hạ được nhau cũng như vì lý do gì đó mà 2 bên tham chiến thỏa ước đình chiến thì thường nó được theo sau bằng nghi lễ 2 bên cùng định ra hòa ước bằng máu lợn cũng như là sẽ có tiệc tùng và trò thể thao tại nghi lễ định hòa ước

Từ năm 1840, vương quốc Hawaii chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến với sự gia tăng thêm dân số của người nhập cư cũng như sự giảm dần dân số do dịch bệnh cộng đồng bản địa

Năm 1874, vua cuối cùng triều Kamehameha là Lunalio băng hà và lần lượt được kế vị bởi vua Kalakaua và chị em là nữ hoàng Lili’uokalani của triều Kalakaua

Tình hình vương quốc Hawaii triều Kalakaua bắt đầu không ổn định với nhiều vụ nổi dậy bao gồm cả các vụ nổi dậy của binh sỹ cũng như sự gia tăng dần thế lực của người phương Tây

Sau thất bại trong cuộc nổi dậy của Samuel Wilcox a.k.a Công tước Sắt của Hawaii từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 1 năm 1895 của phe Bảo hoàng thì nữ hoàng Lili’uokalani kiêm quân chủ cuối cùng của Hawaii đã phải chính thức thoái vị vào ngày 24 tháng 1 cùng năm dù vương quốc Hawaii bị xem là bị bãi bỏ và thay bằng chính phủ lâm thời nền cộng hòa Hawaii từ năm 1894

Vương quốc Hawaii bị bãi bỏ đã được thay thế bằng nước Cộng hòa Hawaii và nước này đã tồn tại cho đến khi bị Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sát nhập vào ngày 12 tháng 8 năm 1898 trong khi nữ hoàng Lili’uokalani – quân chủ cuối cùng của Hawaii thì vẫn sống và mất ngày 17 tháng năm 1917 ở tuổi 79


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *