1. Nếu bạn muốn ai đó cảm thấy lúng túng hoặc khó chịu, hãy nhìn vào giữa trán của họ khi đang nói chuyện.
2. Nếu ai đó đang nói chuyện với bạn và cố gắng tránh trả lời một câu hỏi của bạn, hãy tạm dừng cuộc trò chuyện và nhìn thẳng vào mắt họ. Họ sẽ cảm thấy không thoải mái và sẽ tiếp tục câu chuyện dang dở. Họ có thể sẽ cho bạn biết thêm nhiều chi tiết hơn hoặc nói thật (nếu trước đó họ đang nói dối), vì họ nghĩ rằng sự im lặng của bạn và cái nhìn của bạn là dấu hiệu cho thấy bạn đã biết sự thật.
3. Khi đặt câu hỏi, hãy gật đầu một cách tinh tế. Khi đó rất có thể bạn sẽ nhận được sự đồng tình, nhất trí từ người được hỏi. Thủ thuật này thường được nhân viên nhà hàng sử dụng khi mời khách chọn đồ, để làm cho khách hàng mua thêm nhiều đồ ăn hơn.
4. Khi một người thực sự tập trung vào việc nào đó (ví dụ đang gọi điện thoại bàn công việc), bạn có thể mở tay của họ và lấy bất cứ thứ gì họ đang cầm lúc đó. Họ thậm chí có thể không nhớ đã đưa nó cho bạn. Tương tự, bạn có thể đưa cho họ cầm thứ gì đó mà họ không biết.
5. Ai trong chúng ta cũng thích được mọi người công nhận thứ mình làm hay lắng nghe điều mình muốn nói. Thế nên việc bạn lặp lại cử chỉ, tư thế, biểu hiện khuôn mặt một cách vô thức sẽ giúp bạn giành được sự tin tưởng của người đối diện. Đó là do não bộ luôn thích thú với những hình ảnh được cho là bản sao của chính mình. Việc này còn khiến cho não nhận định bạn đang rất lắng nghe tập trung và quan tâm đến những gì họ nói.
6. Nếu bạn phải nói trước đám đông, đừng quên mang theo một chai nước. Nếu đang nói mà bạn đã quên mất điều gì, hãy uống một ngụm nước, và không ai sẽ nhận ra bạn tạm dừng là do bạn quên mất nội dung đâu.
7. Bàn chân là 1 tín hiệu giúp bạn “đọc vị” cảm xúc thật của những người trong cuộc trò chuyện. Nếu người đó chỉ quay cơ thể về phía bạn mà bàn chân giữ nguyên, có nghĩa là họ không muốn bạn cắt ngang câu chuyện. Nếu mũi giày của người đó đang hướng về 1 hướng khác nhau, có nghĩa là họ muốn bạn rời đi càng sớm càng tốt rồi đó!
8. Nếu ai đó cứ nhìn bạn chăm chằm trên xe buýt hay tàu điện ngầm, hãy nhìn vào đôi giày của họ. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy lúng túng và quên mất mình cần phải làm gì.
9. Nếu bạn có vấn đề với ai đó nhưng không muốn buộc tội họ một cách trực tiếp, hãy thay đổi cách bạn nói. Ví dụ: thay vì nói “Anh quên không đóng cửa sổ” thì hãy nói “Cửa sổ vẫn mở kìa.”
10. Khi tranh luận, đừng đưa ra quan điểm của bạn trước mà hãy đưa ra lập luận của bạn.
11. Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng, hãy để một chiếc gương quay về phía khách hàng của bạn. Họ sẽ hiếm khi giận dữ vô lý vì họ có thể nhìn thấy hình ảnh xấu xí của mình trong gương
12. Khi muốn đi qua một đám lố nhố người như trong một buổi tiệc hay đám đông chẳng hạn, thay vì đi đến đâu lại “Cho tôi xin phép…” đến đấy, hãy cứ hướng thẳng về hướng bạn muốn tới, nhìn vào các khoảng trống giữa mọi người thay vì nhìn vào họ. Thường thì người ta sẽ tự tạo một khoảng trống nào đó cho bạn len qua.
13. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị lo lắng hãy nên nhai kẹo cao su hoặc ăn một thứ gì đó. Bởi trong khi nhai, não bộ sẽ bị đánh lừa là mọi thứ đều đã an toàn. Não sẽ phát tín hiệu để làm giảm sự căng thẳng, từ đó giúp bạn bình tĩnh trở lại. Thể hiện quan tâm người đối diện 1 cách tinh tế như vậy khiến người kia không thể không thích bạn được, phải không?
14. Mọi người thường nhớ những gì đã xảy ra vào thời điểm đầu và cuối. Những điều đã xảy ra giữa 2 thời điểm này đều bị lu mờ. Vì vậy, khi phỏng vấn xin việc, hãy là người phỏng vấn đầu tiên hoặc cuối cùng để nhà tuyển dụng sẽ nhớ rõ bạn giữa rất nhiều ứng viên khác.
#TraiNghiemSong
Nguồn:Sưu tầm