Ấn Độ trước thời Phật Cồ Đàm: Từ Hiến Tế Vũ Trụ đến Danh Tính Tối Hậu Tiểu Ngã – Đại…

Ấn Độ trước thời Phật Cồ Đàm

Ấn Độ trước thời Phật Cồ Đàm: Từ Hiến Tế Vũ Trụ đến Danh Tính Tối Hậu Tiểu Ngã – Đại Ngã
Hình thái học của những nghi lễ Vệ Đà
Thờ cúng Vệ Đà không có thánh đường; nghi lễ được tổ chức trong nhà hay ngoài sân cỏ với 3 đống lửa. Các đồ cúng không phải là thịt thì có sữa, bơ, ngũ cốc, và bánh. Dê, bò, cừu và ngựa được hiến tế. Nhưng từ thời Rig Vệ Đà thì soma được coi là quan trọng nhất.
Nghi lễ rơi vào hai tầng lớp: nội bộ và trang trọng. Nghi lễ nội bộ được tiếng hành bởi chủ nhà theo truyền thống. Nghi lễ trang trọng được thực hiện bởi quan chức được ủy quyền trực tiếp dựa trên sự mặc khải của chân lý vĩnh hằng.
Đối với nghi lễ nội bộ thì quan trọng nhất là những phép bí tích hay những sự thừa nhận liên quan đến sự thụ thai và sinh nở; sự giới thiệu đứa trẻ đến người thầy Bà-la-môn; cưới hỏi; và tang lễ. Đây là những nghi lễ tương đối đơn giản không cần thịt.
Trong các bí tích thì upanayana, tương đồng với lễ thụ pháp dậy thì của các xã hội cổ xưa, là quan trọng nhất. Người thầy sẽ “thụ thai” câu bé trong ba ngày. Sau đó cậu bé sẽ được “sinh ra lần hai” (dvi-ja), thuật ngữ này xuất hiện lần đầu trong kinh Atharva Vệ Đà.
Theo Laws of Manu, người giao tiếp với đồ đệ qua ngôn ngữ Vệ Đà (Bà-la-môn) được coi như cha mẹ của họ. Giữa cha đẻ và thầy Bà-la-môn thì người thầy mới được coi là người cha thực sự.
Các nghi lễ trang trọng cấu thành hệ thống lễ nghi dù không thay đổi nhưng cực kỳ phức tạp. Mô tả chi tiết một hệ thống đơn lẻ thôi cũng mất vài trăm trang sách rồi. Đơn giản nhất là agnihotra (“dâng hiến đến lửa”), thực hiện lúc tảng sáng và chạng vạng, bao gồm việc dâng sữa đến Agni. Cũng có những nghi lễ liên kết với nhịp điệu vũ trụ như “của mưa và của trăng non,” những lễ hội theo mùa, và nghi lễ mùa quả đầu tiên. Nhưng những sự cúng tế thiết yếu là những cúng tế soma. Agnistoma (“ca ngợi Agni”) được cử hành mỗi năm một lần vào mùa xuân bao gồm cả 3 ngày “sùng bái.” Bên cạnh những hoạt động sơ bộ thì quan trọng nhất là diksa, hiến tế người dâng lễ bằng cách tái sinh anh ta. Soma được vắt ép vào buổi sáng, buổi trưa, và buổi tối. Lúc vắt ép giữa ngày thì có sự phân phát tiền công danh dự (daksina): 7, 21, 60, 1000 con bò hoặc đôi khi là cả gia tài của người dâng lễ. Tất cả các thần đều được mời đến.
Có những lế dâng soma khác có thể dài 10 ngày, 1 năm và thậm chí 12 năm theo lý thuyết. Sự thừa nhận hoàng tộc (rajasuya) cũng được tích hợp vào hệ thống cúng tế soma. Một hệ thống lễ nghi khác cũng liên quan đến soma, dù không nhất thiết, là agnicayana, “sự chất đống (gạch thành tế đàn) của lửa.” Trong kinh nói rằng “những ngày trước đó” năm nạn nhân bị giết, một trong số đó là con người. Đầu của họ sau đó được dựng lên với lớp gạch đầu tiên. Agnicayana làm trỗi dậy suy cứu về vũ trụ mang tính quyết định cho tư tưởng Ấn Độ. Hiến tế người tái diễn sự cảm tử của Prajapati, và xây tế đàn tượng trưng cho sự sáng tạo vũ trụ.
Sự hy sinh tối cao: asvamedha puruṣamedha
Nghi lễ Vệ Đà quan trọng và nổi tiếng nhất là “hiến tế ngựa” asvamedha. Nghi lễ này chỉ được thực hiện bởi một vị vua chiến thắng, người có phẩm cách “Chủ quyền Toàn cầu.” Những kết quả của nó được phát tán khắp đất nước, tẩy uế và đảm bảo sự sinh trưởng và thịnh vượng. Các nghi lễ sơ bộ được giãn ra trong vòng một năm, trong thời gian này một con ngựa giống được thả cùng 100con ngựa khác. 400 trai trẻ được cử ra để canh giữ, không cho nó tiếp cận ngựa cái. Nghi lễ chính kéo dài trong 3 ngày. Vào ngày thứ hai một số lượng lớn vật nuôi bị giết. Cuối cùng, chú ngựa giống lúc này đã là hóa thân của thần Prajapati đã sẵng sàng để hy sinh, sẽ bị làm nghẹt thở. Bốn nữ hoàng, mỗi vị được tháp tùng bởi 100 người hầu gái, sẽ đi vòng quanh xác ngựa và người vợ chính sẽ nằm xuống cạnh nó; bà sẽ phủ áo choàng lên và giả vờ làm tình. Trong thời gian này, các thầy tế và đám phụ nữ trao đổi với nhau những khoái lạc trần tục. Ngay khi nữ hoàng đứng dậy thì chú ngựa và các nạn nhân khác sẽ được mổ xẻ. Ngày thứ 3 có những nghi lễ khác diễn ra, và cuối cùng tiền công danh dự (daksina) được phân phát cho các thầy tế; họ cũng nhận luôn cả 4 vị nữa hoàng hoặc các người hầu của họ.
Hiến tế ngựa rõ ràng là có nguồn gốc Ấn-Âu, nhưng chỉ ở Ấn Độ nó mới đạt được vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và suy cứu thần học. Một mặt con ngựa được định danh với vũ trụ ( = Prajapati) và sự hy sinh của nó tượng trưng cho hành động sáng thế. Mặt khác, các kinh thuộc Rig Vệ Đà và Bà-la-môn nhấn mạnh mối liên hệ giữa ngựa và vùng nước sơ khai. Lễ cúng tế hướng tới việt hồi sinh toàn bộ vũ trụ và cùng lúc tái thiết các giai cấp xã hội về hình mẫu hoàn hảo của họ. Con ngựa đại diện cho quyền lực hoàng gia (ksatra) và xa hơn là định danh với Yama, Aditya (mặt trời), và Soma (nghĩa là những vị thần thống trị) thay cho nhà vua. Điều này cần được chú ý khi chúng ta phân tích mọt kịch bản tương tự, purusamedha, “hiến tế người.” Cùng với những con thú, một Bà-la-môn hay một ksatrya (tầng lớp chiến binh) được mua với giá 1000 con bò hay 100 con ngựa cũng bị hiến. Người này cũng được thả tự do trong 1 năm và cũng có phần nữ hoàng nằm cạnh thi thể.
Purusamedha được mô tả trong các kinh thuộc sruti, nhưng chỉ trong Sankhayana Vaitana mới chỉ định việc giết nạn nhân. Ở những chuyên luận khác, người đàn ông được thả vào phút cuối và một con thú bị giết thay anh ta. Kịch bản của purusamedha đã được chứng minh là có sự tương đồng đáng kinh ngạc với một truyền thuyết Đức: làm bị thương bởi một cây giáo và treo mình trên Cây Thế Giới trong chín đêm, Odin “tự hiến mình cho mình” để thu được sự khôn ngoan và làm chủ phép thuật. Adam vùng Bremen đã viết vào thế kỷ 11 rằng sự hiến tế này được tái hiện thực hóa 9 năm một lần tại Uppsala bằng cách treo 9 người và các con thú khác.
(còn nữa)
—————————————–
Link các phần khác (ở cuối bài):
https://www.facebook.com/groups/NghienCuuLichSu/permalink/1180792385605396/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *