Trả lời bởi Hữu Duy Vũ, sống tại Hà Nội, Việt Nam
https://qr.ae/TWTrJm
———————
Dưới góc nhìn lịch sử, Hà Nội là thủ đô của Việt Nam bởi những lý do sau đây:
Nguồn nước
Hàng ngàn năm trước đây, chúng tôi không có được hệ thống cấp nước như hiện tại. Do đó, vị trí càng gần nguồn nước tự nhiên càng tốt. Và, sông Hồng là câu trả lời tốt nhất cho điều này.
Hà Nội nằm ngay trung tâm giao nhau của giao thông đường bộ và cả đường thủy.
Vào thời cổ đại, khi con người chưa tạo ra được các ổ bi, lốp xe và các động cơ, tốc độ của “xe hơi” lúc đấy rất chậm; và những phương tiện này thường dùng sức người hoặc sức người để kéo, những điều này khiến cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ kém thuận lợi hơn hẳn việc sử dụng thuyền và hệ thống sông ngòi. Bạn có thể tưởng tượng một con sông lớn thời bấy giờ là một cái gì đó tương tự như hệ thống đường sắt và tàu cao tốc hiện nay. Giao thương giữa các vùng trong một quốc gia hoặc một vài quốc gia sử dụng hệ thống đường xá tự nhiên này để vận chuyển quân lính ra chiến trường, hay chỉ để dẹp loạn dân địa phương, tất cả các mục đích trên đều sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể kiểm soát được hệ thống đường thủy. Hãy nhìn vào bản đồ bên dưới [1]:
Xin lỗi vì đây là tất cả những gì mà tôi có thể tìm thấy được. 5 con sông lớn Sông Gâm, Sông Lô, Sông Chảy, Sông Hồng và Sông Đà đều có thượng nguồn thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Một cơ hội tốt cho bạn để giao thương với Trung Quốc, một quốc gia lớn và đông dân, đúng không? 5 con sông này giao nhau tại một điểm: Việt Trì. Kinh đô đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam nằm ở này thành phố này. Bạn cũng có thể kiểm soát được vùng núi phía Bắc từ đây. Nhưng nó lại nằm ngoài khu vực Đồng bằng Sông Hồng, nơi tập trung dân số và kinh tế Việt Nam vào thời cổ đại và phong kiến.
Bạn cần một địa điểm khác. Hà Nội sở hữu lợi thế đấy. Vẫn có khả năng kết nối với khu vực phía Bắc xa xôi, và dễ dàng đến được Vịnh Bắc Bộ, nhưng không quá gần như “Lục Đầu Giang” hoặc “Điểm giao nhau của 6 con sông” – Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Bây giờ thuộc huyện Phả Lại, thành phố Chí Linh. Và nó liên quan đến lý do thứ 2 mà tôi sẽ giải thích tiếp theo bên dưới.
Phòng thủ. Hệ thống sông ngòi Hà Nội [2]
Bạn có thể sử dụng sông như một con đường khi bạn đi xuôi theo nó, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó như một rào cản để ngăn chặn hoặc làm chậm tốc độ di chuyển của ai đó khi họ đi từ bờ bên kia sang bờ bên đây. Thành Thăng Long được bao quanh bởi Sông Hồng ở mạn phía Đông và phía Bắc, Sông Tô Lịch và Hồ Tây ở phía Bắc; và sông Tô Lịch một lần nữa chặn ở phía Tây. Kẻ thù, phần lớn là các triều đại Trung Quốc buộc phải vượt qua tất cả những thứ trên nếu họ chọn tấn công từ biên giới Việt – Trung. Cách duy nhất để phá vỡ rào cản này là sử dụng thủy quân, đi dọc theo sông Hồng hoặc sông Kinh Thầy hoặc sông Thái Bình, nhưng những cơn bão thường chờ đợi họ ở Vịnh Bắc Bộ. Hàng ngàn hòn đảo lớn bé ở Vịnh Hạ Long cũng là một vị trí thuận lợi cho chiến tranh du kích trên biển.
Một điều nữa, khoảng cách từ biên giới đến bờ biển cho phép chúng tôi có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị và làm suy yếu quân xâm lược. Với một quốc gia trải dài và hẹp như Việt Nam, Hà Nội nằm ngay vị trí rộng rãi nhất trên toàn bộ lãnh thổ.
Cuối cùng, và vẫn quan trọng nhất cho đến ngày nay. Ở tất cả các quốc gia, quân đội phải bảo vệ đầu tàu của mình bằng lực lượng được huấn luyện tốt nhất, vũ khí tối tân nhất và số lượng đông đảo nhất. Sống ngay cạnh một kẻ khổng lồ, chúng tôi không thể để mất thêm một tấc đất nào nữa. Một đội quân khổng lồ, luôn túc trực ngay tại biên giới, tại sao không?