Nếu như sự tiến hóa là để một loài trở nên tốt hơn, thì tại sao khủng long lại tiến hóa nhỏ lại thành chim, mà lại không phải thành những con chim lớn hơn?

Nếu như sự tiến hóa là để một loài trở nên tốt hơn, thì tại sao khủng long lại tiến hóa nhỏ lại thành chim, mà lại không phải thành những con chim lớn hơn?

A: Donna Fernstrom

Đây là một sự hiểu lầm căn bản về sự tiến hóa, và nó dựa trên xu hướng của con người nhầm tưởng rằng mọi thứ sẽ luôn phát triển lớn lên, tốt hơn, v.v. Khi sự tiến hóa được minh họa trong sách giáo khoa, nó thường được trình bày như là sự phát triển từ hình thái đơn giản nhất đến hình thái phức tạp nhất, giống như là những nấc thang vậy.

Nhưng sự tiến hóa hoàn toàn không có mục tiêu được định sẵn nào và cũng không di chuyển theo bất kỳ hướng cụ thể nào. Tất cả đó là phép toán thuần túy. Những sinh vật sống sinh sản và tồn tại tốt hơn sẽ những loài sẽ tăng số lượng. Luôn luôn là vậy. Nếu trở nên chậm chạp hơn, nhỏ bé hơn và kém thông minh hơn là một lợi thế sinh tồn (và đôi khi là như vậy), thì chúng sẽ tiến hóa theo hướng đó. Mọi thứ đều có sự thỏa hiệp nhất định. Một bộ não lớn hơn, hoặc là một cơ thể lớn hơn, sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Không phải lúc nào cũng đáng để đánh đổi khi tài nguyên khan hiếm. Lúc này, phát triển lớn hơn là không còn là lợi thế nữa trong thời gian khó khăn. Sinh vật càng lớn thì càng cần nhiều năng lượng để sống và cũng có những giới hạn về chuyển động nhất định khi một sinh vật trở nên quá to lớn trên cạn. Cá voi xanh phần lớn có thể vượt qua những giới hạn này vì chúng sống trong nước, thứ hỗ trợ hầu hết trọng lượng của chúng và cho phép chúng di chuyển bằng cách sử dụng ít năng lượng hơn so với việc sống trên cạn. Nhưng, cá voi xanh cần ăn đến khoảng bốn tấn nhuyễn thể mỗi ngày để duy trì cơ thể đồ sộ.

Khủng long biết bay phát triển bởi vì bay là một lợi thế cực kì lớn. Thiết kế cánh của chúng cho phép chúng cạnh tranh với loài thằn lằn bay (pterosaurs). Đôi cánh thằn lằn bay dài và hẹp – một thiết kế tốt để bay bổng, nhưng chúng lại không thích hợp để bay trong những cánh rừng rậm rạp. Chim, ở một mặt khác, sở hữu đôi cánh rất ngắn và rộng, khiến chúng khó có thể bị vướng vào những tán cây trong rừng như pterosaurs.(ND: thêm nữa là cánh của chim có khả năng chịu được nước ướt tốt hơn) Tuy nhiên, để bay, chúng cần phải tương đối nhỏ và chắc chắn là càng nhẹ càng tốt. Nếu không, những con khủng long chỉ đơn giản là sẽ phải sử dụng quá nhiều năng lượng, nhiều hơn chúng có thể có khả năng tìm thấy.

Khi thiên thạch va vào trái đất tạo ra một tấm chăn mùa đông trên toàn cầu, những thảm thực vật rộng lớn đã không còn nữa. Theo đó những con vật to lớn đã chết vì không đủ thức ăn. Chỉ những con vật nhỏ mới có thể kiếm sống bằng cách nhặt nhạnh những gì còn sót lại. Ở thời điểm này, những con khủng long biết bay có thể bay đi nơi khác tìm nguồn thực phẩm mới. Tại sao khủng long thành công, nhưng thằn lằn bay lại tuyệt chủng, là chủ đề cho một cuộc tranh luận khác. Tuy nhiên cá nhân tôi nghĩ rằng một trong những nguyên nhân chính là do những con thằn lằn bay không hề quan tâm đến trứng của chúng. Có lẽ cách chúng xây dựng tổ của không cho phép trứng của chúng sống sót qua mùa đông. Nhưng đó chỉ là phỏng đoán. Ngược lại thì hầu hết trong số các loài chim ấp trứng của chúng bằng nhiệt độ cơ thể. vì vậy đó có thể là lý do tại sao chim vượt qua cuộc đại tuyệt chủng năm đó.

Khi tài nguyên trở nên phong phú trở lại, tại sao chim lại không phát triển lớn hơn lại? Sự thật là, bay là điều cực cực kì thuận lợi. Nó cực kỳ tiện dụng. Nếu như chim phát triển cơ thể lớn hơn lại, thì điều đó sẽ phải đem lại lợi thế sinh tồn lớn hơn so với việc bay, và việc này thì chỉ có thể xảy ra dưới một số hoàn cảnh hi hữu.

Mà không phải là để nói nó đã không xảy ra (hình 2) (ND: terror birds, sống cùng thời với những động vật có vú to lớn khác như là sabertooths ngay sau sự tuyệt chủng của khủng long)

Nhưng các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt sau đó đã chứng minh rằng các loài động vật lớn nhất thường là những loài đầu tiên chịu hậu quả, và sau đó thì con người cũng đã xóa sổ một số loài khổng lồ như moa hoặc dodo. Tuy nhiên, có những loài chim không bay đã sống sót ở châu Phi, Nam Mỹ và Úc; chúng cạnh tranh trực tiếp với động vật có vú.

Các loài động vật lớn nhất hiện nay là động vật có vú, nhưng thực tế là có nhiều loài khủng long còn sống hơn. Vậy thì theo bạn, nhóm nào là thành công hơn lịch sử tiến hóa? Và chúng ta đang đánh giá theo tiêu chí nào, theo kích cỡ hay theo số lượng loài? Điều gì khiến bạn nghĩ rằng chỉ vì những loài chim có kích cỡ bé hơn khủng long hồi trước mà chúng không tuyệt vời hơn tổ tiên của chúng? Kích cỡ không phải là tất cả.

Hình 1: Microraptor- một trong những loài khủng long-có-cánh-nhưng-không-biết-bay nhỏ nhất từng được phát hiện. (Ảnh của Emily Willoughby – https://emilywilloughby.com/ga…/paleoart/microraptor-takeoff).

Theo như tác giả trong bài thì sự tiến hóa là một quá trình không hề có một mục tiêu rõ ràng hay hướng nhất định, vậy tại sao những con khủng long lại biết rằng biết bay là một lợi thế sinh tồn? Theo những giả thiết mới gần đây thì cánh của các loài khủng long dromeosaurids (chi khủng long sẽ tiến hóa thành chim sau này), trước hết phát triển lông vũ dày để chúng có thể trèo lên và sống trên cây bằng cách đập cánh (https://www.youtube.com/watch?v=nkesWuKiMSA). Và sau đó thì từ từ chúng mới dùng cánh để có thể bay giữa các tán cây.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *