XIN ĐỪNG LẤY CON CÁI RA ĐỂ BIỆN MINH CHO VIỆC KHÔNG LY HÔN

Nhiều bậc phụ huynh tự ý thức được một điều là cuộc hôn nhân của họ đã rạn nứt nhưng lại quyết định không ly hôn vì con cái. Tuy nhiên, chính hành vi này lại khiến những đứa trẻ càng tổn thương sâu sắc hơn.
Thử hỏi con mình làm sao có thể vui vẻ khi sống trong một gia đình mà cha mẹ nó không hạnh phúc? Làm sao có được cảm giác an toàn khi sống trong căn nhà lúc nào cũng ngột ngạt, áp bức? Làm sao sao những đứa trẻ có thể khao khát hôn nhân khi chứng kiến hai người thân thiết nhất của nó tranh đấu lẫn nhau?
Con cái chưa bao giờ là “sự ràng buộc” để cố mà duy trì một gia đình, càng không phải là “viên thuốc hồi sinh” để vực dậy một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Khi hôn nhân đã đến mức phải cần đến sự ràng buộc của con cái thì đến một ngày nào đó mọi sự tổn thương đều đổ dồn lên con mình.
“Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ”
Khi người lớn cãi nhau, có thể họ cho rằng điều đó không đáng kể nhưng trong tâm hồn trẻ nhỏ, những cảm xúc tiêu cực đó sẽ được phóng đại lên gấp ngàn lần và trong suốt cuộc đời của bọn trẻ cũng khó mà quên được cảm giác này. Cha mẹ nghĩ rằng cãi nhau chỉ để trút giận chứ không bao giờ họ nghĩ rằng những lời nói đó vô tình lại trút vào con của mình.
Những đứa trẻ đáng thương đó đã làm gì sai sao? Tại sao lại phải trả giá cho sự bất hạnh trong cuộc hôn nhân của cha mẹ mình? Nhiều bậc cha mẹ cứ luôn miệng nói “vì con” và tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân vốn đã tan vỡ nhưng họ không biết rằng con mình thông minh, hiểu chuyện hơn họ nghĩ rất nhiều, bọn trẻ luôn có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Hơn nữa lại càng muốn những người yêu thương của nó sớm thoát ra khỏi “vũng bùn”.
Vì vậy, nếu cuộc hôn nhân đã rạn nứt từ lâu và không thể cứu vãn được thì tốt nhất nên thoát khỏi nó càng sớm càng tốt và chọn phương thức chia tay một cách đàng hoàng, đó cũng là cách tốt hơn để con cái trưởng thành.
Một bác sĩ tâm lý người Mỹ từng nói: “Sự ảnh hưởng đến con mình không phải việc ly hôn mà là tình trạng bất hòa giữa vợ chồng trước khi ly hôn”.
Cha mẹ là khuôn mẫu đầu tiên trong cuộc đời con cái. Điều bọn trẻ cần học ở cha mẹ là tình yêu thương, chứ không phải đem đến cho nhau những tổn thương. Khi thấy cha mẹ có thể giữ mối quan hệ tốt đẹp tuy đã ly hôn thì bọn trẻ cũng học được cách yêu thương và tin rằng mình sẽ sống hạnh phúc.
Thay vì bảo vệ cuộc hôn nhân dưới bức tường bấp bênh vì con cái, tốt hơn hết nên học cách học cách buông bỏ, buông bỏ lý do “vì con cái” cũng chính là buông tha chính mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *