Mô hình tính cách Big Five là gì?

Big Five – mô hình tính cách “5 lớn”, hiểu đơn giản là một hệ thống phân loại tính cách dựa trên ý tưởng rằng các đặc điểm tính cách con người có thể được chia thành năm khía cạnh chính như sau:

1. Cởi mở (Openness)

Được thể hiện qua việc sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ, khác lạ, vượt xa khỏi vùng an toàn. Những con người cởi mở cao thường ưa thích sự khám phá, sáng tạo, độc lập, tò mò, ham học hỏi và tiếp thu những ý tưởng mới nhanh chóng. Nhược điểm của kiểu tính cách này là dễ bị phân tâm, thiếu tập trung. Đôi khi có những quyết định sẽ buộc họ phải cân nhắc rất nhiều, và thậm chí còn bị coi là lập dị/kì quặc trong một vài tình huống.

Ngược lại chính là sự cởi mở thấp, họ là những người ưa thích sự ổn định quen thuộc, hay nghi ngờ cũng như e dè những điều mới mẻ. Họ thường dành thời gian một mình, cho bản thân mình nhiều hơn là tham gia các hoạt động xã hội. Họ cũng khá là bảo thủ, song nhờ vậy mà họ lại phòng tránh được nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ những điều mình chưa biết (vì họ đâu dám thử gì đâu).

2. Tận tâm (Conscientiousness)

Đây là những nhân tố gánh team trong các bài tập/dự án lớn. Những người tận tâm thường là những con người có mức độ kỷ luật tốt, trách nhiệm tốt và tín nhiệm cao. Họ cần cù siêng năng, hướng đến mục tiêu và vô cùng cẩn trọng, chu đáo trong mọi việc. Thậm chí đến mức bị gọi là khó tính, cầu toàn, khá cứng nhắc cũng như thiếu linh hoạt nếu có những yếu tố bất ngờ ập đến.

Những người có mức độ tận tâm thấp thì ngược lại, họ lộn xộn, trì hoãn và dễ bị phân tâm. Những người đó thường thiếu đi động lực thúc đẩy cũng như không đạt được mục tiêu cao trong cuộc sống, mặc dù có thể nói là họ khá chill và không hay bị căng thẳng trong cuộc sống mệt mỏi này.

3. Hướng ngoại (Extraversion)

Bạn thích tương tác, bắt chuyện, giao lưu với người khác? Bạn thích sự náo nhiệt, muốn thể hiện bản thân? Phải rồi, bạn chính là người hướng ngoại. Những kiểu người này thường rất thân thiện, vui vẻ, hòa đồng và dễ kết bạn. Họ luôn đem đến một nguồn năng lượng tích cực, có khả năng truyền cảm hứng cũng như thuyết phục người khác. Họ vô cùng tự tin, có thể lên bảng thuyết trình mà không ngần ngại gì vết bẩn. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, những người này thường sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, và có thể bị đánh giá là hời hợt hoặc thiếu sâu sắc.

Ở một mức độ thấp hơn, chúng ta có người hướng nội. Những con người này thường thích dành thời gian một mình hơn. Họ có xu hướng ít nói chuyện hơn, ít giao lưu và đi kết bạn hơn. Còn ở một mức độ thấp hơn nữa, chúng ta có những người rối loạn lo âu xã hội. Lo lắng, bồn chồn, bất an, sợ hãi khi gặp gỡ những con người mới. Một Bocchi the rock điển hình.

4. Dễ chịu (Agreeableness)

Một điều nhịn chín điều lành. Hòa thuận nhường nhịn trên dưới, tránh xung đột, muốn người khác vui lòng. Những người dễ chịu là những người vị tha, rộng lượng, hay giúp đỡ người khác. Họ có một bộ kĩ năng giao tiếp tốt, biết cách thấu hiểu lắng nghe. Dễ mến, dễ gần, có khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng như xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Typically một waifu trong các bộ anime điển hình. Song, không phải là không có mặt trái. Họ có thể bị coi là những người dễ dãi, thảo mai, thiếu quyết đoán. Và họ cũng rất dễ bị người khác lợi dụng, làm tổn thương. Vậy thì how about ngược lại?

Thì…ngược lại tất cả những điều trên thôi. Họ sẽ biến thành phù thủy, độc đoán, hay chỉ trích và không tin tưởng bất kì ai cả. Một cá nhân ái kỉ, thích thao túng và làm đau người khác. Một nhân vật phản diện mà chắc chắn bạn sẽ không muốn gặp, nên là đừng để người dễ tính nào ghét bạn nhé.

5. Nhạy cảm (Neuroticism)

“Đời cơ bản là buồn”, câu cửa miệng của kiểu người nhạy cảm. Họ là những con người có khả năng đồng cảm tốt, luôn thấu hiểu và yêu quý con người, sinh vật sống xung quanh. Họ cẩn trọng, chu đáo, là những người sẽ quan tâm hôm nay bạn muốn ăn gì để rồi mua cho bạn. Họ rất dịu dàng, là những người mà chúng ta muốn che chở. Tuy nhiên, mức độ nhạy cảm cao đồng nghĩa với việc họ thường dễ bị lo âu, căng thẳng cũng như có những cảm xúc tiêu cực. Bi quan, dễ tổn thương, và đó cũng chính là lý do mà họ yêu thích sự ổn định, an toàn. Khó thích nghi với sự thay đổi, nói chung là nếu mức độ tính cách này cao quá thì sống rất khổ sở.

Mức độ nhạy cảm thấp, ta có người bình tĩnh, cam đào. Ít bị lo lắng và căng thẳng hơn, kiểm soát cảm xúc cũng tốt hơn. Tuy nhiên, họ sẽ bị coi là những kẻ lãnh đạm, vô hồn, robot, sống mà không biết yêu thương. Trơ cái mặt ra mà sống, người ta nói.

Ừm đó, chung quy lại thì đây là một công cụ hữu ích để hiểu bản thân cũng như mọi người xung quanh mình nhiều hơn. Nên nhớ rằng chúng chỉ là để tham khảo, và chúng ta không nên dựa dẫm vào nó quá nhiều mà bỏ qua các yếu tố đa dạng khác của cuộc sống muôn màu muôn vẻ này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *