GIẢI THÍCH KHOA HỌC CHO CHIẾN DỊCH A TRONG GODZILLA MINUS ONE THÌ NHƯ NÀO NHỈ?

Tôi không hiểu tại sao chiến dịch A lại có thể hoạt động hiệu quả! Các nhà giỏi vật lý ơi, giúp tôi với!
Theo cách mà Tiến sĩ Kenji Noda giải thích, họ sẽ phủ bao quanh Godzilla một lớp bọt khí để cách ly cơ thể Godzilla với nước biển, do đó ngăn cản lực nổi để nâng nó lên. Tuy nhiên, chẳng phải nó sẽ giống như mặc một chiếc áo phao, trong đó chu vi ngoài của cơ thể Godzilla cuối cùng sẽ chiếm chỗ một lượng nước lớn hơn và do đó nhận được lực nổi thậm chí còn cao hơn để nâng nó lên mặt nước? Ngoài ra, tại sao nó cần phải là khí freon chứ không phải bất kỳ loại khí nào khác? Ngoài ra, khi họ quan sát mặt nước chỗ Godzilla đang chìm từ các tàu khu trục, tại sao không có dòng bong bóng liên tục nổi lên trên mặt nước?


Bạn nên tra google một trong những giả thuyết tại sao máy bay và tàu thủy được cho là đã chìm xuống đáy đại dương ở khu vực Tam giác quỷ Bermuda. Một trong các giả thuyết cho rằng là các túi bong bóng từ đáy biển làm gián đoạn sức căng của nước và khiến vật thể chìm xuống. Đó là giả thuyết hợp lý giải thích điều mà có thể xảy ra và đó là những gì họ đã làm với Godzilla trong bộ phim.


Nó không phủ lên bề mặt của Godzilla, nó chỉ bao quanh con quái vật nên áp lực nước không có tác dụng lên nó.
Tương tự như khi so sánh con dao lạnh và con dao nóng cắt xuyên qua khối bơ.
Các bong bóng khí freon hoạt động như một rào cản để áp lực nước xung quanh không thể tác động lên Godzilla theo bất kỳ cách nào.


Về mặt khoa học.
Chiến dịch A có thể nhấn chìm Godzila xuống biển, nhưng thực tế nó chỉ chìm được 10 mét hoặc vài chục mét. Đó là vì thể tích của bọt sẽ nhỏ hơn khi áp suất nước tăng lên.


Tuy nhiên, với nguồn cung cấp khí freon vô hạn, bạn có thể nhấn chìm Godzilla xuống đáy đại dương đấy.


Khi xem phim, tôi đã nghĩ rằng khí freon bằng cách nào đó đang “hóa lỏng” nước biển giống như bạn có thể hóa lỏng một lớp cát, nhưng điều đó không có nhiều ý nghĩa thực tiễn cho lắm. Tôi đoán bạn có thể nói rằng nó đang hóa lỏng Godzilla, khiến sức nổi của con quái vật không còn tác dụng nữa, điều này sẽ khiến nó chìm xuống đáy đại dương. Đó là cách ly Godzilla khỏi nước biển.


Trả lời: Khí freon không hoạt động như vậy nha. Ý tưởng nhấn chìm nhanh và kéo nổi Godzilla trở lại thực sự hợp lý: áp suất thay đổi khoảng 1 atm khi độ sâu tăng 10 mét. Nhưng việc khí freon làm cơ thể Godzilla chìm xuống hoàn toàn là bịa đặt của nhà làm phim thôi.
Mọi thứ trôi nổi nhờ lực nổi của chúng, đó là áp lực ép của nước đẩy lên từ xung quanh bạn. Thêm khí freon vào sẽ không có tác dụng gì nhiều vì khí sẽ bị nén xuống với áp suất tương đương với áp suất của nước biển xung quanh. Có thể có thêm một chút lực hướng xuống do freon đẩy lên trên, nhưng thực sự là không đáng kể.
Các nhà làm phim có lẽ đang tưởng tượng việc biến nước thành một khối bọt không thể giữ được trọng lượng của Godzilla, giống như xoáy nước trong lỗ thoát nước bồn tắm. nhưng điều này thực sự không phù hợp với thực tế hoặc thậm chí với những gì chúng ta thấy trong phim. Họ đã nói rằng khí freon đã cách ly con quái vật to lớn tiếp xúc với nước, nhưng không phải sự tiếp xúc đó khiến bạn nổi mà chính là áp suất của nước và áp suất thì đẩy mọi thứ.


Cám ơn nha. Cuối cùng thì cũng đã ai đó giải thích hợp lý.


Điều khiến khiến tôi thắc mắc hơn là tại sao họ lại kéo nổi con quái vật lên?


TLDR: Họ đã khiến con quái vật bị bệnh giảm áp (decompression sickness) bằng cách kéo ngược lên khỏi vùng nước rất sâu, nơi áp suất thay đổi nhanh chóng sẽ khiến các tế bào của nó về cơ bản là nổ tung.
Vì vậy, sự thay đổi áp suất nhanh chóng có thể giết chết nó nếu lượng nước khổng lồ chưa được bù đắp. Về cơ bản, họ đã khiến cho nó bị một thứ gọi là “bệnh giảm áp” (tôi nghĩ đó là tên gọi của nó) hay còn được gọi là “The Bends”. Cái này là có thiệt nha. Về cơ bản, sự thay đổi áp suất từ việc bị nén bởi trọng lượng nước đến được giải phóng khỏi trọng lượng nước khiến tế bào của nó nổ tung. Nó có tác dụng một phần trong phim, đó là lý do tại sao da của nó nhìn gần như nổ mủ, chảy dịch khi nó nổi lên lại mặt biển (các tế bào da của nó đã bong tróc ra khá nhiều). Việc chuyển từ từ vùng nước sâu sang vùng nước nông là điều giúp ngăn cản bệnh này xảy ra vì cơ thể bạn có thời gian để điều chỉnh tương thích áp suất.
Ở thực tế ngoài đời, thợ lặn phải đi vào buồng áp suất để dần dần đưa họ trở lại áp suất bình thường. Một ví dụ khá phổ biến nhưng cũng khá buồn này là trường hợp của cá giọt nước (blobfish). Cá giọt nước thường nhìn trông không giống hình dáng giọt nước màu hồng mà ta thường thấy trong ảnh chụp, mà thay vào đó trông giống một loài cá bình thường hơn với kết cấu bằng đá và da màu xám đá. Nó sống sâu dưới đáy biển. Khi được đưa lên mặt nước, nó bị bệnh giảm áp và về cơ bản tất cả các tế bào của nó sẽ phát nổ và nó biến thành phiên bản hình giọt nước màu hồng mà ta thường thấy. Những bức ảnh đó rất dễ nhận biết vì nó trông giống như một khối nhão màu hồng nhưng lý do khiến nó trông giống như vậy là vì về cơ bản nó đã bị hành ra bã bởi bệnh giảm áp.
Tôi nghĩ đó là một cách hay để nỗ lực giết Godzilla thay vì dùng bom hay thuốc tiêm. Đó là một giải pháp cơ học thực tiễn chứ không mang tính hủy diệt như bom hay khoa học như chất làm lạnh trong Shin Godzilla.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *