Tôi không biết liệu ai sẽ cần nghe những lời này, nhưng việc trở thành kiểu người như vậy sẽ khiến cho bạn không đạt được nhiều điều trong cuộc sống. Khi một người nhút nhát, họ sẽ không thể biến ước mơ của mình trở thành hiện thực bởi vì họ chưa bao giờ dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Điều này cũng áp dụng tương tự cho nhiều thứ khác. Đừng nhẫm lẫn nó với sự hướng nội. Những người tự tin sẽ chiến thắng trong game đời trong khi người nhút nhát thì không. Nên là, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và làm những điều bạn cảm thấy sợ hãi, bởi vì ít nhất nó còn tốt hơn việc phải đau khổ khi nghĩ về thành công mà không đạt được.
Nhưng làm sao để tui có thể ngừng nhút nhát đây ;-;
Luyện tập thôi. Bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt trước. Khi còn bé, tui từng rất sợ hãi khi gọi điện thoại đặt pizza. Bây giờ á, tui có thể hành động ngớ ngẩn trước mặt bất cứ người nào và chẳng quan tâm gì cả. Đến một lúc nào đó, ông sẽ chỉ đơn giản là ngừng bận tâm đến việc mọi người nghĩ gì, bởi vì ông nhận ra mình việc làm hài lòng tất cả là điều không thể. Nhưng ông phải thực hành mỗi ngày. Hãy làm ít nhất một điều mà ông sợ sệt không dám thử ấy, mỗi ngày.
Có nhiều cách lắm, nhưng đây là cách mà tôi thấy có hiệu quả với tôi:
Bước 1: Tự nhận thức
Ông cần nhận biết những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác cơ thể của mình khi ông đang cảm thấy sợ sệt. Ông có thể nhận thức được điều này bằng cách suy nghĩ lại về những khoảnh khắc mà ông cảm thấy nhút nhát, đồng thời cố gắng chú ý hơn trong những tình huống thực tế. Cũng phải mất kha khá thời gian đấy.
Bước 2: Đồng cảm
Một khi ông nhận thức được suy nghĩ của mình, ông sẽ có thể cố gắng thay đổi chúng. Thông thường, cơ thể, cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta đều được kết nối với nhau, và việc thay đổi suy nghĩ thường cách là dễ dàng nhất. Cách tốt nhất ông có thể làm là đồng cảm với chính mình. Hãy coi bản thân như một người bạn, và ông chính là người truyền động lực cho chính mình. Hãy sử dụng mọi cách để nói những điều tử tế và tốt đẹp với chính bản thân.
Tôi từng là một người lo lắng khi tham gia các cuộc họp. Suy nghĩ của tôi thường là kiểu, “Nếu mình nói điều gì ngu ngốc thì sao? Nếu mình không biết phải nói gì thì sao? Nếu họ nghĩ mình ngu ngốc và không giỏi công việc của mình thì sao?” Và ti tỉ những thứ khác. Để chống lại chúng, tôi sẽ tự nói với bản thân những điều như: “Mọi người đều cảm thấy lo lắng trước các cuộc họp! Điều này hoàn toàn bình thường. Ngay cả khi mình không biết điều gì là đúng để nói, thì các đồng nghiệp đều ở đó để hỗ trợ mình. Họ cũng hiểu rằng đôi khi những cuộc họp này rất khó khăn. Mình biết, mình có thể xử lý mọi thử thách, cho nên đừng lo lắng quá!”
Ừm thì, lần đầu tiên sẽ không thực sự giúp ích được gì nhiều. Lần thứ sẽ làm bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn. Lần thứ 50, tôi hầu như không nhận thấy mình nói gì cả, bởi vì giọng nói thường hét lên với tôi rằng tôi sẽ thất bại nay đã trở nên nhỏ bé hơn rất nhiều, bởi vì nó nhận ra rằng những lo lắng đó thực sự không thành vấn đề gì cả.
Bước 3: Lặp đi lặp lại.
Đây là một quá trình liên tục. Hãy tiếp tục nhận thức rõ những gì ông nghĩ và cảm nhận, đồng thời hãy thấu cảm với bản thân như một người bạn nhiều hơn. Khi ông tiếp tục quá trình này trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, ông sẽ thấy mình bớt nhút nhát hơn rất nhiều. Đó là một hành trình dài và cần nhiều cố gắng, cũng giống như việc nâng tạ vậy. Hãy nhớ rằng, ông đã dành nhiều năm để rụt rè và sẽ mất thời gian để kéo bản thân ra khỏi hố sâu ông đã rơi vào.
Đó là những gì tôi làm. Mất khoảng 6 năm để tôi không còn coi mình là người nhút nhát, và hơn hết là để có niềm tin vào bản thân. Dĩ nhiên, vẫn sẽ luôn có những ngày tôi nghi hoặc chính mình. Nhưng miễn là tôi vẫn đang nỗ lực để tôn vinh chính mình, tôi vẫn có thể tự hào.
(Cảm ơn ông chắc là giờ thì tôi khỏi rồi)
cHỉ CầN ĐừNg cÓ nGại NgÙng lÀ đƯợc
Ồ đấy. Tôi phát mệt với mấy cái kiểu đơn giản hóa giải pháp cho một vấn đề lắm rồi. Ừ phải, dĩ nhiên tôi ghét việc mình là một thằng pu sì nhút nhát ngại ngùng lắm chứ, tôi cũng muốn thay đổi lắm. Nếu mà mọi thứ chỉ đơn giản kiểu “đừng ngại nữa”, thì ông nghĩ mọi người sẽ không làm như vậy sao?
Nếu dễ thế thì tôi đã làm lâu rồi
Chuẩn rồi, chưa kể đến việc một số người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần khiến mọi thứ khó khăn hơn gấp 100 lần về mặt này. Chẳng hạn như rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder), rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorder) hoặc rối loạn nhân cách tránh né phụ thuộc (Avoidant Personality Disorder). Điều đó không có nghĩa là mọi người không thể cải thiện hoặc nỗ lực, nhưng cái post này hoàn toàn thiếu đi những lời khuyên thực tế hoặc thậm chí là sự động viên. Ngay cả theo kiểu khuyến khích nghiêm khắc (tough-love), thì bài post này cũng thật vô giá trị. Tôi có thể đảm bảo với ông thớt, hầu hết những người mắc các vấn đề này đều HIỂU RÕ rằng họ đang bỏ lỡ những điều gì. Để đạt được tiến bộ đòi hỏi một hành trình dài, phức tạp hơn nhiều so với phương châm “just do it” mà ông đang nói.
OP có nói thế đâu, tôi chẳng hiểu mấy ông lôi đâu ra quan điểm tiêu cực như này?
“Nếu bạn nhút nhát, bạn sẽ thất bại”
“Những người tự tin sẽ thành công trong cuộc sống, còn những người nhút nhát thì không”
“Vì vậy, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và chỉ cần làm những gì khiến bạn sợ hãi”
Đây không hẳn là những lời động viên khích lệ. Nếu tôi có thể loại bỏ sự nhút nhát của mình, tôi đã làm điều đó từ rất lâu rồi. Những gì bài post này nói không giúp ích gì cả, ông thớt chỉ nói những điều hiển nhiên và nói rằng chúng ta sẽ thất bại nếu như không tự tin.