Em phát ngán lên với việc nhìn thấy mấy cái câu như này: “Ôi dổ ôi bồ tôi xem trộm điện thoại tôi” hoặc là “Sao anh người yêu tôi không cho tôi biết mật khẩu nhề?”, rồi là “Tao mới kiểm tra Snapchat của bồ xem bồ tao có chung thủy với tao thật không”. Ôi vãi cả xoài, sao thở ra được mấy câu nhảm nhí thế, cứ như chuyện của tụi con nít ấy.
Cơ mà trước hết, sao mấy méng bị kiểm tra điện thoại cứ luôn bị đối phương mặc định áp cái suy nghĩ là mấy méng ấy là kẻ gian dối ấy nhỉ? Kì cục vãi đúng không cả nhà? Mấy bà nghĩ người ta đang lừa dối mình thì sao không cho người ta cuốn xéo luôn đi?
Cá nhân em thấy việc kiểm tra điện thoại chỉ phù hợp cho cái bọn mà đang trong độ tuổi cần quản thúc thôi, kiểu như trẻ vị thành niên hoặc cái ngưỡng gần đôi mươi ấy. Đặt giả thiết nếu mà em đang trong mối quan hệ hoặc thậm chí là kết hôn rồi nhé, thì em cũng còn lâu mới cho người ta biết mật khẩu luôn. Biết tại sao không? Vì đấy là sở hữu của em, người khác không có quyền gì hết trơn á.
Trong máy em đầy video với ảnh kỳ quặc, mấy cái ghi chú với ứng dụng cũng đều chứa mấy thứ vớ vẩn mà chỉ em mới hiểu. Nếu mà người khác nhìn thấy mấy cái thứ đấy của em thì em sẽ xấu hổ vờ lờ, đó là quyền riêng tư của em mà. Sao người ta cứ làm như kiểu điện thoại của người khác chỉ có mỗi mấy cái trang mạng xã hội vậy? Đầy người dùng điện thoại cho mục đích cá nhân của họ chứ bộ.
Và nhé, em phát chán với việc nghe mấy câu tranh luận “Ơ nhưng mà chẳng may có tình huống nguy cấp xảy ra và tụi tôi cần biết mật khẩu điện thoại để gọi cấp cứu thì sao?” Dổ ôi xin đấy, gọi 911 thì có cần mật khẩu đâu hả giời, và trong trường hợp em chưa chết nhăn răng ra đấy luôn thì cũng đâu cần phải gọi cho ai khác đâu.
Edit: Nếu bài đăng này vẫn còn hoạt động thì nghĩa là em vẫn chưa thay đổi quan điểm của mình đâu. Em nghĩ chắc mình phải có một mối quan hệ nào sâu sắc lắm thì em mới có thêm kinh nghiệm về việc này. Chắc là sẽ thú vị đấy, dù sao thì cảm ơn cả nhà iu đã trả lời nhé.
Ờm, tôi thì sẽ không cân nhắc đến việc yêu người mà không đủ tín để tôi có thể cho họ xem những thứ có trong máy mình đâu.
Tôi thấy việc mọi người giấu những gì có trong điện thoại họ hầu hết là do họ đang thực sự lừa dối đối phương, hoặc bản thân họ không phải là kiểu người mà đối phương đã nghĩ.
Quan điểm của bác đối với tôi là một red flag to đoành luôn, tôi không nghĩ tôi sẽ ở cạnh người mà có quan điểm như bác đâu, kiểu gì cũng toang.
Ô mà đám bạn của tôi đầy người biết mật khẩu máy tôi. Khá là chắc kèo có đến tá người có thể mở máy tôi nếu chúng nó muốn luôn. Ngược lại, tôi cũng có thể vào xem điện thoại của hầu hết bọn nó ấy. Tôi có đám bạn trọn chữ tín, vẹn niềm tin bác ạ.
Tôi nghĩ không hẳn là kiểu “gian dối” mà bác đang ám chỉ đâu. Tôi không cần săm soi thư từ hay tin nhắn của người khác, cũng không có nhu cầu kiểm tra snapchat hay ảnh, cũng chẳng cần lục lọi lịch sử tìm kiếm của họ. Cơ bản là vì nếu mà người khác đã cho mình xem điện thoại người ta thì đã là dấu hiệu rõ ràng để tôi có thể tin tưởng họ rồi, vì họ chẳng có gì phải giấu giếm mình ấy.
Mấy người mà ố dề về cái việc cỏn con này thì hay tự lừa mình bằng việc quá khép kín bản thân lại. Thế nên là nếu bác chẳng có gì phải giấu, thì không cần phải bận tâm.
Không hẳn là gian dối, nhưng mà mấy cái suy nghĩ xấu hoặc kỳ lạ cũng đáng chú ý đấy chứ. “Trong máy em đầy video với ảnh kỳ quặc, mấy cái ghi chú với ứng dụng cũng đều chứa mấy thứ vớ vẩn mà chỉ em mới hiểu”
Với tôi, tôi sẽ hiểu câu đấy là “Tôi có tam quan lệch lạc nên phải giấu không thể để người xung quanh biết được”. Nếu không phải là vậy thì bác cần gì quan tâm đâu.
Mà ngay cả khi không phải như vậy thì bác cũng không nên để tâm đến nó đâu. Nếu bác thực sự là một người có sức khỏe tinh thần ổn định và không có điều gì phải che giấu thì chỗ anh em tôi khuyên thật bác nên vượt qua chứng ảm ảnh này đi, không báu bở gì đâu. Bác có quyền riêng tư của mình, với lại nếu đấy là lý tưởng của bác thì bác cứ đấu tranh. Nhưng mà ở cạnh người mình yêu mà cứ hoang tưởng về việc “phải” làm thế để có được sự tin tưởng từ họ thì theo tôi đấy là con đường dẫn đến mối quan hệ thiếu lành mạnh.
Ngoài ra, nếu bác không thể tin tưởng đối phương thì sao ngay từ đầu bác lại chọn ở bên cạnh họ? Đấy cũng là con đường dẫn lối đến mối quan hệ tô xíc mà.
Thêm nữa, nếu bác không thể tin tưởng BẤT KỲ AI, thì thôi theo tôi là nên đi thăm khám xem sao. Tôi là một nhà văn cho nên cũng có những cái note nhảm nhí trong máy mình, kiểu “Nàng rơi xuống cống rồi phát hiện ra bản thân có hưng phấn với Narnia” hay “Yêu tinh tìm thấy bùa chú tăng trí thông minh, tìm cách chung sống với loài người và trở thành nhà thám hiểm”. Nó nhảm vờ lờ, nhưng kể cả nếu có ai đọc được thì tôi cũng chỉ mất có vài giây để giải thích cho họ chứ có gì đâu. Nhân tiện, ai thích ý tưởng yêu tinh của tôi thì cứ thoải mái mà xài ha.
Dài quá không thèm đọc: Việc xem điện thoại không thực sự là về việc họ muốn tìm ra chứng cứ về hành vi sai trái của ai đó, mà ngược lại, để tin tưởng hơn. Tôi tin nửa kia của mình, và họ cũng tin tôi. Tôi chưa từng có mối quan hệ nào mà việc xem điện thoại lại là một vấn đề cả. Tôi nhớ là bồ cũ tôi có mật khẩu điện thoại tôi từ buổi hẹn thứ hai hay ba gì đó. Ví dụ, trong lúc đang dở tay nấu cơm mà có người nhắn đến thì tôi cũng nhờ bồ tôi là mở ra xem rồi nhắn lại cho người ta.
Em sẽ phong bác là nhà văn vì bác nhắc lại quan điểm của mình tận 20 lần liền.
Mình nghĩ có hai thứ mà mọi người muốn giữ cho riêng mình, kể cả là có cheating hay không:
- Điều gì đó về bản thân mà họ rất rất là xấu hổ. Này có thể là thứ mà chẳng gây hại đến ai nhưng cá nhân họ vẫn rất xấu hổ nên không muốn ai biết, kể cả là người thân cận.
- Tin nhắn từ người khác mà trong đó có những bí mật mà họ tin là họ nói với đối phương thì sẽ không ai có thể biết được.
Ở trường hợp 1 thì bạn có thể lập luận là trong mối quan hệ mà cả hai hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau thì bạn sẽ chia sẻ mọi thứ cho đối phương. Đúng, nhưng mà nếu những điều xấu hổ về bản thân là hoàn toàn vô hại với người khác, thì tôi thấy cật lực che giấu cũng chẳng để làm gì.
Trường hợp 2 thì mình cũng cùng quan điểm với bạn.